Khoa học - Công nghệ
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công nghệ mới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công nghệ mới. Hiển thị tất cả bài đăng

Trong tương lai sẽ có pin được làm từ rễ cây?

vncongnghe - Từ rất nhiều năm nay, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã phát triển được nhiều công nghệ cho phép sạc pin theo một cách thân thiện với môi trường, ví dụ như sạc pin bằng sự thay đổi nhiệt độ hay độc đáo hơn là cách sạc pin từ sự lo lắng bồn chồn của chính người dùng.


Tuy nhiên, có lẽ những phương pháp đó vẫn chưa thực sự tốt bằng việc phát triển một loại pin hoàn toàn mới, sử dụng những nguồn nguyên liệu xanh thay vì các loại quặng kim loại hữu hạn như cobalt - nguyên liệu sản xuất hầu hết các loại pin hiện nay. Và đó chính là điều mà nhóm những nhà khoa học tài năng đến từ Đại học Thành phố New York, Đại học Rice và phòng thí nghiệm quân đội Mỹ đã làm được. Họ đã thành công trong việc sản xuất một loại pin Li-ion mới bằng một chất nhuộm màu đỏ chiết xuất từ rễ cây thiên thảo.

Được gọi là rose madder hay purpurin, loại chất nhuộm này trước đây được những người cổ đại dùng để nhuộm vải sang màu cam, đỏ và hồng. Một điều may mắn cho tương lai ngành công nghiệp sản xuất pin chính là những phân tử màu này chứa các nhóm carbonyl và hydroxyl để có thể trở thành một điện cực. Một yếu tố không kém quan trọng là quá trình xử lý chất nhuộm purpurin dễ dàng hơn nhiều so với các loại nguyên liệu hữu cơ khác.

Giáo sư Geogre John của Đại học thành phố New York cho biết: "Các nhóm carbonyl và hydroxyl này là các phân tử giàu electron rất dễ dàng kết hợp với lithium trong pin Li-ion". Sẽ phải mất hàng năm trời nữa mới có thể đưa sản phẩm này vào sản xuất hàng loạt nhưng chắc chắn trong tương lai, sẽ đến lúc chúng ta có thể nói rằng pin thực sự "mọc ở trên cây". Trong thời đại các loại quặng tự nhiên ngày càng khan hiếm, loại pin thân thiện với môi trường này sẽ là một hứa hẹn cho ngành sản xuất pin toàn thế giới.

Theo Genk, khoahoc.com.vn
>> Xem thêm

Smartphone có thể nhìn xuyên tường

vncongnghe - Smartphone có thể sớm được trang bị khả năng nhìn xuyên tường, nhờ vào con chip hình ảnh thế hệ mới.

Con chip mới phát ra bước sóng ở tần số THz, cho thấy hình ảnh của đồ vật bên trong - Ảnh: Caltech

Hai kỹ sư điện tử của Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) đã phát minh con chip silicon với chi phí rẻ, có khả năng phát ra sóng điện từ tần số cao, gọi là sóng terahertz (THz).

Vật thể mà con chip mới phát hiện ra trong bụng thú bông. Ảnh: Caltech

Những sóng điện từ này nằm ở khu vực phổ ít khi nào dùng đến, giữa vi sóng và bức xạ viễn hồng ngoại. Chúng có khả năng xâm nhập các vật thể mà không cần dùng đến tia X nguy hiểm, theo thông cáo báo chí của Caltech.

Khi lắp vào các thiết bị cầm tay, chúng có thể mở ra một loạt ứng dụng khác nhau trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh nội địa đến liên lạc vô tuyến và chăm sóc sức khỏe, theo website Photonics.com.

“Sử dụng công nghệ vi mạch rẻ tiền thường dùng trong việc sản xuất microchip lắp trong điện thoại di động và máy tính bảng ngày nay, chúng tôi đã tạo ra một con chip silicon có khả năng hoạt động gấp gần 300 lần tốc độ bình thường”, theo Giáo sư Ali Hajimiri của Caltech.

Ông Ali Hajimiri cho hay những con chip này sẽ cho ra đời thế hệ cảm biến đa năng mới.

Các bước sóng ở tần terahertz có thể dễ dàng xâm nhập qua các vật liệu bề mặt và bộc lộ hình ảnh của những vật thể giấu bên trong. Ứng dụng tiềm năng bao gồm phát hiện các loại thuốc, vũ khí hóa học hoặc thuốc cấm và chất nổ.

Theo TNO, Vietnamnet
>> Xem thêm

Nhật Bản phát triển loại giấy điện tử đa tính năng

vncongnghe.com - Nhật Bản mới đây phát triển loại giấy bao gồm trong mình những tính năng của màn hình, máy in và máy tính bảng cảm ứng ... Thiết bị kết hợp lade, máy chiếu cực tím và máy ảnh video cho vẽ một vòng tròn trên giấy rồi dùng máy tính để tô màu.

ảnh minh họa

Các công nghệ mới này được các kỹ sư tại Đại học Tokyo phát triển, cho phép biến tờ giấy thành màn hình tương tác đích thực.

Trên loại giấy này, con người có thể vẽ tay bằng mực chuyên dụng có tên là Frixion. Khi hơ nóng, mực trong suốt và có thể bỉ tẩy sạch nhờ lade với độ chính xác tới 0,024mm.

Thông tin đồ họa về hình vẽ lập tức được chuyển đến máy tính. Trên máy tính, người ta dễ dàng thay đổi hình dạng hình vẽ mà kết quả thì có thể thấy trên giấy ngay lập tức. Khi có máy tính trợ giúp, con người có thể vẽ hình ba chiều hoặc tô màu cần thiết.

Giấy "tương tác" thay đổi màu sắc dưới tác động của tia cực tím. Khi đó, một loại vật liệu về ảnh phủ lên giấy sẽ thúc đẩy tác động này. Ánh sáng cực tím cần thiết xuất phát từ máy chiếu tia cực tím độ phân giải 1024 x 768 pixel và trên giấy sẽ xuất hiện các bức tranh khác nhau.

Các nhà phát triển cho biết mong muốn vài người có thể cùng làm việc trên một tài liệu nhờ sử dụng giấy thông thường và việc này có thể thực hiện khi họ đang ở những lục địa khác nhau.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Công nghệ nhận diện khuôn mặt bắt đầu lan rộng

vncongnghe.com - FacebookGoogle không phải là công ty duy nhất có khả năng giám sát người dùng. Nhiều cửa hàng hiện nay đã áp dụng những công nghệ thậm chí còn đáng sợ hơn.

Theo tờ Washington Post tiết lộ, một số cửa hàng ngày nay đang sử dụng một công nghệ mới có khả năng nhận diện khuôn mặt một cách dễ dàng. Các hoạt động này được cho là phục vụ mục đích đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân được tốt hơn.


Công ty Almax SpA của Ý đã ứng dụng công nghệ có tên gọi là EyeSee với một camera tích hợp như là đôi mắt cho việc thu nhận các dữ liệu đầu vào, từ đó có thể cho biết tuổi tác, giới tính và chủng tộc của người xuất hiện trước nó. Một cửa hàng thời trang khác là Benetton cũng đã đầu tư vào hệ thống EyeSee với chi phí ước tính nhiều hơn con số 5.000 USD.

Hiện tại những công ty trực tuyến như Facebook, Google và Apple đều đã sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác định người dùng trong ảnh.

Không chỉ có những công ty nói trên, FBI hiện cũng bắt đầu chi ra số tiền lên đến 1 tỉ USD cho hệ thống nhận dạng sinh trắc học (Next Generation Identification - NGI) với một cơ sở dữ liệu người dùng rộng lớn, khả năng quét các mẫu DNA, ghi âm giọng nói, dấu vân tay,... được thu thập từ hơn 100 triệu người dân Mỹ. Mục tiêu của hệ thống này chính là giúp việc xác định và bắt bọn tội phạm trở nên dễ dàng hơn.

FBI đã triển khai thí điểm chương trình tại một số tiểu bang tại Mỹ và dự kiến sẽ triển khai một cách đầy đủ vào năm 2014. Theo FBI, với lượng cơ sở dữ liệu của mình (ít nhất 12 triệu ảnh khuôn mặt), cơ quan này có thể phát hiện một cách nhanh chóng bọn tội phạm. Rõ ràng đây là một chủ đề rất nhạy cảm.

Facebook khi tung ra tính năng nhận diện khuôn mặt của mình vào giữa năm 2011 đã cho rằng điều này sẽ giúp người dễ dàng gắn tag ảnh bạn bè và các thành viên trong gia đình, tuy nhiên nhiều nhóm bảo mật đã cho rằng Facebook có thể đã thực hiện hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân mà không cần sự cho phép của người dùng.

Việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt đã nêu ra mối quan tâm tới những người dùng ủng hộ quyền riêng tư và một số nhà lập pháp. Trong tháng 7, Thượng nghị sĩ Al Franken của đảng Dân chủ (Mỹ), cho biết hệ thống pháp luật đó có thể là cần thiết để hạn chế các thực thể khác nhau trong việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt.

Theo TTCN, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Công nghệ lắc điện thoại để sạc pin

vncongnghe - Công nghệ lắc để sạc điện thoại đã trở thành hiện thực. Trước đây, khi một người đưa ra ý tưởng sạc điện thoại bằng cách lắc thiết bị trong một vài phút nghe có vẻ viển vông nhưng hiện tại, các nhà khoa học đã biến điều này thành hiện thực.

ảnh minh họa

Theo đó, bằng cách sử dụng các vật liệu áp điện, năng lượng tạo ra do các rung động và chuyển động sẽ được chuyển đổi thành điện áp.

Các nhà khoa học tại Virginia Techm, đứng đầu là Shashank Priya đang thử nghiệm với oxit kẽm, có tính chất áp điện rất tốt. Oxit kẽm có thể chuyển đổi áp lực vật lý và rung động thành năng lượng, đồng nghĩa với việc nó có thể hỗ trợ cho khả năng sạc pin. Các thí nghiệm cho thấy rằng phương pháp này có thể cung cấp khoảng 50 mV điện áp trong điều kiện thuận lợi.

Tuy nhiên, nguồn điện này quá nhỏ và khó có thể sạc đầy pin điện thoại. Nhưng bù lại, trong một số tình huống khẩn cấp, đây sẽ là cứu cánh cần thiết giúp người dùng có đủ pin để thực hiện một cuộc gọi hay gửi vài email quan trọng.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Trả tiền qua dấu vân tay

VNC - Công ty Leroy Merlin - Pháp đã áp dụng thử nghiệm cách thanh toán mới nhờ vào thiết bị kỹ thuật sinh trắc học nhận biết dấu vân tay khách hàng đặt tại các cửa hàng của mình ở hai thành phố Villeneuve d’ Ascq và Angoulême (ảnh).


Chương trình này bắt đầu từ cuối tháng 10/2012 và sẽ kéo dài trong 6 tháng với sự bảo trợ của Công ty Tài chính Natural Security đóng tại thành phố Lille.

Theo tạp chí Le Nouvel Observateur, muốn được chi trả bằng dịch vụ này, khách hàng phải đăng ký trước dấu vân tay và thẻ tín dụng tại một số nơi giao dịch của ngân hàng tham gia đợt thử nghiệm là Banque Accord.

Giám đốc điều hành Natural Security, ông Cedric Hozane, thông báo: “Công nghệ của chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như mua sắm tại cửa hàng và trên mạng, giao dịch với ngân hàng…”. Trang tin ở Mỹ Finextra cho biết Công ty Discover Financial Services đã đồng ý cộng tác với Natural Security thực hiện chương trình thử nghiệm như vậy tại Mỹ trong thời gian tới.

Theo NLĐ
>> Xem thêm

Màn hình nhỏ nhất thế giới có độ phân giải Ultra HD

VNC - Công ty Ortus Technology của Nhật vừa ra mắt một chiếc màn hình nhỏ nhất thế giới hỗ trợ độ phân giải Ultra HD.

Ảnh minh họa

Thiết bị này có màn hình 9,6-inch, hỗ trợ độ phân giải gốc 3840 x 2160 (4K, hay có tên mới là Ultra HD), mật độ điểm ảnh đạt mức 458ppi, một con số cao kỉ lục đối với một màn hình được thiết kế cho thiết bị di động. Ngay cả tấm nền màn hình 5 inch Full-HD của LG dùng trên chiếc HTC Butterfly J cũng chỉ có mật độ điểm ảnh 440ppi. Ortus nói rằng sản phẩm của họ có góc nhìn 160 độ (thấp hơn 18 độ so với các màn hình LCD tấm nền IPS).

Màn hình 4K này sẽ bắt đầu giao mẫu đến tay các nhà sản xuất vào tháng sau, tuy nhiên chưa rõ giá của sản phẩm này là bao nhiêu. Về mặt ứng dụng, Ortus đề xuất sử dụng màn hình 4K của mình trong các thiết bị video chuyên nghiệp, thiết bị y tế, máy móc truyền hình và những lĩnh vực khác yêu cầu độ phân giải cao nhưng vẫn phải đảm bảo tính nhỏ gọn. Ortus cũng sẽ trình diễn màn hình nói trên tại triển lãm Electronica 2012 diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 11.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Màn hình nhỏ nhất thế giới có độ phân giải Ultra HD

VNC - Công ty Ortus Technology của Nhật vừa ra mắt một chiếc màn hình nhỏ nhất thế giới hỗ trợ độ phân giải Ultra HD.

Ảnh minh họa

Thiết bị này có màn hình 9,6-inch, hỗ trợ độ phân giải gốc 3840 x 2160 (4K, hay có tên mới là Ultra HD), mật độ điểm ảnh đạt mức 458ppi, một con số cao kỉ lục đối với một màn hình được thiết kế cho thiết bị di động. Ngay cả tấm nền màn hình 5 inch Full-HD của LG dùng trên chiếc HTC Butterfly J cũng chỉ có mật độ điểm ảnh 440ppi. Ortus nói rằng sản phẩm của họ có góc nhìn 160 độ (thấp hơn 18 độ so với các màn hình LCD tấm nền IPS).

Màn hình 4K này sẽ bắt đầu giao mẫu đến tay các nhà sản xuất vào tháng sau, tuy nhiên chưa rõ giá của sản phẩm này là bao nhiêu. Về mặt ứng dụng, Ortus đề xuất sử dụng màn hình 4K của mình trong các thiết bị video chuyên nghiệp, thiết bị y tế, máy móc truyền hình và những lĩnh vực khác yêu cầu độ phân giải cao nhưng vẫn phải đảm bảo tính nhỏ gọn. Ortus cũng sẽ trình diễn màn hình nói trên tại triển lãm Electronica 2012 diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 11.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Apple chế tạo thiết bị mới dùng sợi carbon siêu nhẹ

VNC - Trang tin Macotakara của Nhật Bản đã tiết lộ rằng, Apple đang chế tạo một mẫu sản phẩm làm từ sợi carbon siêu nhẹ.

ảnh minh họa

Loại vật liệu này do một công ty của Nhật cung cấp, và phía “Quả táo” vẫn đang xem xét là liệu vật liệu mới có phù hợp để dùng trên những thiết bị thế hệ kế tiếp hay không.

Trang thông tin AppleInsider lưu ý thêm rằng, gần đây nhà sản xuất iPhone và iPad đã tỏ ra quan tâm tới lĩnh vực vật liệu sợi carbon, thể hiện qua những nội dung xin cấp bằng sáng chế của họ.

Điều đó có nghĩa là trong tương lai, thị trường hoàn toàn có thể đón nhận một sản phẩm laptop, tablet hay smartphone mang thương hiệu "Quả táo" được “chế” từ vật liệu siêu nhẹ.

Tuần trước, hãng NEC cũng vừa khuấy động lĩnh vực thiết bị cầm tay có trọng lượng “như không,” bằng việc ra mắt sản phẩm máy tính bảng 7-inch làm từ sợi carbon. Chiếc tablet này chỉ nặng có 249 gr, tức là nhẹ hơn đáng kể so với cả Amazon Kindle Fire HD và Google Nexus 7.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Apple chế tạo thiết bị mới dùng sợi carbon siêu nhẹ

VNC - Trang tin Macotakara của Nhật Bản đã tiết lộ rằng, Apple đang chế tạo một mẫu sản phẩm làm từ sợi carbon siêu nhẹ.

ảnh minh họa

Loại vật liệu này do một công ty của Nhật cung cấp, và phía “Quả táo” vẫn đang xem xét là liệu vật liệu mới có phù hợp để dùng trên những thiết bị thế hệ kế tiếp hay không.

Trang thông tin AppleInsider lưu ý thêm rằng, gần đây nhà sản xuất iPhone và iPad đã tỏ ra quan tâm tới lĩnh vực vật liệu sợi carbon, thể hiện qua những nội dung xin cấp bằng sáng chế của họ.

Điều đó có nghĩa là trong tương lai, thị trường hoàn toàn có thể đón nhận một sản phẩm laptop, tablet hay smartphone mang thương hiệu "Quả táo" được “chế” từ vật liệu siêu nhẹ.

Tuần trước, hãng NEC cũng vừa khuấy động lĩnh vực thiết bị cầm tay có trọng lượng “như không,” bằng việc ra mắt sản phẩm máy tính bảng 7-inch làm từ sợi carbon. Chiếc tablet này chỉ nặng có 249 gr, tức là nhẹ hơn đáng kể so với cả Amazon Kindle Fire HD và Google Nexus 7.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Đất trong suốt như thủy tinh

VNC - Một loại đất nhân tạo trong suốt cho phép con người quan sát hoạt động của rễ cây và vi khuẩn trên rễ.

Lionel Dupuy, một nhà sinh học làm việc tại Viện James Hutton tại Scotland, nảy ra ý tưởng chế tạo vật liệu nhân tạo có tính chất giống đất để tìm hiểu những bí mật của rễ cây, Discovery đưa tin. Khả năng quan sát hoạt động của rễ cây sẽ giúp các nhà sinh học, hóa học và vật lý nâng cao năng suất cây trồng và tìm ra những cách để ngăn chặn những bệnh có nguồn gốc từ thực vật.

Rễ cây hiện rõ trong hai bình đựng đất trong suốt.

“Đất trong suốt” của Dupuy thực ra là một loại vật liệu mà ông gọi là Nafion. Người ta có thể tác động tới hợp chất này để nó mô phỏng những phản ứng hóa học trong đất. Ban đầu Nafion không phải là vật liệu trong suốt, nhưng khi tiếp xúc với một loại dung dịch đã được pha chế theo công thức, những phân tử trong dung dịch sẽ bẻ cong ánh sáng khiến dung dịch trở nên trong suốt.

Dupuy và các đồng nghiệp dùng Nafion để phân tích cách thức tương tác giữa rễ cây rau diếp và E. coli, một nhóm vi khuẩn có thể gây hại cho người. Bằng cách cấy một gene có khả năng sinh ra protein phát quang của loài sứa vào vi khuẩn E. coli, nhóm nghiên cứu có thể quan sát quá trình sống của chúng trên rễ cây.

“Giới khoa học chưa thực sự hiểu rõ E. coli xuất hiện trong chuỗi thức ăn, đặc biệt là nông sản tươi sống bằng cách nào. Nếu hiểu rõ hơn quá trình xâm lấn rễ rau diếp của vi khuẩn này, chúng tôi có thể tìm ra những biện pháp ngăn chặn sự lây lan của chúng trong chuỗi thức ăn”, Dupuy nói.

Nhóm vi khuẩn E. coli sống trong ruột người và động vật. Phần lớn chúng vô hại, nhưng một số chủng có thể gây tiêu chảy, rối loạn máu, suy thận và thậm chí tử vong. Con người có thể nhiễm E. coli do tiếp xúc với phân người và động vật, nước nhiễm khuẩn, thịt động vật chưa chín.

Theo vnexpress.net, khoahoc.com.vn
>> Xem thêm

Đất trong suốt như thủy tinh

VNC - Một loại đất nhân tạo trong suốt cho phép con người quan sát hoạt động của rễ cây và vi khuẩn trên rễ.

Lionel Dupuy, một nhà sinh học làm việc tại Viện James Hutton tại Scotland, nảy ra ý tưởng chế tạo vật liệu nhân tạo có tính chất giống đất để tìm hiểu những bí mật của rễ cây, Discovery đưa tin. Khả năng quan sát hoạt động của rễ cây sẽ giúp các nhà sinh học, hóa học và vật lý nâng cao năng suất cây trồng và tìm ra những cách để ngăn chặn những bệnh có nguồn gốc từ thực vật.

Rễ cây hiện rõ trong hai bình đựng đất trong suốt.

“Đất trong suốt” của Dupuy thực ra là một loại vật liệu mà ông gọi là Nafion. Người ta có thể tác động tới hợp chất này để nó mô phỏng những phản ứng hóa học trong đất. Ban đầu Nafion không phải là vật liệu trong suốt, nhưng khi tiếp xúc với một loại dung dịch đã được pha chế theo công thức, những phân tử trong dung dịch sẽ bẻ cong ánh sáng khiến dung dịch trở nên trong suốt.

Dupuy và các đồng nghiệp dùng Nafion để phân tích cách thức tương tác giữa rễ cây rau diếp và E. coli, một nhóm vi khuẩn có thể gây hại cho người. Bằng cách cấy một gene có khả năng sinh ra protein phát quang của loài sứa vào vi khuẩn E. coli, nhóm nghiên cứu có thể quan sát quá trình sống của chúng trên rễ cây.

“Giới khoa học chưa thực sự hiểu rõ E. coli xuất hiện trong chuỗi thức ăn, đặc biệt là nông sản tươi sống bằng cách nào. Nếu hiểu rõ hơn quá trình xâm lấn rễ rau diếp của vi khuẩn này, chúng tôi có thể tìm ra những biện pháp ngăn chặn sự lây lan của chúng trong chuỗi thức ăn”, Dupuy nói.

Nhóm vi khuẩn E. coli sống trong ruột người và động vật. Phần lớn chúng vô hại, nhưng một số chủng có thể gây tiêu chảy, rối loạn máu, suy thận và thậm chí tử vong. Con người có thể nhiễm E. coli do tiếp xúc với phân người và động vật, nước nhiễm khuẩn, thịt động vật chưa chín.

Theo vnexpress.net, khoahoc.com.vn
>> Xem thêm

Hitachi nghiên cứu thành công thẻ nhớ thủy tinh thạch anh siêu bền

VNC - Tin từ AFP cho biết, hãng điện tử Hitachi vừa nghiên cứu thành công cách thức lưu trữ dữ liệutrên vật liệu thủy tinh thạch anh. Đây là công nghệ lưu trữ dưới dạng nhị phân bằng cách tạo ra các chấm dữ liệu bên trong các tấm thủy tinh thạch anh mỏng và thông tin sẽ được đọc thông qua kính hiển vi quang học. Được biết nguyên mẫu hiện tại là một thẻ nhớ được tạo bởi bốn lớp thủy tinh thạch anh kích thước 2 cm vuông, dày 2 mm chứa các chấm dữ liệu - với khoảng 40MB thông tin trên mỗi inch vuông. Đặc biệt, thẻ nhớ trên được đánh giá là siêu bền nhờ khả năng chống thấm nước, không bị ảnh hưởng bởi sóng radio và hóa chất; đồng thời chúng có thể chịu được nhiệt độ lên đến 1.000 độ C trong vòng 2 tiếng mà không bị hư hỏng. Hiện Hitachi chưa có ý định áp dụng công nghệ trên vào các sản phẩm thương mại mà trong tương lai chúng sẽ được sản xuất dùng thử cho các cơ quan chính phủ, viện bảo tàng.

Thẻ nhớ làm từ thủy tinh thạch anh

Được biết hồi tháng 8 năm ngoái, các nhà khoa học tại Đại học Southampton (Anh) cũng đã chế tạo ra một loại thẻ nhớ từ thủy tinh thạch anh nguyên chất. Chiếc thẻ nhớ này có thể chứa được 50GB dữ liệu với kích thước chỉ bằng màn hình điện thoại. Dữ liệu trong thẻ nhớ thủy tinh gần giống như dữ liệu trong các sợi quang học, chúng được viết, xóa hay ghi đè lên trong thẻ nhớ bằng tia laser và có thể đọc bằng bộ tách sóng quang.

Nguồn: Tomshardware, Internet, Tinhte.vn
>> Xem thêm

Hitachi nghiên cứu thành công thẻ nhớ thủy tinh thạch anh siêu bền

VNC - Tin từ AFP cho biết, hãng điện tử Hitachi vừa nghiên cứu thành công cách thức lưu trữ dữ liệutrên vật liệu thủy tinh thạch anh. Đây là công nghệ lưu trữ dưới dạng nhị phân bằng cách tạo ra các chấm dữ liệu bên trong các tấm thủy tinh thạch anh mỏng và thông tin sẽ được đọc thông qua kính hiển vi quang học. Được biết nguyên mẫu hiện tại là một thẻ nhớ được tạo bởi bốn lớp thủy tinh thạch anh kích thước 2 cm vuông, dày 2 mm chứa các chấm dữ liệu - với khoảng 40MB thông tin trên mỗi inch vuông. Đặc biệt, thẻ nhớ trên được đánh giá là siêu bền nhờ khả năng chống thấm nước, không bị ảnh hưởng bởi sóng radio và hóa chất; đồng thời chúng có thể chịu được nhiệt độ lên đến 1.000 độ C trong vòng 2 tiếng mà không bị hư hỏng. Hiện Hitachi chưa có ý định áp dụng công nghệ trên vào các sản phẩm thương mại mà trong tương lai chúng sẽ được sản xuất dùng thử cho các cơ quan chính phủ, viện bảo tàng.

Thẻ nhớ làm từ thủy tinh thạch anh

Được biết hồi tháng 8 năm ngoái, các nhà khoa học tại Đại học Southampton (Anh) cũng đã chế tạo ra một loại thẻ nhớ từ thủy tinh thạch anh nguyên chất. Chiếc thẻ nhớ này có thể chứa được 50GB dữ liệu với kích thước chỉ bằng màn hình điện thoại. Dữ liệu trong thẻ nhớ thủy tinh gần giống như dữ liệu trong các sợi quang học, chúng được viết, xóa hay ghi đè lên trong thẻ nhớ bằng tia laser và có thể đọc bằng bộ tách sóng quang.

Nguồn: Tomshardware, Internet, Tinhte.vn
>> Xem thêm

"Mắt thần" điều khiển máy tính bảng

VNC - Tobii đang cộng tác cùng NTT DoCoMo phát triển dòng máy tính bảng có khả năng điều khiển bằng cử chỉ giống như hệ thống mắt thần Kinect của microsoft.


Hãng công nghệ Tobii của Thụy Điển là một trong những thương hiệu nổi tiếng khi nói đến các loại sản phẩm sử dụng công nghệ điều khiển bằng mắt. Công ty đang hợp tác với nhà mạng NTT DoCoMo của Nhật Bản để tạo ra mẫu máy tính bảng đầu tiên trên thế giới được điều khiển thông qua đôi mắt của người dùng và máy sẽ có tên gọi Tobii ibeam.

Hiện Tobii ibeam chỉ mới là phiên bản "concept" và dự kiến hai công ty sẽ mang nguyên mẫu máy tính bảng này đến Tokyo để thử nghiệm trong tuần đầu tiên của tháng 10.

Điều khiển thiết bị thông qua cử chỉ của đôi mắt

Với sự giúp đỡ từ hệ thống Eye-tracking, người dùng có thể tương tác với giao diện của máy tính bảng ibeam thật đơn giản thông qua sự chuyển động của đôi mắt. Đây cũng được xem là một dự án lớn giúp cho những người khuyết tật hoặc nhiều trường hợp bất tiện khi dùng máy tính bảng như hiện nay.

Henrik Eskilsson - CEO của Tobii cho biết, "Đây là một bước tiến khá thú vị mà công ty chúng tôi đã ấp ủ và theo đuổi trong suốt thời gian qua, một thế giới với hàng loạt các thiết bị số được điều khiển thông qua mắt thường. Chúng tôi rất vui và lấy làm vinh dự khi ngày càng có nhiều hãng điện tử nổi tiếng cùng chung vai sát cánh với dự án này."

Video giới thiệu về hệ thống Eye-tracking:



Theo The Box, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

"Mắt thần" điều khiển máy tính bảng

VNC - Tobii đang cộng tác cùng NTT DoCoMo phát triển dòng máy tính bảng có khả năng điều khiển bằng cử chỉ giống như hệ thống mắt thần Kinect của microsoft.


Hãng công nghệ Tobii của Thụy Điển là một trong những thương hiệu nổi tiếng khi nói đến các loại sản phẩm sử dụng công nghệ điều khiển bằng mắt. Công ty đang hợp tác với nhà mạng NTT DoCoMo của Nhật Bản để tạo ra mẫu máy tính bảng đầu tiên trên thế giới được điều khiển thông qua đôi mắt của người dùng và máy sẽ có tên gọi Tobii ibeam.

Hiện Tobii ibeam chỉ mới là phiên bản "concept" và dự kiến hai công ty sẽ mang nguyên mẫu máy tính bảng này đến Tokyo để thử nghiệm trong tuần đầu tiên của tháng 10.

Điều khiển thiết bị thông qua cử chỉ của đôi mắt

Với sự giúp đỡ từ hệ thống Eye-tracking, người dùng có thể tương tác với giao diện của máy tính bảng ibeam thật đơn giản thông qua sự chuyển động của đôi mắt. Đây cũng được xem là một dự án lớn giúp cho những người khuyết tật hoặc nhiều trường hợp bất tiện khi dùng máy tính bảng như hiện nay.

Henrik Eskilsson - CEO của Tobii cho biết, "Đây là một bước tiến khá thú vị mà công ty chúng tôi đã ấp ủ và theo đuổi trong suốt thời gian qua, một thế giới với hàng loạt các thiết bị số được điều khiển thông qua mắt thường. Chúng tôi rất vui và lấy làm vinh dự khi ngày càng có nhiều hãng điện tử nổi tiếng cùng chung vai sát cánh với dự án này."

Video giới thiệu về hệ thống Eye-tracking:



Theo The Box, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Mỹ phát triển thiết bị canh phòng biết "nhận thức"

VNC - Việc sử dụng đồng thời thiết bị quan sát, phần mềm xử lý, và công cụ đo điện não đồ của người lính nhằm nhận diện các mối đe dọa trên chiến trường cho hiệu quả gấp nhiều lần so với các hệ thống thông thường.

Cơ quan về các dự án nghiên cứu quốc phòng cao cấp (DARPA - Defense Advanced Research Projects Agency) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang thử nghiệm một cách mới để binh sĩ phát hiện các mối đe dọa từ xa thông qua các công cụ dựa trên nhận thức.

Hiện nay, binh lính phụ thuộc vào các máy bay không người lái, radar tiên tiến để có thể theo dõi các mối đe dọa xung quanh, nhưng không công cụ nào luôn hoạt động trong mọi tình huống. Thay vào đó, những người lính phải dùng camera, radar di động hoặc ống nhòm để phát hiện ra cuộc tấn công đang tới gần. Nhưng DARPA cho biết, những công cụ này có độ chính xác không cao và tỷ lệ bỏ lỡ là trên 47%.

Để giải quyết những vấn đề này, hồi năm 2008, DARPA đã tạo ra chương trình Hệ thống cảnh báo đe dọa dựa trên công nghệ nhận thức (Cognitive Technology Threat Warning System - CT2WS). Kết quả là, bộ công cụ CT2WS đã được phát triển để sử dụng trên chiến trường.

Hệ thống cảnh báo mối đe dọa dựa trên công nghệ nhận thức (CT2WS) (Nguồn: DARPA)

Bộ công cụ CT2WS có 3 thiết bị chính: máy quay video 3 chân, độ phân giải 120-megapixel với khả năng quang-điện, có góc quan sát 120 độ, kết nối với máy tính xách tay chạy chương trình sử dụng thuật toán xử lý nhận thức trực quan nhằm phát hiện các mối đe dọa, và thiết bị điện não đồ (EEG) để dò tín hiệu não của người lính và ghi lại khi phát hiện ra mối đe dọa.

Bản mẫu CT2WS đã được thử nghiệm tại sa mạc hoang vu Proving Ground Yuma (ở bang Arizona, Mỹ) địa hình nhiệt đới ở Hawaii và địa hình mở ở vùng Camp Roberts của California. Trong quá trình thử nghiệm DARPA thấy rằng, việc sử dụng cả 3 thiết bị trong CT2WS cùng một lúc đã giúp binh sĩ phát hiện 91% các mối đe dọa.

Ngoài ra, hệ thống có tỷ lệ báo động sai rất thấp. Các công cụ có khả năng hiểu rằng, con chim bay qua chỉ là con chim, không phải là mối đe dọa. Theo thử nghiệm của đơn vị CT2WS, các thiết bị chỉ báo động sai khoảng 5 lần mỗi giờ. Trước khi có EEG, con số này là khoảng 810.

DARPA cho biết sẽ tiếp tục thử nghiệm hệ thống CT2WS, sau đó mới chuyển nó qua cho phòng thí nghiệm Night Vision Lab của quân đội.

Theo PCWorld, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Mỹ phát triển thiết bị canh phòng biết "nhận thức"

VNC - Việc sử dụng đồng thời thiết bị quan sát, phần mềm xử lý, và công cụ đo điện não đồ của người lính nhằm nhận diện các mối đe dọa trên chiến trường cho hiệu quả gấp nhiều lần so với các hệ thống thông thường.

Cơ quan về các dự án nghiên cứu quốc phòng cao cấp (DARPA - Defense Advanced Research Projects Agency) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang thử nghiệm một cách mới để binh sĩ phát hiện các mối đe dọa từ xa thông qua các công cụ dựa trên nhận thức.

Hiện nay, binh lính phụ thuộc vào các máy bay không người lái, radar tiên tiến để có thể theo dõi các mối đe dọa xung quanh, nhưng không công cụ nào luôn hoạt động trong mọi tình huống. Thay vào đó, những người lính phải dùng camera, radar di động hoặc ống nhòm để phát hiện ra cuộc tấn công đang tới gần. Nhưng DARPA cho biết, những công cụ này có độ chính xác không cao và tỷ lệ bỏ lỡ là trên 47%.

Để giải quyết những vấn đề này, hồi năm 2008, DARPA đã tạo ra chương trình Hệ thống cảnh báo đe dọa dựa trên công nghệ nhận thức (Cognitive Technology Threat Warning System - CT2WS). Kết quả là, bộ công cụ CT2WS đã được phát triển để sử dụng trên chiến trường.

Hệ thống cảnh báo mối đe dọa dựa trên công nghệ nhận thức (CT2WS) (Nguồn: DARPA)

Bộ công cụ CT2WS có 3 thiết bị chính: máy quay video 3 chân, độ phân giải 120-megapixel với khả năng quang-điện, có góc quan sát 120 độ, kết nối với máy tính xách tay chạy chương trình sử dụng thuật toán xử lý nhận thức trực quan nhằm phát hiện các mối đe dọa, và thiết bị điện não đồ (EEG) để dò tín hiệu não của người lính và ghi lại khi phát hiện ra mối đe dọa.

Bản mẫu CT2WS đã được thử nghiệm tại sa mạc hoang vu Proving Ground Yuma (ở bang Arizona, Mỹ) địa hình nhiệt đới ở Hawaii và địa hình mở ở vùng Camp Roberts của California. Trong quá trình thử nghiệm DARPA thấy rằng, việc sử dụng cả 3 thiết bị trong CT2WS cùng một lúc đã giúp binh sĩ phát hiện 91% các mối đe dọa.

Ngoài ra, hệ thống có tỷ lệ báo động sai rất thấp. Các công cụ có khả năng hiểu rằng, con chim bay qua chỉ là con chim, không phải là mối đe dọa. Theo thử nghiệm của đơn vị CT2WS, các thiết bị chỉ báo động sai khoảng 5 lần mỗi giờ. Trước khi có EEG, con số này là khoảng 810.

DARPA cho biết sẽ tiếp tục thử nghiệm hệ thống CT2WS, sau đó mới chuyển nó qua cho phòng thí nghiệm Night Vision Lab của quân đội.

Theo PCWorld, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Microsoft sáng chế hệ thống hiển thị 3D bao quanh người dùng

VNC - Microsoft đã nghĩ ra cách 'nhúng' người dùng sâu vào không gian ảo 3 chiều nhờ một hệ thống chiếu hình ảnh lên tường và các bề mặt chung quanh để bổ sung cho màn hình chính.

Microsoft đang phát triển một công nghệ mới để đưa các trò chơi video vào môi trường ảo, theo trang Patently Apple dẫn nguồn đơn xin cấp bằng sáng chế nộp cho Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ. Công nghệ của Microsoft sử dụng máy chiếu có khả năng chiếu hình ảnh 360 độ lên tất cả các bức tường bao quanh người chơi.

Máy chiếu là một phần của hệ thống trò chơi, đi kèm với game console, TV độ nét cao và cảm biến khoảng cách. TV như là thiết bị chính hiển thị hình ảnh. Cảm biến khoảng cách sẽ xác định chuyển động của người dùng trong phòng và 'chiếu' hình cơ thể của anh ta trong thế giới trò chơi. Một hệ thống như vậy có thể sử dụng bộ điều khiển Kinect của Microsoft.

Ra mắt từ năm 2010, Microsoft Kinect được đấu vào máy chơi game Xbox 360 và được lắp đặt quanh TV hay lên TV. Ngoài cảm biến khoảng cách, hệ thống này có camera và microphone. Microphone dùng để điều khiển bằng giọng nói. Cảm biến khoảng cách xác định sự dịch chuyển của người dùng trong không gian và cho phép điều khiển trò chơi không cần bộ điều khiển trong tay hay gắn trên người.

Công nghệ được dựa trên các góc nhìn khác nhau về vị trí của người chơi - Ảnh mô tả trong hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Microsoft.

Theo các kỹ sư từ Microsoft, máy chiếu được dùng để tạo hình ảnh bổ sung cho hình ảnh chính trên màn hình TV. Hình ảnh này có thể là 2 chiều hay 3 chiều. Bề mặt hiển thị hình ảnh không chỉ là các bức tường mà có thể là các đồ vật khác như đồ gỗ nội thất.

Người chơi không phải dõi theo các hình ảnh chung quanh - hình ảnh sẽ rơi vào trường quan sát của họ một cách ngẫu nhiên. Trong trò chơi, điều đó cho phép nhận biết các đối tượng nào sẽ hiện trên màn hình chính trong giây lát và chuẩn bị phòng thủ hay tấn công.

Website Patently Apple cho rằng công nghệ mới có thể được tung ra thị trường cùng với sự ra mắt của đầu Xbox 720 trong năm 2013. Tuy nhiên, không có yếu tố nào đảm bảo chắc chắn điều đó - đa số công nghệ nằm im trong bằng sáng chế, không ra được thực tế.

Đáng chú ý là một công nghệ tương tự nhằm mở rộng tri giác của con người đã được Apple phát triển. Hồi tháng 7/2012, công nghệ này đã được đem đi đăng ký cấp bằng sáng chế dưới tên gọi "Phương pháp nạp thông tin đầu vào cho thiết bị điện toán", trong đó mô tả hàng loạt phương pháp tương tác cùng thiết bị điện tử nằm ngoài tầm của thiết bị ngoại vi thông thường. Ví dụ, trong bằng sáng chế của Apple đề xuất sử dụng bất kỳ bề mặt nào để nạp dữ liệu nhờ cách chạm. Trong đó có đề cập đến dùng găng tay để tương tác với không gian ảo.

Theo Pcworld.com.vn
>> Xem thêm

Microsoft sáng chế hệ thống hiển thị 3D bao quanh người dùng

VNC - Microsoft đã nghĩ ra cách 'nhúng' người dùng sâu vào không gian ảo 3 chiều nhờ một hệ thống chiếu hình ảnh lên tường và các bề mặt chung quanh để bổ sung cho màn hình chính.

Microsoft đang phát triển một công nghệ mới để đưa các trò chơi video vào môi trường ảo, theo trang Patently Apple dẫn nguồn đơn xin cấp bằng sáng chế nộp cho Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ. Công nghệ của Microsoft sử dụng máy chiếu có khả năng chiếu hình ảnh 360 độ lên tất cả các bức tường bao quanh người chơi.

Máy chiếu là một phần của hệ thống trò chơi, đi kèm với game console, TV độ nét cao và cảm biến khoảng cách. TV như là thiết bị chính hiển thị hình ảnh. Cảm biến khoảng cách sẽ xác định chuyển động của người dùng trong phòng và 'chiếu' hình cơ thể của anh ta trong thế giới trò chơi. Một hệ thống như vậy có thể sử dụng bộ điều khiển Kinect của Microsoft.

Ra mắt từ năm 2010, Microsoft Kinect được đấu vào máy chơi game Xbox 360 và được lắp đặt quanh TV hay lên TV. Ngoài cảm biến khoảng cách, hệ thống này có camera và microphone. Microphone dùng để điều khiển bằng giọng nói. Cảm biến khoảng cách xác định sự dịch chuyển của người dùng trong không gian và cho phép điều khiển trò chơi không cần bộ điều khiển trong tay hay gắn trên người.

Công nghệ được dựa trên các góc nhìn khác nhau về vị trí của người chơi - Ảnh mô tả trong hồ sơ xin cấp bằng sáng chế của Microsoft.

Theo các kỹ sư từ Microsoft, máy chiếu được dùng để tạo hình ảnh bổ sung cho hình ảnh chính trên màn hình TV. Hình ảnh này có thể là 2 chiều hay 3 chiều. Bề mặt hiển thị hình ảnh không chỉ là các bức tường mà có thể là các đồ vật khác như đồ gỗ nội thất.

Người chơi không phải dõi theo các hình ảnh chung quanh - hình ảnh sẽ rơi vào trường quan sát của họ một cách ngẫu nhiên. Trong trò chơi, điều đó cho phép nhận biết các đối tượng nào sẽ hiện trên màn hình chính trong giây lát và chuẩn bị phòng thủ hay tấn công.

Website Patently Apple cho rằng công nghệ mới có thể được tung ra thị trường cùng với sự ra mắt của đầu Xbox 720 trong năm 2013. Tuy nhiên, không có yếu tố nào đảm bảo chắc chắn điều đó - đa số công nghệ nằm im trong bằng sáng chế, không ra được thực tế.

Đáng chú ý là một công nghệ tương tự nhằm mở rộng tri giác của con người đã được Apple phát triển. Hồi tháng 7/2012, công nghệ này đã được đem đi đăng ký cấp bằng sáng chế dưới tên gọi "Phương pháp nạp thông tin đầu vào cho thiết bị điện toán", trong đó mô tả hàng loạt phương pháp tương tác cùng thiết bị điện tử nằm ngoài tầm của thiết bị ngoại vi thông thường. Ví dụ, trong bằng sáng chế của Apple đề xuất sử dụng bất kỳ bề mặt nào để nạp dữ liệu nhờ cách chạm. Trong đó có đề cập đến dùng găng tay để tương tác với không gian ảo.

Theo Pcworld.com.vn
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 Khoa học - Công nghệ
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang