Khoa học - Công nghệ
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phần mềm tiện ích văn phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phần mềm tiện ích văn phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

10 ứng dụng portable nên có trên USB

VNC - Với 10 ứng dụng chạy ngay không cần cài này, bạn gần như đã có cả một chiếc máy tính đầy đủ những ứng dụng hữu ích được gói gọn chỉ trong một thanh nhớ USB.

Thanh nhớ USB hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. Chỉ với một khoảng đầu tư dưới 2 triệu đồng, bạn đã có ngay một kho lưu trữ gọn nhẹ có thể mang theo đến bất kỳ đâu với dung lượng 64GB.

Ngoài việc dùng để lưu trữ dữ liệu, USB còn có thể sử dụng như một đĩa cứu hộ Windows hay một kho chứa các ứng dụng không cần cài đặt (portable). Tuy có khá nhiều mục đích sử dụng hữu ích, nhưng phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến những ứng dụng portable hữu ích nên có trên một thanh nhớ USB.

1. Trình duyệt

Nếu đã là một người sử dụng máy tính, ứng dụng phải kể đến đầu tiên chính là trình duyệt web. Hiện tại, cả Chrome và Firefox đều có sẵn phiên bản portable để người dùng có thể tải về. Một khi đã cài đặt trình duyệt lên thanh nhớ USB, bạn còn có thể cài đặt thêm những phần mở rộng (extension) hay các tiện ích (add-on) như NoScript, Xmarks hay Lastpass để đồng bộ các địa chỉ web thường dùng (bookmarks), hay ngăn chặn những hành vi có hại tiềm ẩn mỗi khi duyệt web.

Phiên bản Chrome portable cũng được thiết kế tương tự như bản dành cho Desktop.

Với cách này, mỗi khi duyệt web, bạn sẽ không để lại bất kỳ “dấu vết” nào trên máy tính mà bạn đang sử dụng. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng những máy tính dùng chung mà không còn phải lo ai khác biết bạn đã theo dõi những gì trên Internet nữa.

2. Bảo vệ mật khẩu và dữ liệu quan trọng

Nếu không thích thú với lựa chọn lưu trữ mật khẩu online thông qua dịch vụ LastPass, bạn vẫn có thể quản lý mọi mật khẩu hay các thông tin quan trọng khác ngay trên thanh nhớ USB vẫn thường sử dụng hàng ngày.KeePass là tiện ích quản lý mật khẩu miễn phí cho phép quản lý toàn bộ mật khẩu của bạn chỉ với một “chìa khóa” duy nhất (master key).

KeePass giúp quản lý toàn bộ các mật khẩu, mã PIN cũng như các dữ liệu nhạy cảm khác.

Với KeePass, bạn có thể dễ dàng thêm các thông tin nhạy cảm cần được mã hóa bảo vệ như số sê-ri phần mềm/Windows, mã PIN thẻ tín dụng, thông tin đăng nhập thư điện tử, tên người dùng, mật khẩu hay nhiều thứ quan trọng khác. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chiếc chìa khóa chính để bảo vệ tất cả các thông tin quan trọng của bạn phải có tính bảo mật cao, đủ độ phức tạp và quan trọng là bạn phải không được quên.

3. Ứng dụng nén và giải nén tập tin

Thêm một công cụ không thể thiếu trong hành trang của bạn chính là bộ công cụ nén/giải nén 7-Zip. Hẳn bạn cũng biết mặc định, Windows chỉ hỗ trợ giải nén các tập tin có phần mở rộng là *.zip. Điều này khá bất tiện khi mà tập tin có phần mở rộng không được hỗ trợ như rar, CAB...

7-Zip là một ứng dụng miễn phí nhưng có thể là một lựa chọn thay thế tốt cho ứng dụng nén/giải nén tập tin của Windows.

Với phiên bản 7-zip portable, bạn có thể yên tâm làm việc với gần như mọi định dạng nén từ ZIP, RAR, GZIP cho đến định dạng ISO, TAR hay ARJ. Ứng dụng portable này còn hỗ trợ mã hóa bảo vệ các file nén của bạn nữa đấy.

4. Ứng dụng văn phòng

Ngày nay, các ứng dụng đám mây như Google Docs, Microsoft SkyDrive có thể nói là những ứng dụng văn phòng được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể nào sử dụng những ứng dụng đám mây này nếu như không có kết nối Internet.

LibreOffice có thể mở được nhiều định dạng văn bản cũng như bảng tính phức tạp.

Cách tốt nhất vẫn là mang theo bên mình các ứng dụng văn phòng dạng portable như LibreOffice và OpenOffice. Đây là 2 ứng dụng nguồn mở có tính tương thích cao và đặc biệt là bản portable cũng được trang bị khá đầy đủ tính năng văn phòng thường dùng. Hơn nữa, chi phí cho việc nâng cấp lên phiên bản mới nhất cũng không quá tốn kém.

5. Chỉnh sửa hình ảnh

Gimp là một bộ phần mềm chỉnh sửa hình ảnh miễn phí nhưng khá mạnh mẽ. Với phần mềm này, bạn có thể dễ dàng cắt, crop, thay đổi kích thước, cân chỉnh màu sắc hay thêm hiệu ứng cho bất kỳ bức ảnh nào một cách nhanh chóng và dễ dàng. Gimp có thiết kế giao diện trực quan, sử dụng khá đơn giản.

Tuy miễn phí nhưng The Gimp là một ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh khá mạnh mẽ.

Với 10 ứng dụng chạy ngay không cần cài này, bạn gần như đã có cả một chiếc máy tính đầy đủ những ứng dụng hữu ích được gói gọn chỉ trong một thanh nhớ USB.

6. Giải trí đa phương tiện

Không có gì chắc chắn rằng chiếc máy tính ở văn phòng bạn đã được cài đặt sẵn phần mềm nghe nhạc, thậm chí nếu có cũng không chắc là phần mềm đó đã được cài đúng bộ giải mã (Codec) để có thể nghe mọi định dạng nhạc/video.

VLC hỗ trợ nhiều định dạng tập tin nhạc/video khác nhau mà không cần cài thêm bất kỳ bộ giải mã nào khác.

Giải pháp nhanh nhất chính là cài sẵn một phần mềm xem phim/nghe nhạc như VLC ngay trên thanh nhớ USB mà bạn đang sử dụng. VLC có thể chơi gần như mọi định dạng nhạc mà không cần cài thêm bất kỳ bộ Codec nào khác. Chỉ với một vài thao tác đơn giản cộng thêm một thanh nhớ USB, bạn đã có những giây phút thư giãn thoải mái trong giờ nghỉ trưa ngay tại văn phòng rồi đấy.

7. Phục hồi dữ liệu

Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần xóa nhầm dữ liệu của mình. “Thùng rác” (Recycle Bin) của Windows tuy có thể phục hồi phần nào các dữ liệu mà nó chứa đựng, nhưng với các thiết bị lưu trữ gắn ngoài hay các ổ đĩa mạng, Recyce Bin hoàn toàn bó tay.

Recuva là một ứng dụng phục hồi dữ liệu miễn phí, gọn nhẹ, hoạt động khá hiệu quả

Thử nghĩ nếu bạn có sẵn một ứng dụng khôi phục dữ liệu như Recuva ngay trên thanh nhớ USB. Mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều so với việc phải cài đặt phần mềm cứu hộ lên chính chiếc máy tính đang sử dụng – yếu tố làm giảm cơ hội phục hồi do việc ghi đè dữ liệu và hiện tượng phân mảnh đĩa cứng.

Recuva có cả phiên bản 32 cũng như 64-bit. Ứng dụng này có thể phục hồi các dữ liệu bị xóa, khôi phục các file Word chưa kịp lưu và còn có thể khôi phục dữ liệu đã được định dạng (format).

8. Phần mềm diệt Virus

Không có gì đảm bảo là máy tính mà bạn sử dụng hoàn toàn “miễn nhiễm” với các loại Virus. Sự đa dạng của chương trình diệt virus (từ miễn phí cho đến trả phí) trên thị trường chắc hẳn cũng làm bạn bối rối không biết đâu là giải pháp tốt nhất cho mình.

Tuy giao diện trông có vẻ đơn giản, nhưng ClamWin bảo vệ máy tính khỏi virus khá hiệu quả.

Dĩ nhiên, bạn cũng sẽ có những thương hiệu yêu thích của riêng mình. Tuy nhiên, nếu quan tâm đến những ứng dụng dạng portable để mang theo bên mình và quan trọng hơn là sự miễn phí, ClamWin có thể là một lựa chọn đáng quan tâm.

9. Loại bỏ phần mềm gián điệp

Một số phần mềm diệt Virus không tích hợp sẵn tính năng tìm/diệt các chương trình gián điệp (Spyware) có trên máy tính của bạn. Vì thế hãy để sẵn trong USB của mình một ứng dụng nhỏ gọn như Spybot Search & Destroy nhằm sớm phát hiện những “gián điệp” đang theo dõi bạn.

Tuy tốc độ quét còn khá chậm, nhưng ứng dụng có độ tin cậy cao, hoạt động hiệu quả.

Spybot Search & Destroy khá nổi tiếng bởi tính năng tìm/diệt spyware và các cookies có trong những mẩu quảng cáo trên mạng Internet.

10. Mã hóa USB

Cuối cùng, một lưu ý đáng quan trọng chính là thanh nhớ USB vốn nhỏ gọn và dễ thất lạc trong quá trình sử dụng. Vì vậy, nếu bạn lưu trữ những thông tin nhạy cảm trên USB thì hãy cài đặt thêm ứng dụng mã hóa các dữ liệu này.

Mã hóa bảo vệ USB của bạn để tránh tình trạng dữ liệu quan trọng bị rò rỉ do thất lạc trong quá trình sử dụng.

FreeOTFE là một ứng dụng chạy trực tiếp từ USB hỗ trợ người dùng mã hóa và giải mã các dữ liệu được bảo vệ có trên USB. Nhưng lưu ý rằng ứng dụng này sẽ đòi hỏi quyền quản trị cao nhất (Administrator) trên máy tính mà bạn sử dụng. Với trường hợp không có đặc quyền này, bạn nên sử dụng kiểu mã hóa dạng zip để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình trong trường hợp thất lạc USB.

Theo PCWorld.com.vn
>> Xem thêm

10 ứng dụng portable nên có trên USB

VNC - Với 10 ứng dụng chạy ngay không cần cài này, bạn gần như đã có cả một chiếc máy tính đầy đủ những ứng dụng hữu ích được gói gọn chỉ trong một thanh nhớ USB.

Thanh nhớ USB hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. Chỉ với một khoảng đầu tư dưới 2 triệu đồng, bạn đã có ngay một kho lưu trữ gọn nhẹ có thể mang theo đến bất kỳ đâu với dung lượng 64GB.

Ngoài việc dùng để lưu trữ dữ liệu, USB còn có thể sử dụng như một đĩa cứu hộ Windows hay một kho chứa các ứng dụng không cần cài đặt (portable). Tuy có khá nhiều mục đích sử dụng hữu ích, nhưng phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến những ứng dụng portable hữu ích nên có trên một thanh nhớ USB.

1. Trình duyệt

Nếu đã là một người sử dụng máy tính, ứng dụng phải kể đến đầu tiên chính là trình duyệt web. Hiện tại, cả Chrome và Firefox đều có sẵn phiên bản portable để người dùng có thể tải về. Một khi đã cài đặt trình duyệt lên thanh nhớ USB, bạn còn có thể cài đặt thêm những phần mở rộng (extension) hay các tiện ích (add-on) như NoScript, Xmarks hay Lastpass để đồng bộ các địa chỉ web thường dùng (bookmarks), hay ngăn chặn những hành vi có hại tiềm ẩn mỗi khi duyệt web.

Phiên bản Chrome portable cũng được thiết kế tương tự như bản dành cho Desktop.

Với cách này, mỗi khi duyệt web, bạn sẽ không để lại bất kỳ “dấu vết” nào trên máy tính mà bạn đang sử dụng. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng những máy tính dùng chung mà không còn phải lo ai khác biết bạn đã theo dõi những gì trên Internet nữa.

2. Bảo vệ mật khẩu và dữ liệu quan trọng

Nếu không thích thú với lựa chọn lưu trữ mật khẩu online thông qua dịch vụ LastPass, bạn vẫn có thể quản lý mọi mật khẩu hay các thông tin quan trọng khác ngay trên thanh nhớ USB vẫn thường sử dụng hàng ngày.KeePass là tiện ích quản lý mật khẩu miễn phí cho phép quản lý toàn bộ mật khẩu của bạn chỉ với một “chìa khóa” duy nhất (master key).

KeePass giúp quản lý toàn bộ các mật khẩu, mã PIN cũng như các dữ liệu nhạy cảm khác.

Với KeePass, bạn có thể dễ dàng thêm các thông tin nhạy cảm cần được mã hóa bảo vệ như số sê-ri phần mềm/Windows, mã PIN thẻ tín dụng, thông tin đăng nhập thư điện tử, tên người dùng, mật khẩu hay nhiều thứ quan trọng khác. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chiếc chìa khóa chính để bảo vệ tất cả các thông tin quan trọng của bạn phải có tính bảo mật cao, đủ độ phức tạp và quan trọng là bạn phải không được quên.

3. Ứng dụng nén và giải nén tập tin

Thêm một công cụ không thể thiếu trong hành trang của bạn chính là bộ công cụ nén/giải nén 7-Zip. Hẳn bạn cũng biết mặc định, Windows chỉ hỗ trợ giải nén các tập tin có phần mở rộng là *.zip. Điều này khá bất tiện khi mà tập tin có phần mở rộng không được hỗ trợ như rar, CAB...

7-Zip là một ứng dụng miễn phí nhưng có thể là một lựa chọn thay thế tốt cho ứng dụng nén/giải nén tập tin của Windows.

Với phiên bản 7-zip portable, bạn có thể yên tâm làm việc với gần như mọi định dạng nén từ ZIP, RAR, GZIP cho đến định dạng ISO, TAR hay ARJ. Ứng dụng portable này còn hỗ trợ mã hóa bảo vệ các file nén của bạn nữa đấy.

4. Ứng dụng văn phòng

Ngày nay, các ứng dụng đám mây như Google Docs, Microsoft SkyDrive có thể nói là những ứng dụng văn phòng được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể nào sử dụng những ứng dụng đám mây này nếu như không có kết nối Internet.

LibreOffice có thể mở được nhiều định dạng văn bản cũng như bảng tính phức tạp.

Cách tốt nhất vẫn là mang theo bên mình các ứng dụng văn phòng dạng portable như LibreOffice và OpenOffice. Đây là 2 ứng dụng nguồn mở có tính tương thích cao và đặc biệt là bản portable cũng được trang bị khá đầy đủ tính năng văn phòng thường dùng. Hơn nữa, chi phí cho việc nâng cấp lên phiên bản mới nhất cũng không quá tốn kém.

5. Chỉnh sửa hình ảnh

Gimp là một bộ phần mềm chỉnh sửa hình ảnh miễn phí nhưng khá mạnh mẽ. Với phần mềm này, bạn có thể dễ dàng cắt, crop, thay đổi kích thước, cân chỉnh màu sắc hay thêm hiệu ứng cho bất kỳ bức ảnh nào một cách nhanh chóng và dễ dàng. Gimp có thiết kế giao diện trực quan, sử dụng khá đơn giản.

Tuy miễn phí nhưng The Gimp là một ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh khá mạnh mẽ.

Với 10 ứng dụng chạy ngay không cần cài này, bạn gần như đã có cả một chiếc máy tính đầy đủ những ứng dụng hữu ích được gói gọn chỉ trong một thanh nhớ USB.

6. Giải trí đa phương tiện

Không có gì chắc chắn rằng chiếc máy tính ở văn phòng bạn đã được cài đặt sẵn phần mềm nghe nhạc, thậm chí nếu có cũng không chắc là phần mềm đó đã được cài đúng bộ giải mã (Codec) để có thể nghe mọi định dạng nhạc/video.

VLC hỗ trợ nhiều định dạng tập tin nhạc/video khác nhau mà không cần cài thêm bất kỳ bộ giải mã nào khác.

Giải pháp nhanh nhất chính là cài sẵn một phần mềm xem phim/nghe nhạc như VLC ngay trên thanh nhớ USB mà bạn đang sử dụng. VLC có thể chơi gần như mọi định dạng nhạc mà không cần cài thêm bất kỳ bộ Codec nào khác. Chỉ với một vài thao tác đơn giản cộng thêm một thanh nhớ USB, bạn đã có những giây phút thư giãn thoải mái trong giờ nghỉ trưa ngay tại văn phòng rồi đấy.

7. Phục hồi dữ liệu

Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng ít nhất một lần xóa nhầm dữ liệu của mình. “Thùng rác” (Recycle Bin) của Windows tuy có thể phục hồi phần nào các dữ liệu mà nó chứa đựng, nhưng với các thiết bị lưu trữ gắn ngoài hay các ổ đĩa mạng, Recyce Bin hoàn toàn bó tay.

Recuva là một ứng dụng phục hồi dữ liệu miễn phí, gọn nhẹ, hoạt động khá hiệu quả

Thử nghĩ nếu bạn có sẵn một ứng dụng khôi phục dữ liệu như Recuva ngay trên thanh nhớ USB. Mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều so với việc phải cài đặt phần mềm cứu hộ lên chính chiếc máy tính đang sử dụng – yếu tố làm giảm cơ hội phục hồi do việc ghi đè dữ liệu và hiện tượng phân mảnh đĩa cứng.

Recuva có cả phiên bản 32 cũng như 64-bit. Ứng dụng này có thể phục hồi các dữ liệu bị xóa, khôi phục các file Word chưa kịp lưu và còn có thể khôi phục dữ liệu đã được định dạng (format).

8. Phần mềm diệt Virus

Không có gì đảm bảo là máy tính mà bạn sử dụng hoàn toàn “miễn nhiễm” với các loại Virus. Sự đa dạng của chương trình diệt virus (từ miễn phí cho đến trả phí) trên thị trường chắc hẳn cũng làm bạn bối rối không biết đâu là giải pháp tốt nhất cho mình.

Tuy giao diện trông có vẻ đơn giản, nhưng ClamWin bảo vệ máy tính khỏi virus khá hiệu quả.

Dĩ nhiên, bạn cũng sẽ có những thương hiệu yêu thích của riêng mình. Tuy nhiên, nếu quan tâm đến những ứng dụng dạng portable để mang theo bên mình và quan trọng hơn là sự miễn phí, ClamWin có thể là một lựa chọn đáng quan tâm.

9. Loại bỏ phần mềm gián điệp

Một số phần mềm diệt Virus không tích hợp sẵn tính năng tìm/diệt các chương trình gián điệp (Spyware) có trên máy tính của bạn. Vì thế hãy để sẵn trong USB của mình một ứng dụng nhỏ gọn như Spybot Search & Destroy nhằm sớm phát hiện những “gián điệp” đang theo dõi bạn.

Tuy tốc độ quét còn khá chậm, nhưng ứng dụng có độ tin cậy cao, hoạt động hiệu quả.

Spybot Search & Destroy khá nổi tiếng bởi tính năng tìm/diệt spyware và các cookies có trong những mẩu quảng cáo trên mạng Internet.

10. Mã hóa USB

Cuối cùng, một lưu ý đáng quan trọng chính là thanh nhớ USB vốn nhỏ gọn và dễ thất lạc trong quá trình sử dụng. Vì vậy, nếu bạn lưu trữ những thông tin nhạy cảm trên USB thì hãy cài đặt thêm ứng dụng mã hóa các dữ liệu này.

Mã hóa bảo vệ USB của bạn để tránh tình trạng dữ liệu quan trọng bị rò rỉ do thất lạc trong quá trình sử dụng.

FreeOTFE là một ứng dụng chạy trực tiếp từ USB hỗ trợ người dùng mã hóa và giải mã các dữ liệu được bảo vệ có trên USB. Nhưng lưu ý rằng ứng dụng này sẽ đòi hỏi quyền quản trị cao nhất (Administrator) trên máy tính mà bạn sử dụng. Với trường hợp không có đặc quyền này, bạn nên sử dụng kiểu mã hóa dạng zip để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình trong trường hợp thất lạc USB.

Theo PCWorld.com.vn
>> Xem thêm

5 ứng dụng xem PDF nhỏ gọn, miễn phí

VNC - Foxit Reader, Evince, Sumatra, SlimPDF, Nuance PDF Reader là các ứng dụng xem tập tin định dạng .pdf có giao diện trực quan, dễ dùng, nhiều tính năng, thay thế tốt Adobe Reader.

1. Foxit Reader

Foxit Reader là ứng dụng xem tập tin PDF trên nền tảng Windows. Foxit Reader được nhiều người dùng ưa chuộng vì dung lượng nhỏ, nhiều tính năng, tốc độ mở trang nhanh, và hoàn toàn miễn phí. Tính năng cộng tác cho phép bạn thêm chú thích, điền mẫu đơn ngay trên tập tin PDF, chia sẻ thông tin trên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, Foxit Reader còn tích hợp dịch vụ chứng thực Docusign cho phép bạn gửi, nhận và lưu tài liệu trên nền tảng bảo mật tiêu chuẩn công nghiệp.


2. Evince

Evince dùng giao diện mặc định GNOME, hỗ trợ xem nhiều định dạng văn bản như pdf, Postscript, djvu, tiff, dvi, XPS, SyncTex, cbr, cbz, cb7, cbt. Mặc dù số lượng tính năng không nhiều bằng Foxit Reader nhưng khá hữu ích, chẳng hạn như xem dạng ảnh thu nhỏ (thumbnail), tìm kiếm, in tài liệu, xem tài liệu đã mã hóa. Evince là một trong những ứng dụng xem PDF có tốc độ tải trang khá nhanh.


3. Sumatra

Tương tự Foxit Reader, Sumatra là ứng dụng xem PDF chạy trên nền tảng Windows. Điểm khác biệt, Sumatra là dự án nguồn mở vì vậy bạn không chỉ tải về tập tin cài đặt mà còn có thể tải về bộ nguồn (source) để tham khảo. Ứng dụng hỗ trợ xem tập tin PDF, ebook định dạng ePub, MOBI. Giao diện chương trình đơn giản, dễ dùng, tốc độ tải trang nhanh.


4. SlimPDF

Ứng dụng xem PDF này có dung lượng tập tin nhỏ, khoảng 1,43MB, chạy trên nền tảng Windows. SlimPDF hỗ trợ plugin cho phép chuyển đổi tập tin định dạng pdf sang .doc, .xls, and .ppt. Chương trình có tốc độ tải trang nhanh và hầu như không tiêu tốn tài nguyên hệ thống.


5. Nuance PDF Reader
Nuance PDF Reader chạy trên nền tảng Windows, dung lượng nhẹ, tốc độ tải trang nhanh, cung cấp nhiều tính năng. Ứng dụng cho phép bạn chuyển đổi tập tin pdf sang định dạng tập tin Word, Excel, RTF. Bạn có thể đánh dấu đoạn văn (hightlight), gạch dưới, ghi chú, điền mẫu đơn ngay trên tập tin PDF…


Nếu chỉ đơn giản xem tập tin PDF, bạn hãy dùng SlimPDF, Sumatra hay Evince. Nếu bạn cần thêm các tính năng như chuyển đổi tài liệu, chứng thực tài liệu… hãy chọn dùng Foxit, Nuance.

Tuấn Trần
Theo PCWorld.com.vn
>> Xem thêm

5 ứng dụng xem PDF nhỏ gọn, miễn phí

VNC - Foxit Reader, Evince, Sumatra, SlimPDF, Nuance PDF Reader là các ứng dụng xem tập tin định dạng .pdf có giao diện trực quan, dễ dùng, nhiều tính năng, thay thế tốt Adobe Reader.

1. Foxit Reader

Foxit Reader là ứng dụng xem tập tin PDF trên nền tảng Windows. Foxit Reader được nhiều người dùng ưa chuộng vì dung lượng nhỏ, nhiều tính năng, tốc độ mở trang nhanh, và hoàn toàn miễn phí. Tính năng cộng tác cho phép bạn thêm chú thích, điền mẫu đơn ngay trên tập tin PDF, chia sẻ thông tin trên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, Foxit Reader còn tích hợp dịch vụ chứng thực Docusign cho phép bạn gửi, nhận và lưu tài liệu trên nền tảng bảo mật tiêu chuẩn công nghiệp.


2. Evince

Evince dùng giao diện mặc định GNOME, hỗ trợ xem nhiều định dạng văn bản như pdf, Postscript, djvu, tiff, dvi, XPS, SyncTex, cbr, cbz, cb7, cbt. Mặc dù số lượng tính năng không nhiều bằng Foxit Reader nhưng khá hữu ích, chẳng hạn như xem dạng ảnh thu nhỏ (thumbnail), tìm kiếm, in tài liệu, xem tài liệu đã mã hóa. Evince là một trong những ứng dụng xem PDF có tốc độ tải trang khá nhanh.


3. Sumatra

Tương tự Foxit Reader, Sumatra là ứng dụng xem PDF chạy trên nền tảng Windows. Điểm khác biệt, Sumatra là dự án nguồn mở vì vậy bạn không chỉ tải về tập tin cài đặt mà còn có thể tải về bộ nguồn (source) để tham khảo. Ứng dụng hỗ trợ xem tập tin PDF, ebook định dạng ePub, MOBI. Giao diện chương trình đơn giản, dễ dùng, tốc độ tải trang nhanh.


4. SlimPDF

Ứng dụng xem PDF này có dung lượng tập tin nhỏ, khoảng 1,43MB, chạy trên nền tảng Windows. SlimPDF hỗ trợ plugin cho phép chuyển đổi tập tin định dạng pdf sang .doc, .xls, and .ppt. Chương trình có tốc độ tải trang nhanh và hầu như không tiêu tốn tài nguyên hệ thống.


5. Nuance PDF Reader
Nuance PDF Reader chạy trên nền tảng Windows, dung lượng nhẹ, tốc độ tải trang nhanh, cung cấp nhiều tính năng. Ứng dụng cho phép bạn chuyển đổi tập tin pdf sang định dạng tập tin Word, Excel, RTF. Bạn có thể đánh dấu đoạn văn (hightlight), gạch dưới, ghi chú, điền mẫu đơn ngay trên tập tin PDF…


Nếu chỉ đơn giản xem tập tin PDF, bạn hãy dùng SlimPDF, Sumatra hay Evince. Nếu bạn cần thêm các tính năng như chuyển đổi tài liệu, chứng thực tài liệu… hãy chọn dùng Foxit, Nuance.

Tuấn Trần
Theo PCWorld.com.vn
>> Xem thêm

Ghi chú nhắc việc bóng bẩy trên desktop

VNC - PNotes không những giúp bạn không quên các dự định, kế hoạch của mình mà còn là một công cụ trang trí màn hình desktop với những miếng "giấy dán" đẹp mắt.

PNotes có nhiều ưu điểm so với Sticky Notes (có sẵn trên Windows 7) và các ứng dụng khác cùng chức năng.

PNotes hỗ trợ đa định dạng khi viết ghi chú. Chẳng hạn, bạn có thể định dạng màu chữ, font chữ khác nhau cho từng từ trong nội dung "miếng dán" ghi chú (sticky), còn Sticky Notes thì chỉ cho phép áp dụng chung một định dạng cho toàn bộ nội dung. Ngoài ra, thay vì chỉ hỗ trợ một kiểu khung sticky khi hiển thị trên màn hình như Sticky Notes, PNotes cung cấp đa dạng các kiểu khung để dùng cho từng sticky.

PNotes ghi chú nhắc việc bóng bẩy trên desktop
Màn hình desktop lộng lẫy với các sticky của PNotes.

PNotes tương thích với Windows XP/Vista/7. Sau khi tải về phiên bản portable (chạy không cần cài đặt), bạn chỉ việc giải nén, rồi chép thư mục thu được vào vị trí muốn lưu trữ PNotes để sử dụng về sau.

Bạn chỉ việc khởi chạy tập tin PNotes.exe trong thư mục vừa thu được để kích hoạt sử dụng. PNotes chiếm rất ít tài nguyên và hiển thị một biểu tượng dưới góc phải màn hình để người dùng thực hiện các thiết lập.

Tạo sticky mới

Mặc định, trong lần kích hoạt, PNotes sẽ khởi tạo ngay một sticky trên màn hình, nhưng chưa có nội dung. Để tạo thêm các nhắc nhở mới, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng PNotes dưới góc phải màn hình > chọn New Note.

Menu khi nhấn chuột phải vào biểu tượng PNotes dưới góc phải màn hình.

Sticky hiện ra dưới dạng một mảnh giấy, bạn gõ nội dung cần ghi nhớ vào đó. PNotes hỗ trợ đầy đủ các định dạng kích thước, kiểu font, màu sắc, in nghiêng/tô đậm/gạch chân. Và các định dạng này có thể được áp dụng độc lập với từng ký tự trên một sticky.

Ngoài ra, PNotes còn cho phép chèn nhanh một số đối tượng vào ghi chú. Bạn nhấn chuột phải lên vùng nội dung của sticky > rê chuột vào Insert > chọn Insert picture để chèn hình ảnh; Insert smiley để chèn biểu tượng mặt cười; Insert date/time để chèn thời gian hiện tại.

Các biểu tượng mặt cười PNotes
Các biểu tượng mặt cười mà PNotes hỗ trợ chèn vào sticky.

Cài đặt âm báo

Để không bỏ lỡ các kế hoạch, bạn có thể đặt âm thanh nhắc nhở cho mỗi sticky, bằng cách nhấn chuột phải lên sticky > chọn Adjust Schedule. Cửa sổ thiết lập hiện ra, bạn chọn thời điểm sẽ thực hiện nhắc nhở. Theo đó, có một số tùy chọn như:

Thiết lập thời điểm phát âm thanh nhắc nhở
Thiết lập thời điểm phát âm thanh nhắc nhở.

- Once at: Chỉ nhắc nhở một lần vào một thời điểm cụ thể do người dùng thiết lập.

- Every day at: Nhắc nhở mỗi ngày tại một thời điểm xác định.

- Repeat every: Lặp lại nhắc nhở sau một khoảng thời gian.

- Weekly on: Sẽ có nhắc nhở tại một thời điểm vào một hay nhiều ngày nào đó trong tuần.

- After: Chỉ nhắc nhở một lần, sau một khoảng thời gian, kể từ thời điểm hiện tại. Bạn có thể chỉnh sửa thời điểm hiện tại trong ô Exact time.
- Monthly: Nhắc nhở theo ngày tháng hay theo ngày của tuần trong tháng.

Thiết lập xong thời gian nhắc nhở cho công việc cần thực hiện, bạn chọn tiếp một tập tin âm thanh muốn sử dụng, bằng cách nhấn biểu tượng chiếc loa (Listen) ở trường File trong mục Sound alert. Xong, chọn OK.

Thay áo cho sticky

Một sticky được áp dụng “bộ áo” mới
Một sticky được áp dụng “bộ áo” mới.

Để PNotes vừa là trợ thủ nhắc nhở công việc, vừa là công cụ làm đẹp màn hình desktop, bạn nên làm phong phú thêm “bộ áo” của các sticky. Tải về “bộ áo” bạn thích, giải nén, rồi truy cập vào vào thư mục thu được, sao chép tập tin *.skn vào thư mục [Đường dẫn của bạn]/PNotes/Skin.

Sau đó, bạn nhấn chuột phải lên sticky trên màn hình > chọn Adjust Appearance > chọn “bộ áo” muốn dùng từ danh sách xuất hiện trong thẻ Skin.

Chọn “áo” cho sticky
Chọn “áo” cho sticky.

Thiết lập nâng cao

- PNotes khởi động cùng Windows: Bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng PNotes dưới góc phải màn hình > chọn Preferences > Misc > đánh dấu chọn vào Run on system start > OK.

Thiết lập PNotes khởi động cùng Windows
Thiết lập PNotes khởi động cùng Windows.

- Tạo mật mã bảo vệ thiết lập PNotes: Cũng nhấn chuột phải lên biểu tượng PNotes dưới khay hệ thống, rồi bạn rê chuột vào Password > chọn Create Password > nhập cùng một chuỗi mật mã vào ô Enter password và Confirm password > OK.

Tạo mật khẩu bảo vệ PNotes
Tạo mật khẩu bảo vệ PNotes.

Phạm Lý Thành
Theo Pcworld
>> Xem thêm

Ghi chú nhắc việc bóng bẩy trên desktop

VNC - PNotes không những giúp bạn không quên các dự định, kế hoạch của mình mà còn là một công cụ trang trí màn hình desktop với những miếng "giấy dán" đẹp mắt.

PNotes có nhiều ưu điểm so với Sticky Notes (có sẵn trên Windows 7) và các ứng dụng khác cùng chức năng.

PNotes hỗ trợ đa định dạng khi viết ghi chú. Chẳng hạn, bạn có thể định dạng màu chữ, font chữ khác nhau cho từng từ trong nội dung "miếng dán" ghi chú (sticky), còn Sticky Notes thì chỉ cho phép áp dụng chung một định dạng cho toàn bộ nội dung. Ngoài ra, thay vì chỉ hỗ trợ một kiểu khung sticky khi hiển thị trên màn hình như Sticky Notes, PNotes cung cấp đa dạng các kiểu khung để dùng cho từng sticky.

PNotes ghi chú nhắc việc bóng bẩy trên desktop
Màn hình desktop lộng lẫy với các sticky của PNotes.

PNotes tương thích với Windows XP/Vista/7. Sau khi tải về phiên bản portable (chạy không cần cài đặt), bạn chỉ việc giải nén, rồi chép thư mục thu được vào vị trí muốn lưu trữ PNotes để sử dụng về sau.

Bạn chỉ việc khởi chạy tập tin PNotes.exe trong thư mục vừa thu được để kích hoạt sử dụng. PNotes chiếm rất ít tài nguyên và hiển thị một biểu tượng dưới góc phải màn hình để người dùng thực hiện các thiết lập.

Tạo sticky mới

Mặc định, trong lần kích hoạt, PNotes sẽ khởi tạo ngay một sticky trên màn hình, nhưng chưa có nội dung. Để tạo thêm các nhắc nhở mới, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng PNotes dưới góc phải màn hình > chọn New Note.

Menu khi nhấn chuột phải vào biểu tượng PNotes dưới góc phải màn hình.

Sticky hiện ra dưới dạng một mảnh giấy, bạn gõ nội dung cần ghi nhớ vào đó. PNotes hỗ trợ đầy đủ các định dạng kích thước, kiểu font, màu sắc, in nghiêng/tô đậm/gạch chân. Và các định dạng này có thể được áp dụng độc lập với từng ký tự trên một sticky.

Ngoài ra, PNotes còn cho phép chèn nhanh một số đối tượng vào ghi chú. Bạn nhấn chuột phải lên vùng nội dung của sticky > rê chuột vào Insert > chọn Insert picture để chèn hình ảnh; Insert smiley để chèn biểu tượng mặt cười; Insert date/time để chèn thời gian hiện tại.

Các biểu tượng mặt cười PNotes
Các biểu tượng mặt cười mà PNotes hỗ trợ chèn vào sticky.

Cài đặt âm báo

Để không bỏ lỡ các kế hoạch, bạn có thể đặt âm thanh nhắc nhở cho mỗi sticky, bằng cách nhấn chuột phải lên sticky > chọn Adjust Schedule. Cửa sổ thiết lập hiện ra, bạn chọn thời điểm sẽ thực hiện nhắc nhở. Theo đó, có một số tùy chọn như:

Thiết lập thời điểm phát âm thanh nhắc nhở
Thiết lập thời điểm phát âm thanh nhắc nhở.

- Once at: Chỉ nhắc nhở một lần vào một thời điểm cụ thể do người dùng thiết lập.

- Every day at: Nhắc nhở mỗi ngày tại một thời điểm xác định.

- Repeat every: Lặp lại nhắc nhở sau một khoảng thời gian.

- Weekly on: Sẽ có nhắc nhở tại một thời điểm vào một hay nhiều ngày nào đó trong tuần.

- After: Chỉ nhắc nhở một lần, sau một khoảng thời gian, kể từ thời điểm hiện tại. Bạn có thể chỉnh sửa thời điểm hiện tại trong ô Exact time.
- Monthly: Nhắc nhở theo ngày tháng hay theo ngày của tuần trong tháng.

Thiết lập xong thời gian nhắc nhở cho công việc cần thực hiện, bạn chọn tiếp một tập tin âm thanh muốn sử dụng, bằng cách nhấn biểu tượng chiếc loa (Listen) ở trường File trong mục Sound alert. Xong, chọn OK.

Thay áo cho sticky

Một sticky được áp dụng “bộ áo” mới
Một sticky được áp dụng “bộ áo” mới.

Để PNotes vừa là trợ thủ nhắc nhở công việc, vừa là công cụ làm đẹp màn hình desktop, bạn nên làm phong phú thêm “bộ áo” của các sticky. Tải về “bộ áo” bạn thích, giải nén, rồi truy cập vào vào thư mục thu được, sao chép tập tin *.skn vào thư mục [Đường dẫn của bạn]/PNotes/Skin.

Sau đó, bạn nhấn chuột phải lên sticky trên màn hình > chọn Adjust Appearance > chọn “bộ áo” muốn dùng từ danh sách xuất hiện trong thẻ Skin.

Chọn “áo” cho sticky
Chọn “áo” cho sticky.

Thiết lập nâng cao

- PNotes khởi động cùng Windows: Bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng PNotes dưới góc phải màn hình > chọn Preferences > Misc > đánh dấu chọn vào Run on system start > OK.

Thiết lập PNotes khởi động cùng Windows
Thiết lập PNotes khởi động cùng Windows.

- Tạo mật mã bảo vệ thiết lập PNotes: Cũng nhấn chuột phải lên biểu tượng PNotes dưới khay hệ thống, rồi bạn rê chuột vào Password > chọn Create Password > nhập cùng một chuỗi mật mã vào ô Enter password và Confirm password > OK.

Tạo mật khẩu bảo vệ PNotes
Tạo mật khẩu bảo vệ PNotes.

Phạm Lý Thành
Theo Pcworld
>> Xem thêm

30 font chữ đẹp của các thương hiệu nổi tiếng


vncongnghe -  Font chữ có thể được ứng dụng vào logo với nhiều mục đích khác nhau, nhưng ưu tiên hàng đầu là phải thể hiện được tinh thần và ngành nghề hoạt động của thương hiệu. Bên cạnh đó fontchữ được chọn phải hài hòa với phong cách thiết kế logo. Ngoài ra, đây cũng là một trong những cách thể hiện cá tính và truyền đạt nội dung hiệu quả nhất trong lĩnh vực quảng cáo, giải trí. Bài viết này tiếp tục giới thiệu 30 font chữ của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, hỗ trợ download hoàn toàn miễn phí.

Atari - Isuzu - United States Post - Subway - Laser Technika - Digital Surf - Ubuntu -Starcraft - Quake - Unreal Tournament - Snicker - Scrabble - PS2 - Nintendo - Pontiac -Playboy - Pizza Hut - Xerox - Nec - Nautica - Nasa - Namco - Ngate - Mentos - Lego -Kitkat - Converse - Hard Rock Coffee - Dodge - CNN


Chọn lựa font chữ trong thiết kế logo là rất quan trọng, chỉ cần kết hợp với một font phù hợp thì logo dù rất đơn giản cũng sẽ trở nên hoàn hảo và tạo được dấu ấn tốt với người nhìn. Bài viết này tiếp tục giới thiệu 24 font chữ của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, bạn có thể tải về miễn phí và sử dụng chúng để tạo nên sự độc đáo trong thiết kế của mình.

Heineken - Ferrari - Android - Pepsi - Facebook - Burger King - Puma - Twitter - Digg -Accenture -Hollywood - Swatch - Skype - LinkedIn - Hulu - Google - YouTube - Flickr -Last.fm - Vimeo - Zopa - Sony - Adidas - Honda

Theo tinhte.vn
>> Xem thêm

30 font chữ đẹp của các thương hiệu nổi tiếng


vncongnghe -  Font chữ có thể được ứng dụng vào logo với nhiều mục đích khác nhau, nhưng ưu tiên hàng đầu là phải thể hiện được tinh thần và ngành nghề hoạt động của thương hiệu. Bên cạnh đó fontchữ được chọn phải hài hòa với phong cách thiết kế logo. Ngoài ra, đây cũng là một trong những cách thể hiện cá tính và truyền đạt nội dung hiệu quả nhất trong lĩnh vực quảng cáo, giải trí. Bài viết này tiếp tục giới thiệu 30 font chữ của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, hỗ trợ download hoàn toàn miễn phí.

Atari - Isuzu - United States Post - Subway - Laser Technika - Digital Surf - Ubuntu -Starcraft - Quake - Unreal Tournament - Snicker - Scrabble - PS2 - Nintendo - Pontiac -Playboy - Pizza Hut - Xerox - Nec - Nautica - Nasa - Namco - Ngate - Mentos - Lego -Kitkat - Converse - Hard Rock Coffee - Dodge - CNN


Chọn lựa font chữ trong thiết kế logo là rất quan trọng, chỉ cần kết hợp với một font phù hợp thì logo dù rất đơn giản cũng sẽ trở nên hoàn hảo và tạo được dấu ấn tốt với người nhìn. Bài viết này tiếp tục giới thiệu 24 font chữ của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, bạn có thể tải về miễn phí và sử dụng chúng để tạo nên sự độc đáo trong thiết kế của mình.

Heineken - Ferrari - Android - Pepsi - Facebook - Burger King - Puma - Twitter - Digg -Accenture -Hollywood - Swatch - Skype - LinkedIn - Hulu - Google - YouTube - Flickr -Last.fm - Vimeo - Zopa - Sony - Adidas - Honda

Theo tinhte.vn
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 Khoa học - Công nghệ
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang