Khoa học - Công nghệ
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viễn thông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viễn thông. Hiển thị tất cả bài đăng

Lần đầu tiên có dịch vụ tin nhắn đa phương tiện quốc tế

vncongnghe - Từ 12/12/2012, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ tin nhắn đa phương tiện quốc tế iMMS cho tất cả thuê bao trả trước và trả sau.


Với vùng phủ rộng, trên 200 quốc gia và 600 mạng trên thế giới, Viettel là nhà mạng tiên phong cung cấp dịch vụ iMMS tới khách hàng

MMS là dịch vụ nhắn tin đa phương tiện, giúp khách hàng có thể soạn tin nhắn gửi kèm hình ảnh, âm thanh hay video, với số ký tự cao gấp nhiều lần thay vì chỉ gửi được 160 ký tự của tin nhắn SMS quốc tế thông thường. Giá cước cho một bản tin iMMS là 6.000đ với dung lượng lên đến 3MB. Nếu thuê bao đang roaming sẽ phải trả thêm cước data roaming truy cập theo giá của nước đang chuyển vùng.

Viettel hỗ trợ 2 cách nhập số điện thoại nhận như sau:

• Cách 1: [+] + [Mã quốc gia] + [Mã vùng] + [Số điện thoại]
• Cách 2: [00] + [Mã quốc gia] + [Mã vùng] + [Số điện thoại]


Ví dụ: Khi thực hiện nhắn tin đến số thuê bao di động ở Thái Lan là 0852345678, Quý khách cần nhập số điện thoại nhận tin nhắn như sau: +66852345678 hoặc 0066852345678. Trong đó, 66 là mã quốc gia của Thái Lan.

Để sử dụng dịch vụ MMS, máy điện thoại của khách hàng phải có hỗ trợ gửi tin MMS và đã đăng ký thành công dịch vụ Data (GPRS/EDGE) hoặc Mobile Internet (MI, MiMax,…).

Chi tiết tham khảo: vietteltelecom.vn/di-dong/mms-quoc-te/gia-cuoc-65.html

Theo Vietnamnet, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Người Mỹ đổ nhiều tiền hơn vào dịch vụ viễn thông

vncongnghe.com - Tạp chí tiêu dùng phổ biến Consumer Reports vừa công bố bản thống kê cho thấy, smartphone đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn tại thị trường Mỹ, và kéo theo đó là những khoản chi phí viễn thông tăng vọt.

Người Mỹ ngày càng “yêu“ Smartphone hơn.

Theo nguồn tin trên, thuê bao di động tại Mỹ đã phải rút ví nhiều hơn 7% để chi trả phí viễn thông trong năm nay, so với hồi năm ngoái. Tất nhiên, nguyên nhân dẫn tới tình trạng “ngốn” nhiều tiền như vậy chính là smartphone.

Consumer Reports chỉ ra rằng, hiện giờ có tới 70% lượng thuê bao di động đang sử dụng điện thoại thông minh, tăng 50% so với hồi năm 2011.

Tạp chí trên nói rằng smartphone đang có sức hấp dẫn rất lớn, khiến người tiêu dùng chịu chi như vậy.

Bởi khi nâng cấp từ điện thoại di động thường lên loại “thông minh,” họ sẽ phải bỏ ra cỡ 100 - 400 USD để mua thiết bị, cho dù đó là giá bán đã được nhà mạng hỗ trợ, và đi kèm với hợp đồng sử dụng dịch vụ trong 2 năm.

Như vậy, mỗi tháng thì chủ nhân của smartphone sẽ phải mất thêm từ 70-110 USD để trả phí dịch vụ dữ liệu không dây. Trong khi đó, điện thoại di động thường chỉ có phí dịch vụ là 40-70 USD mỗi tháng.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Sáp nhập MobiFone và VinaPhone sẽ gây ra độc quyền

vncongnghe.com - Ajay Sander – Phó Giám đốc cao cấp phụ trách CNTT của hãng tư vấn Frost & Sullivan đã phân tích thị trường di động Việt Nam trên tạp chí TelecomAsia tháng 11/2012 và nhận định nếu phương án sáp nhập MobiFoneVinaPhone được thông qua sẽ gây ra độc quyền thị trường.

Thị trường viễn thông Việt Nam đang chuyển sang thời kỳ sáp nhập, từ EVN Telecom sáp nhâp vào VIettel, tới đề xuất VinaPhone sáp nhập với MobiFone.

Thị trường di động Việt Nam có 6 nhà mạng tham gia khai thác, trong đó 3 nhà mạng hàng đầu kiểm soát tới 90% thị phần. Dù cơ quan quản lí viễn thông không giới hạn số lượng cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải đối mặt với thách thức tăng trưởng trong bối cảnh thị trường do các công ty nhà nước thống trị. Vimpelcom và SK Telecom đã tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam, tước đi lượng vốn đầu tư nước ngoài rất cần thiết. Hutchison Telecom là nhà khai thác nước ngoài duy nhất còn đặt niềm tin vào thị trường.

Tháng 6/2011, cơ quan quản lí viễn thông tuyên bố nhà đầu tư nắm giữ hơn 20% cổ phần một doanh nghiệp viễn thông không được phép nắm thêm 20% cổ phần của doanh nghiệp cạnh tranh. Tuy nhiên, VNPT gần đây vừa đệ trình Chính phủ phê duyệt phương án sáp nhập hai công ty con là MobiFone, VinaPhone; nếu được thông qua sẽ gây ra độc quyền thị trường. Hồi đầu năm 2012, VNPT và Viettel được yêu cầu giảm giá thuê kênh xuống mức trước khi hai doanh nghiệp tăng mạnh đầu năm 2011. Yêu cầu được đưa ra nhằm giải quyết những phàn nàn về việc nhà mạng tăng giá thuê thêm 276% song mức giảm sau khi đã sửa đổi vẫn là không đáng kể.

Hơn 95% thị phần di động là thuê bao trả trước. Thị trường di động Việt Nam vô cùng nhạy cảm về giá và lòng trung thành của khách hàng yếu. Do người tiêu dùng liên tục tìm kiếm các khoản khuyến mại lớn, nhà mạng cũng liên tục phải chịu áp lực cạnh tranh quyết liệt về giá và khuyến mại như miễn phí đàm thoại, tin nhắn nhằm bảo vệ thị phần.

Theo thống kê, tỉ lệ tiếp cận điện thoại di động năm 2010 của Việt Nam đạt 130%. Để duy trì tăng trưởng thuê bao, cạnh tranh giá trực tiếp là chiến lược chủ yếu của nhà mạng.

Việt Nam có chỉ số ARPU (doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao) đạt 3,68 USD/tháng, trong đó ARPU trả trước cao hơn hẳn, đạt 15,87 USD/tháng. Vietnamobile và Gtel nổi tiếng vì hay sử dụng giá cước thấp để tăng thị phần. Như một hệ quả, Viettel dù lâu nay vẫn nổi tiếng với chiến lược "di động bình dân", cũng phải chống chọi với áp lực giá để duy trì sức hấp dẫn với thị trường đại chúng.

Dữ liệu chiếm tỉ lệ khá cao trong ARPU nhưng phần lớn tới từ tin nhắn dữ liệu giá trị thấp dùng công nghệ USSD thay vì băng thông rộng tốc độ cao. Tỉ lệ chuyển mạng đạt 59,8% trong năm 2010 do mức giảm giá quyết liệt từ nhiều "người chơi" trên thị trường dẫn tới người dùng liên tiếp thay đổi các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Dự kiến tình hình này sẽ diễn tiến khả quan sau khi EVN Telecom đã được sáp nhập với Viettel và nếu kế hoạch sáp nhập MobiFone – VinaPhone được thông qua.

Sự thống trị mạnh mẽ của công ty nhà nước, thiếu hỗ trợ từ nhà quản lí và thiếu dịch vụ sáng tạo có thể thu về lợi nhuận là những yếu tố quan trọng dẫn tới tình hình hiện nay của thị trường viễn thông di động Việt Nam.

Du Lam 
Theo ICTnews/TelecomAsia/Vietnamnet
>> Xem thêm

Trung Quốc chống độc quyền thị trường băng rộng

vncongnghe.com - Trung Quốc đã thực thi luật chống độc quyền một cách triệt để nhằm bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thị trường dịch vụ Internet băng thông rộng đang chiếm lĩnh bởi hai nhà cung cấp China Telecom và China Unicom.

China Unicom cùng với China Telecom bị cáo buộc có hành động độc quyền trên thị trường dịch vụ Internet băng thông rộng tại Trung Quốc.

Điều tra lớn sau khi ban hành luật chống độc quyền

Đầu tháng 11/2011, các quan chức Trung Quốc công bố cuộc điều tra bất thường đối với hai hãng viễn thông China Telecom và China Unicom vì cáo buộc hai hãng này có hành động độc quyền trên thị trường dịch vụ Internet băng thông rộng. Đây được coi là cuộc điều tra lớn đầu tiên về độc quyền sau khi Trung Quốc thông qua luật chống độc quyền vào năm 2008.

Tại thời điểm đó, China Telecom và China Unicom đang chiếm tổng số 2/3 thị phần thị trường băng thông rộng Trung Quốc. Theo bà Li Qing, Phó Giám đốc bộ phận giám sát giá và chống độc quyền của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc, khi đó China Telecom và China Unicom đang lợi dụng sự chiếm lĩnh này để tăng giá dịch vụ băng thông rộng cung cấp cho các đối thủ nhưng không hề tối ưu hóa tốc độ mạng. Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc, bà Li nói: “Họ dùng vị trí chiếm lĩnh để tính giá các đối thủ cao hơn trong khi lại tính mức giá thấp hơn cho những công ty không cạnh tranh với họ. Đó là hành vi phân biệt đối xử về giá”.

Bà Li cho biết, nếu phát hiện của NDRC là chính xác, China Telecom và China Unicom sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 1-10% doanh thu trong năm trước đó (2010).

Cuối tháng 11/2011, China Telecom và China Unicom đã nộp đơn lên NDRC, đề nghị cơ quan này ngừng cuộc điều tra. Theo Điều 45 của luật chống độc quyền Trung Quốc, nếu công ty bị điều tra về hành vi độc quyền cam kết sẽ có các biện pháp kịp thời để loại bỏ những hậu quả do hành vi bị cáo buộc là độc quyền gây ra, cơ quan thực thi luật có thể quyết định ngừng việc điều tra. Sau khi các cam kết đó được hoàn thành, cơ quan thực thi luật có thể quyết định chấm dứt hoàn toàn cuộc điều tra. Ngược lại, cuộc điều tra có thể được tiếp tục trong các trường hợp sau: 1- Công ty bị điều tra không thực hiện được cam kết khắc phục hậu quả; 2 - Những điều kiện dẫn tới quyết định ngừng cuộc điều tra thay đổi về bản chất; 3- Thông tin mà công ty đó đưa ra trong đơn đề nghị ngừng điều tra là không đầy đủ hoặc không chính xác.

NDRC và SAIC chia sẻ trách nhiệm thực thi luật

Sau khi được thông qua vào năm 2008, luật chống độc quyền của Trung Quốc tiếp tục được bổ sung và sửa đổi. Trách nhiệm xử lý hành vi độc quyền và phản cạnh tranh được phân chia cho NDRC và Cục quản lý hành chính Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (SAIC). Đầu năm 2011, NDRC và SAIC đã thông qua các quy tắc về thi hành luật chống độc quyền.

Nhiệm vụ của NDRC là điều tra các hành vi độc quyền liên quan tới giá như thỏa thuận ấn định giá giữa các đối thủ cạnh tranh; hành vi lạm dụng vị trí chiếm lĩnh trên thị trường để ấn định giá. Còn SAIC xử lý việc điều tra các hành vi vi phạm không liên quan tới giá. Trong trường hợp một khiếu nại liên quan tới cả hành vi vi phạm về giá và cả hành vi không liên quan tới giá, cơ quan nào nhận được khiếu nại trước sẽ có trách nhiệm điều tra và quyết định mức phạt. Giữa hai cơ quan vẫn liên tục có sự tăng cường phối hợp để trao đổi thông tin.

Cục Kiểm soát giá và Chống độc quyền thuộc NDRC chịu trách nhiệm thực hiện luật chống độc quyền, NDRC có thể ủy quyền thực thi luật cho các cơ quan cấp tỉnh và thành phố. Theo hướng dẫn của NDRC, các quy định về chống độc quyền là nhằm ngăn chặn 3 loại hành vi: thỏa thuận thông đồng về giá, lạm dụng vị trí chiếm lĩnh trên thị trường để định giá và lạm dụng quyền hạn hành chính để định giá.

Theo ICTNews
>> Xem thêm

Hãng Google muốn lấn sân sang thị trường viễn thông

vncongnghe - Vượt ra ngoài lãnh thổ “công nghệ tìm kiếm” đang thống trị, tập đoàn Google đã chứng tỏ được sự thành công đáng nể khi họ phát triển phần mềm cho lĩnh vực thiết bị di động và nắm bắt được xu hướng mới của thị trường.

Ảnh minh họa

Tới giờ, “gã khổng lồ tìm kiếm” lại tiếp tục có tham vọng lấn sân sang mảng viễn thông, khi Nhật báo Phố Wall vừa tiết lộ rằng Google đang tiến hành đàm phán với nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh Dish Networks về việc lập liên doanh mạng di động mới tại Mỹ.

Nếu Google mở được hệ thống mạng riêng của họ, tập đoàn này sẽ cạnh tranh trực tiếp với các nhà mạng lớn của Mỹ như Verizon hay AT&T.

Nguồn tin trên cho biết là hiện giờ các cuộc đàm phán đang ở giai đoạn khởi đầu, và kết quả thế nào vẫn là một ẩn số.

Trong khi đó, phía Dish Networks xác nhận rằng họ đang thảo luận về dự án ra mắt mạng di động mới có sử dụng phổ mà họ đang nắm giữ.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Hơn 5 triệu thuê bao điện thoại lặng lẽ “khai tử”

VNC - Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, số thuê bao điện thoại phát triển mới trong 10 tháng đầu năm nay đạt trên 10 triệu thuê bao, nhưng thực tế, số lượng thuê bao tăng trưởng thực so với cùng kỳ năm ngoái chỉ là 5 triệu.

5 triệu thuê bao điện thoại đã rời mạng trong 1 năm qua.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê vừa công bố, trong 10 tháng đầu năm nay, số thuê bao điện thoại phát triển mới đạt trên 10 triệu máy, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó có 16,3 nghìn thuê bao cố định, bằng 36,1% cùng kỳ và 10 triệu thuê bao di động, tăng 9,6%.

Cục Thống kê cũng cho biết, số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 10/2012 ước tính đạt 135,7 triệu thuê bao, tăng 4% so với cùng thời điểm năm trước. Thuê bao cố định đã giảm 2,8%, từ 15,5 triệu thuê bao của năm cùng kỳ năm ngoái xuống còn 15 triệu thuê bao, trong khi đó, thuê bao di động đạt 120,7 triệu thuê bao, tăng 4,9%.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê tháng 10/2011, số thuê bao điện thoại cả nước đạt 130,7 triệu máy. Do đó, có thể thấy mặc dù thuê bao phát triển mới 10 tháng qua đạt trên 10 triệu thuê bao, nhưng số tăng trưởng thực của thị trường viễn thông trong 1 năm qua chỉ dừng lại con số 5 triệu, tức 5 triệu thuê bao điện thoại đã lặng lẽ rời mạng. Số lượng lớn thuê bao này chủ yếu là SIM rác, SIM ảo chỉ được sử dụng một thời gian ngắn.

Báo cáo cũng cho thấy số thuê bao Internet băng rộng trên cả nước tính đến cuối tháng 10/2011 ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao, tăng 19,4% so với cùng thời điểm năm trước. Tuy nhiên, con số này đã dẫm chân tại chỗ từ nửa năm nay.

Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông 10 tháng qua ước tính đạt 140,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2011.

Khôi Linh
Theo Dân Trí
>> Xem thêm

Trung Quốc vượt Mỹ thành thị trường 3G lớn nhất

VNC - Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) hôm 25/10 thông báo số người đăng ký sử dụng các dịch vụ di động 3G ở nước này đã tăng 74,22 triệu người trong chín tháng đầu năm nay.

Ảnh minh họa

Theo số liệu trước đó của hãng nghiên cứu TeleGeography (Mỹ), số thuê bao di động 3G ở Trung Quốc đã tăng gấp hơn hai lần từ 81 triệu lên 176 triệu trong khoảng từ quý 2/2011 và quý 2/2012. Trong quý 1 năm nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường 3G lớn nhất thế giới.

Theo nhà phân tích Mark Gibson, "bất chấp việc các dịch vụ 3G ngày càng phổ biến, song ở Trung Quốc vẫn có tới 860 triệu thuê bao 2G, và đây là một mảnh đất màu mỡ để các nhà cung cấp dịch vụ 3G khai thác. Cho dù dịch vụ 4G chuẩn bị được tung ra song số thuê bao 3G ở Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh và đạt 667 triệu vào năm 2016."

Ông Trương Phong, Vụ trưởng Vụ phát triển viễn thông MIIT, nói tại cuộc họp báo rằng tính đến hết tháng Chín vừa qua, ở Trung Quốc có tổng cộng 1,37 tỷ thuê bao điện thoại.

Trong khi đó, số người sử dụng Internet băng thông rộng ở nước này tăng 20,57 triệu lên 550 triệu người. Tỷ lệ sử dụng Internet đạt 41,1%.

Trong chín tháng đầu năm, doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh chính của ngành viễn thông Trung Quốc tăng 9,2% so với một năm trước lên 801 tỷ Nhân dân tệ (127,14 tỷ USD).

Doanh thu quý 3 cũng tăng 9,2% so với một năm trước, giảm 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Trung Quốc vượt Mỹ thành thị trường 3G lớn nhất

VNC - Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) hôm 25/10 thông báo số người đăng ký sử dụng các dịch vụ di động 3G ở nước này đã tăng 74,22 triệu người trong chín tháng đầu năm nay.

Ảnh minh họa

Theo số liệu trước đó của hãng nghiên cứu TeleGeography (Mỹ), số thuê bao di động 3G ở Trung Quốc đã tăng gấp hơn hai lần từ 81 triệu lên 176 triệu trong khoảng từ quý 2/2011 và quý 2/2012. Trong quý 1 năm nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường 3G lớn nhất thế giới.

Theo nhà phân tích Mark Gibson, "bất chấp việc các dịch vụ 3G ngày càng phổ biến, song ở Trung Quốc vẫn có tới 860 triệu thuê bao 2G, và đây là một mảnh đất màu mỡ để các nhà cung cấp dịch vụ 3G khai thác. Cho dù dịch vụ 4G chuẩn bị được tung ra song số thuê bao 3G ở Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh và đạt 667 triệu vào năm 2016."

Ông Trương Phong, Vụ trưởng Vụ phát triển viễn thông MIIT, nói tại cuộc họp báo rằng tính đến hết tháng Chín vừa qua, ở Trung Quốc có tổng cộng 1,37 tỷ thuê bao điện thoại.

Trong khi đó, số người sử dụng Internet băng thông rộng ở nước này tăng 20,57 triệu lên 550 triệu người. Tỷ lệ sử dụng Internet đạt 41,1%.

Trong chín tháng đầu năm, doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh chính của ngành viễn thông Trung Quốc tăng 9,2% so với một năm trước lên 801 tỷ Nhân dân tệ (127,14 tỷ USD).

Doanh thu quý 3 cũng tăng 9,2% so với một năm trước, giảm 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Chính thức thu cước hòa mạng thuê bao di động trả trước

VNC - Bộ TT-TT vừa ban hành Thông tư 14 quy định giá cước dịch vụ di động mặt đất. Theo đó, cước hòa mạng của thuê bao di động trả sau là 35 nghìn đồng, và cước hòa mạng của thuê bao di động trả trước là 25 nghìn đồng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.

Ảnh minh họa

Theo Thông tư vừa được Bộ TT-TT ban hành các thuê bao di động mới muốn hoạt động được phải đăng ký với các nhà mạng và đóng cước phí hòa mạng. Đây là nét mới nhất trong Thông tư. Trước đó, các thuê bao di động trả trước chỉ cần mua SIM là có thể sử dụng dịch vụ, cước hòa mạng chỉ được áp dụng với các thuê bao di động trả sau.

Theo đó, giá cước hòa mạng được quy định là 35.000 VND/01 số thuê bao hòa mạng đối với dịch vụ thông tin di động trả sau và 25.000 VND/01 số thuê bao hòa mạng đối với dịch vụ thông tin di động trả trước.

Thông tư quy định rõ các nhà mạng không được tăng, giảm giá và khuyến mại đối với giá cước hòa mạng.

Bộ cũng nêu rõ giá cước hòa mạng chỉ thu một lần và thanh toán ngay khi khách hàng ký hợp đồng sử dụng dịch vụdi động trả sau và khi khách hàng mua SIM thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di động trả trước.

Thông tin cũng quy định doanh nghiệp thông tin di động không được lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để bán, khuyến mại hoặc chiết khấu giảm giá SIM thuê bao thấp hơn giá thành toàn bộ của SIM trắng cộng với giá cước hòa mạng khi bán SIM thuê bao cho đại lý phân phối và người sử dụng dịch vụ nhằm cạnh tranh không lành mạnh và gây mất ổn định thị trường.

Các nhà mạng cũng không được nạp sẵn tiền vào tài khoản đối với tất cả SIM thuê bao đang lưu thông trên thị trường hoặc chưa hòa mạng.

Về thẻ nạp điện thoại, Thông tư quy định chỉ có các nhà mạng mới được phát hành thẻ nạp. Và, nhà mạng phải thông báo các loại thẻ, mệnh giá thẻ cho Bộ TT-TT khi phát hành thẻ thanh toán. Các hãng viễn thông cũng phải kiểm tra, giám sát các đại lý phân phối trong việc bán SIM thuê bao, thẻ nạp tiền.

Trong khi Thông tư 04 được ban hành nhằm quản lý thuê bao di động trả trước thì Thông tin 14 được Bộ TT-TT đưa ra nhằm hạn chế được vấn nạn SIM rác, SIM ảo vốn đang là vấn nạn hiện nay. Theo Bộ TT-TT, Thông tư nhằm bảo đảm việc phát triển dịch vụ thông tin di động bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Chính thức thu cước hòa mạng thuê bao di động trả trước

VNC - Bộ TT-TT vừa ban hành Thông tư 14 quy định giá cước dịch vụ di động mặt đất. Theo đó, cước hòa mạng của thuê bao di động trả sau là 35 nghìn đồng, và cước hòa mạng của thuê bao di động trả trước là 25 nghìn đồng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.

Ảnh minh họa

Theo Thông tư vừa được Bộ TT-TT ban hành các thuê bao di động mới muốn hoạt động được phải đăng ký với các nhà mạng và đóng cước phí hòa mạng. Đây là nét mới nhất trong Thông tư. Trước đó, các thuê bao di động trả trước chỉ cần mua SIM là có thể sử dụng dịch vụ, cước hòa mạng chỉ được áp dụng với các thuê bao di động trả sau.

Theo đó, giá cước hòa mạng được quy định là 35.000 VND/01 số thuê bao hòa mạng đối với dịch vụ thông tin di động trả sau và 25.000 VND/01 số thuê bao hòa mạng đối với dịch vụ thông tin di động trả trước.

Thông tư quy định rõ các nhà mạng không được tăng, giảm giá và khuyến mại đối với giá cước hòa mạng.

Bộ cũng nêu rõ giá cước hòa mạng chỉ thu một lần và thanh toán ngay khi khách hàng ký hợp đồng sử dụng dịch vụdi động trả sau và khi khách hàng mua SIM thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di động trả trước.

Thông tin cũng quy định doanh nghiệp thông tin di động không được lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để bán, khuyến mại hoặc chiết khấu giảm giá SIM thuê bao thấp hơn giá thành toàn bộ của SIM trắng cộng với giá cước hòa mạng khi bán SIM thuê bao cho đại lý phân phối và người sử dụng dịch vụ nhằm cạnh tranh không lành mạnh và gây mất ổn định thị trường.

Các nhà mạng cũng không được nạp sẵn tiền vào tài khoản đối với tất cả SIM thuê bao đang lưu thông trên thị trường hoặc chưa hòa mạng.

Về thẻ nạp điện thoại, Thông tư quy định chỉ có các nhà mạng mới được phát hành thẻ nạp. Và, nhà mạng phải thông báo các loại thẻ, mệnh giá thẻ cho Bộ TT-TT khi phát hành thẻ thanh toán. Các hãng viễn thông cũng phải kiểm tra, giám sát các đại lý phân phối trong việc bán SIM thuê bao, thẻ nạp tiền.

Trong khi Thông tư 04 được ban hành nhằm quản lý thuê bao di động trả trước thì Thông tin 14 được Bộ TT-TT đưa ra nhằm hạn chế được vấn nạn SIM rác, SIM ảo vốn đang là vấn nạn hiện nay. Theo Bộ TT-TT, Thông tư nhằm bảo đảm việc phát triển dịch vụ thông tin di động bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Thị trường viễn thông di động chưa bão hòa

VNC - Cục trưởng Cục Viễn thông nói vẫn còn cơ hội phát triển thị phần cho các mạng di động nhỏ...

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thị trường viễn thông vốn đã và đang cạnh tranh rất khắc nghiệt nhưng, nhiều doanh nghiệp viễn thông nhỏ cho rằng họ còn phải chịu sức ép lớn về lợi thế và cơ chế cạnh tranh “chưa thực sự bình đẳng” từ các doanh nghiệp lớn.

Trước vấn đề quản lý để thị trường viễn thông phát triển lành mạnh, bình đẳng, tạo cơ chế để các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội phát triển, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông nói với VnEconomy:

- Hiện việc quản lý thị trường viễn thông gồm các mảng. Thứ nhất là cấp phép cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ, thiết lập mạng lưới. Thứ hai là quản lý việc kết nối mạng viễn thông doanh nghiệp. Và thứ ba là quản lý giám sát các doanh nghiệp trong việc triển khai mạng lưới và cung cấp dịch vụ, trong đó có việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với giá cước và dịch vụ, chất lượng dịch vụ và công tác thanh kiểm tra sau này.

Đấy là những mảng quản lý chính để đảm bảo duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông.

Đó là cơ chế quản lý chung để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và phát triển, tuy nhiên, trên thị trường, đang hình thành các nhóm doanh nghiệp chênh lệch quá lớn về quy mô, thị phần, lợi thế và từ đó liên quan tới cả giá cước dịch vụ…?

Xét về nguyên tắc quản lý kinh tế đối với giá cước và theo hình thức quản lý các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, thì phân các doanh nghiệp ra làm hai loại. Một là các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường chiếm trên 30% thị phần; thứ hai là doanh nghiệp chiếm dưới 30% thị phần.

Với những doanh nghiệp chiếm trên 30% thị phần, ví dụ về mặt giá cước, trước khi họ muốn ban hành một mức giá cước nào đó thì doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý trên cơ sở không được bán dưới giá thành. Còn đối với doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế thì được quyền ban hành giá cước có thể là thấp hơn cả giá thành của mình nhưng không quá thấp so với mức trung bình hiện đang có trên thị trường.

Về cơ bản nguyên tắc quản lý kinh tế, Nhà nước không để các doanh nghiệp ép giá, phá giá, trong trường hợp có những biến động lớn Nhà nước sẽ tiến hành những biện pháp bình ổn giá cả trên thị trường. Đấy là nội dung lớn nhất về quản lý mà hiện đang nóng trên thị trường viễn thông di động.

Nhưng ngay việc khuyến mại để giữ chân và thu hút thuê bao, với cả các nhà mạng lớn, dường như vẫn “nằm ngoài” khung quản lý?

Khuyến mại nằm trong quản lý giá cước nói chung.

Hiện, theo Luật Thương mại cũng như những nội dung về quản lý khuyến mại đã được Chính phủ ban hành, kết hợp với Luật Viễn thông thì việc quản lý khuyến mại sẽ thực hiện theo đúng tinh thần của luật định.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành thông tư riêng đối với lĩnh vực di động. Sắp tới cũng hoàn hiện một số nội dung quản lý nói chung đối với lĩnh vực viễn thông, với một số dịch vụ viễn thông quan trọng, cơ bản, trên tinh thần không để cho các doanh nghiệp dùng khuyến mại để phá giá thị trường, thứ hai là thực hiện các hành vi khuyến mại nhằm thực hiện mục đích cạnh tranh không lành mạnh.

Nhưng các nhà mạng nhỏ cho biết, hiện tại họ đang rất khó cạnh tranh với các nhà mạng lớn, vậy Bộ có cơ chế gì không để các nhà mạng nhỏ vẫn có thể cạnh tranh, phát triển được?

Về mặt Nhà nước, để duy trì quan điểm cạnh tranh, chúng tôi đang cố gắng duy trì ít nhất là ba nhà cung cấp dịch vụ tương đương nhau trên thị trường. Đối với các nhà mạng khác, đặc biệt là mạng nhỏ thì đỡ bị quản lý hơn. Họ không phải là những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường nên được quyền ban hành các giá cước, thực hiện các chương trình khuyến mại mà trong thời gian đầu có thể bị lỗ và xét ra giá dịch vụ có thể thấp hơn giá thành của họ. Vì mạng nhỏ nên giá thành cao.

Tuy nhiên, dù thế nào thì cũng không được bán với giá quá thấp so với mặt bằng chung trên thị trường. Cách quản lý phi đối xứng như vậy nói chung các nước trên thế giới đều áp dụng và đấy cũng là những biện pháp ưu tiên để giúp cho các nhà mạng nhỏ có cơ hội vươn lên thành những nhà mạng lớn.

Điều đó có nghĩa, cơ hội để phát triển thị phần cho các doanh nghiệp nhỏ vẫn còn “cửa” và thị trường vẫn chưa đến mức bão hòa?

Thị trường viễn thông di động nói là bão hòa nhưng chưa phải là bão hòa. Ở những khung vực thành hay những khu vực có đời sống phát triển hầu hết các dịch vụ điện thoại cơ bản đã cung cấp cơ bản đến đa phần người dân có nhu cầu.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, ở những khu vực đời sống còn kém phát triển hơn như nông thông, miền núi vẫn cần tăng cường hơn phát triển các dịch vụ trong đó có dịch vụ điện thoại di động.

Cùng với việc thúc đẩy cạnh tranh và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh ở những khu vực, môi trường kinh doanh có lời, Bộ cũng đang trình Chính phủ chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hạ tầng đến vùng sâu vùng xa, điều này cũng giúp cho những người dân tiếp cận các dịch vụ.

Thủy Diệu
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Thị trường viễn thông di động chưa bão hòa

VNC - Cục trưởng Cục Viễn thông nói vẫn còn cơ hội phát triển thị phần cho các mạng di động nhỏ...

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thị trường viễn thông vốn đã và đang cạnh tranh rất khắc nghiệt nhưng, nhiều doanh nghiệp viễn thông nhỏ cho rằng họ còn phải chịu sức ép lớn về lợi thế và cơ chế cạnh tranh “chưa thực sự bình đẳng” từ các doanh nghiệp lớn.

Trước vấn đề quản lý để thị trường viễn thông phát triển lành mạnh, bình đẳng, tạo cơ chế để các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội phát triển, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông nói với VnEconomy:

- Hiện việc quản lý thị trường viễn thông gồm các mảng. Thứ nhất là cấp phép cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ, thiết lập mạng lưới. Thứ hai là quản lý việc kết nối mạng viễn thông doanh nghiệp. Và thứ ba là quản lý giám sát các doanh nghiệp trong việc triển khai mạng lưới và cung cấp dịch vụ, trong đó có việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với giá cước và dịch vụ, chất lượng dịch vụ và công tác thanh kiểm tra sau này.

Đấy là những mảng quản lý chính để đảm bảo duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông.

Đó là cơ chế quản lý chung để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và phát triển, tuy nhiên, trên thị trường, đang hình thành các nhóm doanh nghiệp chênh lệch quá lớn về quy mô, thị phần, lợi thế và từ đó liên quan tới cả giá cước dịch vụ…?

Xét về nguyên tắc quản lý kinh tế đối với giá cước và theo hình thức quản lý các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, thì phân các doanh nghiệp ra làm hai loại. Một là các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường chiếm trên 30% thị phần; thứ hai là doanh nghiệp chiếm dưới 30% thị phần.

Với những doanh nghiệp chiếm trên 30% thị phần, ví dụ về mặt giá cước, trước khi họ muốn ban hành một mức giá cước nào đó thì doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý trên cơ sở không được bán dưới giá thành. Còn đối với doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế thì được quyền ban hành giá cước có thể là thấp hơn cả giá thành của mình nhưng không quá thấp so với mức trung bình hiện đang có trên thị trường.

Về cơ bản nguyên tắc quản lý kinh tế, Nhà nước không để các doanh nghiệp ép giá, phá giá, trong trường hợp có những biến động lớn Nhà nước sẽ tiến hành những biện pháp bình ổn giá cả trên thị trường. Đấy là nội dung lớn nhất về quản lý mà hiện đang nóng trên thị trường viễn thông di động.

Nhưng ngay việc khuyến mại để giữ chân và thu hút thuê bao, với cả các nhà mạng lớn, dường như vẫn “nằm ngoài” khung quản lý?

Khuyến mại nằm trong quản lý giá cước nói chung.

Hiện, theo Luật Thương mại cũng như những nội dung về quản lý khuyến mại đã được Chính phủ ban hành, kết hợp với Luật Viễn thông thì việc quản lý khuyến mại sẽ thực hiện theo đúng tinh thần của luật định.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành thông tư riêng đối với lĩnh vực di động. Sắp tới cũng hoàn hiện một số nội dung quản lý nói chung đối với lĩnh vực viễn thông, với một số dịch vụ viễn thông quan trọng, cơ bản, trên tinh thần không để cho các doanh nghiệp dùng khuyến mại để phá giá thị trường, thứ hai là thực hiện các hành vi khuyến mại nhằm thực hiện mục đích cạnh tranh không lành mạnh.

Nhưng các nhà mạng nhỏ cho biết, hiện tại họ đang rất khó cạnh tranh với các nhà mạng lớn, vậy Bộ có cơ chế gì không để các nhà mạng nhỏ vẫn có thể cạnh tranh, phát triển được?

Về mặt Nhà nước, để duy trì quan điểm cạnh tranh, chúng tôi đang cố gắng duy trì ít nhất là ba nhà cung cấp dịch vụ tương đương nhau trên thị trường. Đối với các nhà mạng khác, đặc biệt là mạng nhỏ thì đỡ bị quản lý hơn. Họ không phải là những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường nên được quyền ban hành các giá cước, thực hiện các chương trình khuyến mại mà trong thời gian đầu có thể bị lỗ và xét ra giá dịch vụ có thể thấp hơn giá thành của họ. Vì mạng nhỏ nên giá thành cao.

Tuy nhiên, dù thế nào thì cũng không được bán với giá quá thấp so với mặt bằng chung trên thị trường. Cách quản lý phi đối xứng như vậy nói chung các nước trên thế giới đều áp dụng và đấy cũng là những biện pháp ưu tiên để giúp cho các nhà mạng nhỏ có cơ hội vươn lên thành những nhà mạng lớn.

Điều đó có nghĩa, cơ hội để phát triển thị phần cho các doanh nghiệp nhỏ vẫn còn “cửa” và thị trường vẫn chưa đến mức bão hòa?

Thị trường viễn thông di động nói là bão hòa nhưng chưa phải là bão hòa. Ở những khung vực thành hay những khu vực có đời sống phát triển hầu hết các dịch vụ điện thoại cơ bản đã cung cấp cơ bản đến đa phần người dân có nhu cầu.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, ở những khu vực đời sống còn kém phát triển hơn như nông thông, miền núi vẫn cần tăng cường hơn phát triển các dịch vụ trong đó có dịch vụ điện thoại di động.

Cùng với việc thúc đẩy cạnh tranh và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh ở những khu vực, môi trường kinh doanh có lời, Bộ cũng đang trình Chính phủ chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hạ tầng đến vùng sâu vùng xa, điều này cũng giúp cho những người dân tiếp cận các dịch vụ.

Thủy Diệu
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Hết thời mua sim có tiền khuyến mại trong tài khoản

VNC - "Nghiêm cấm các mạng di động nạp sẵn tiền vào tài khoản đối với tất cả các sim thuê bao"...

Thuê bao trả trước hòa mạng mới sẽ phải trả phí hòa mạng là 35.000 đồng/số thuê bao, thuê bao trả sau là 25.000 đồng/số thuê bao.

Các doanh nghiệp thông tin di động không được nạp sẵn tiền vào tài khoản đối với tất cả các sim thuê bao đang lưu hành trên thị trường hoặc chưa hòa mạng.

Nội dung đáng chú ý trên được quy định tại thông tư quy định giá cước dịch vụ di động mặt đất vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.

Cũng trong thông tư trên, Bộ quy định về giá cước hòa mạng đối với thuê bao, trong đó, đối với thuê bao trả trước hòa mạng mới sẽ phải trả phí hòa mạng là 35.000 đồng/số thuê bao, thuê bao trả sau là 25.000 đồng/số thuê bao.

Theo đó, cước hòa mạng sẽ thu một lần và thanh toán ngay sau khi khách hàng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thông tin di động trả sau và khi mua sim thuê bao sử dụng dịch vụ di động trả trước. Việc hòa mạng chỉ được thực hiện sau khi người sử dụng dịch vụ ký hợp đồng và thanh toán tiền mua sim thuê bao đối với dịch vụ thông tin di động trả sau.

Đối với thuê bao trả trước, việc hòa mạng chỉ được thực hiện khi thuê bao di động trả trước mua sim, đăng ký thông tin thuê bao và nạp tiền từ thẻ thanh toán vào tài khoản của sim.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không được tăng, giảm giá và khuyến mại đối với giá cước hòa mạng theo quy định tại Thông tư. Riêng với giá sim trắng sẽ do các mạng di động tự quy định.

Thông tư nghiêm cấm hành vi lợi dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường di động để bán, khuyến mãi hoặc chiết khấu giảm giá sim thuê bao thấp hơn giá thành của sim trắng cộng với cước hòa mạng nhằm tránh việc cạnh tranh không lành mạnh và gây mất ổn định thị trường.

"Nghiêm cấm các mạng di động nạp sẵn tiền vào tài khoản đối với tất cả các sim thuê bao đang lưu hành trên thị trường hoặc chưa hòa mạng", nội dung thông tư trên cho biết.

Thủy Diệu
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Hết thời mua sim có tiền khuyến mại trong tài khoản

VNC - "Nghiêm cấm các mạng di động nạp sẵn tiền vào tài khoản đối với tất cả các sim thuê bao"...

Thuê bao trả trước hòa mạng mới sẽ phải trả phí hòa mạng là 35.000 đồng/số thuê bao, thuê bao trả sau là 25.000 đồng/số thuê bao.

Các doanh nghiệp thông tin di động không được nạp sẵn tiền vào tài khoản đối với tất cả các sim thuê bao đang lưu hành trên thị trường hoặc chưa hòa mạng.

Nội dung đáng chú ý trên được quy định tại thông tư quy định giá cước dịch vụ di động mặt đất vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.

Cũng trong thông tư trên, Bộ quy định về giá cước hòa mạng đối với thuê bao, trong đó, đối với thuê bao trả trước hòa mạng mới sẽ phải trả phí hòa mạng là 35.000 đồng/số thuê bao, thuê bao trả sau là 25.000 đồng/số thuê bao.

Theo đó, cước hòa mạng sẽ thu một lần và thanh toán ngay sau khi khách hàng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thông tin di động trả sau và khi mua sim thuê bao sử dụng dịch vụ di động trả trước. Việc hòa mạng chỉ được thực hiện sau khi người sử dụng dịch vụ ký hợp đồng và thanh toán tiền mua sim thuê bao đối với dịch vụ thông tin di động trả sau.

Đối với thuê bao trả trước, việc hòa mạng chỉ được thực hiện khi thuê bao di động trả trước mua sim, đăng ký thông tin thuê bao và nạp tiền từ thẻ thanh toán vào tài khoản của sim.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không được tăng, giảm giá và khuyến mại đối với giá cước hòa mạng theo quy định tại Thông tư. Riêng với giá sim trắng sẽ do các mạng di động tự quy định.

Thông tư nghiêm cấm hành vi lợi dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường di động để bán, khuyến mãi hoặc chiết khấu giảm giá sim thuê bao thấp hơn giá thành của sim trắng cộng với cước hòa mạng nhằm tránh việc cạnh tranh không lành mạnh và gây mất ổn định thị trường.

"Nghiêm cấm các mạng di động nạp sẵn tiền vào tài khoản đối với tất cả các sim thuê bao đang lưu hành trên thị trường hoặc chưa hòa mạng", nội dung thông tư trên cho biết.

Thủy Diệu
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Thế giới có hơn 1 tỉ thuê bao smartphone

VNC - Trong quý 3/2012, làng công nghệ đã đón nhận một dấu mốc quan trọng, theo kết quả nghiên cứu của Strategy Analytics, số lượng smartphone trên toàn thế giới đã vượt qua mốc 1 tỉ chiếc kể từ thời điểm chiếc smartphone lần đầu tiên ra mắt vào năm 1996.

Tháng 9 vừa qua, Apple cũng thông báo hãng đã bán ra tổng cộng hơn 400 triệu thiết bị iOS. Số lượng Android hiện tại cũng là hơn 500 triệu chiếc với khoảng 1,3 triệu thiết bị được đưa vào sử dụng mỗi ngày. Nếu so sánh với số lượng smartphone vào quý 3 năm ngoái vẫn chỉ là 0,7 tỉ chiếc, con số này quả thật rất ấn tượng.


Như vậy, cứ 7 người thì có 1 người sở hữu một chiếc smartphone, có thể là iPhone, Android hoặc Symbian... Kết quả điều tra này rất chính xác và con số này thậm chí sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Theo như Strategy Analytics dự đoán, số lượng thuê bao smartphone sẽ đạt tới con số 2 tỉ cho tới năm 2015, trong khi phải mất 1 thập kỉ thế giới mới đạt tới con số 1 tỉ thuê bao smartphone. Hơn nữa, số lượng smartphone Android còn vượt qua mốc 1 tỉ chiếc vào năm 2013, nếu tốc độ tăng trưởng đúng với những gì Strategy Analytics đã dự đoán.

Thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi sẽ là những thị trường tăng trưởng mạnh trong những năm tới.

Theo TTCN, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Thế giới có hơn 1 tỉ thuê bao smartphone

VNC - Trong quý 3/2012, làng công nghệ đã đón nhận một dấu mốc quan trọng, theo kết quả nghiên cứu của Strategy Analytics, số lượng smartphone trên toàn thế giới đã vượt qua mốc 1 tỉ chiếc kể từ thời điểm chiếc smartphone lần đầu tiên ra mắt vào năm 1996.

Tháng 9 vừa qua, Apple cũng thông báo hãng đã bán ra tổng cộng hơn 400 triệu thiết bị iOS. Số lượng Android hiện tại cũng là hơn 500 triệu chiếc với khoảng 1,3 triệu thiết bị được đưa vào sử dụng mỗi ngày. Nếu so sánh với số lượng smartphone vào quý 3 năm ngoái vẫn chỉ là 0,7 tỉ chiếc, con số này quả thật rất ấn tượng.


Như vậy, cứ 7 người thì có 1 người sở hữu một chiếc smartphone, có thể là iPhone, Android hoặc Symbian... Kết quả điều tra này rất chính xác và con số này thậm chí sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Theo như Strategy Analytics dự đoán, số lượng thuê bao smartphone sẽ đạt tới con số 2 tỉ cho tới năm 2015, trong khi phải mất 1 thập kỉ thế giới mới đạt tới con số 1 tỉ thuê bao smartphone. Hơn nữa, số lượng smartphone Android còn vượt qua mốc 1 tỉ chiếc vào năm 2013, nếu tốc độ tăng trưởng đúng với những gì Strategy Analytics đã dự đoán.

Thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi sẽ là những thị trường tăng trưởng mạnh trong những năm tới.

Theo TTCN, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Sẽ chuyển mạng giữ số từ năm 2015?

VNC - Nhiều khả năng kế hoạch chuyển mạng giữ số sẽ được triển khai sau 3 năm nữa, tuy nhiên đây vẫn chưa phải là quyết định chính thức.

Ông Phạm Hồng Hải cho biết có thể Cục Viễn thông sẽ sớm trình đề án Chuyển mạng giữ số lên Bộ Thông tin & Truyền thông

Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) Phạm Hồng Hải đã chia sẻ như vậy với báo giới bên lề Hội nghị Mobile Vietnam 2012 diễn ra sáng nay tại Hà Nội.

Sau khi được Bộ giao xem xét triển khai đề án chuyển mạng giữ số, hiện Cục Viễn thông đã có trong tay những báo cáo sơ bộ ban đầu và cũng đã tiến hành tham vấn với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ý kiến từ các nhà mạng chưa nhất quán.

“Có doanh nghiệp nói chưa nên triển khai nhưng lại cũng có doanh nghiệp nói nên triển khai sớm. Hiện Cục đang hoàn tất đề án để trình lên Bộ TT&TT”, ông Hải cho biết. Nếu mọi chuyện diễn ra đúng tiến độ, đề án này sẽ có thể trình ngay trong năm nay.

Nếu như dự án được phê duyệt, các doanh nghiệp sẽ cần một khoảng thời gian để chuẩn bị, đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho việc chuyển mạng giữ số. Hiện chưa có quyết định rõ ràng về thời gian triển khai chính thức, song nhiều khả năng sẽ rơi vào năm 2015.

Trước đó, trong khuôn khổ Hội nghị, đại diện của Telcordia cũng cho rằng Việt Nam triển khai hệ thống chuyển mạng giữ số tại thời điểm này là “rất đúng lúc”. Công nghệ này hiện đã ổn định và chín muồi trên thế giới, nhiều nước đã triển khai thành công và có nhiều bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng, vị chuyên gia này phân tích. Chẳng hạn như Ấn Độ, một quốc gia Nam Á đã thực hiện chuyển mạng thành công cho một thị trường có tới 500 triệu thuê bao và 14 nhà khai thác. “Trên thực tế, Ấn Độ có hệ thống chuyển mạng giữ số lớn nhất thế giới và họ vẫn thành công”.

Các chuyên gia quốc tế có mặt tại Hội nghị đều cho rằng, đối với việc chuyển mạng giữ số, công nghệ đã không còn là rào cản mà quy hoạch phù hợp mới là chìa khóa quan trọng. Tuy nhiên, việc chuyển mạng cần phải có vài năm để xây dựng kế hoạch hợp lý, khi triển khai thực tế sẽ đạt kết quả tốt hơn.

“Việc triển khai chuyển mạng giữ số không phải chuyện bất khả thi. Vấn đề chỉ nằm ở thời gian: đâu là thời điểm phù hợp và cách triển khai như thế nào. Thực tế vẫn có khoảng 5-6 nước triển khai mỗi năm”, đại diện Telcordia nói thêm.

Một số nước mất một tháng mới có thể chuyển mạng giữ số, nhưng tại Mỹ, dịch vụ này chỉ mất đúng một giờ.

Một lời khuyên mà các chuyên gia đưa ra là Việt Nam cần xây dựng một trung tâm dữ liệu tập trung. Kho số chung quốc gia là một tài nguyên quốc gia rất quan trọng và cần có một hệ thống mới để quản lý. Lý tưởng nhất là do bên thứ ba quản lý để có thể thúc đẩy và điều phối các nhà khai thác một cách công bằng, hiệu quả.

Theo Vietnamnet, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Sẽ chuyển mạng giữ số từ năm 2015?

VNC - Nhiều khả năng kế hoạch chuyển mạng giữ số sẽ được triển khai sau 3 năm nữa, tuy nhiên đây vẫn chưa phải là quyết định chính thức.

Ông Phạm Hồng Hải cho biết có thể Cục Viễn thông sẽ sớm trình đề án Chuyển mạng giữ số lên Bộ Thông tin & Truyền thông

Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) Phạm Hồng Hải đã chia sẻ như vậy với báo giới bên lề Hội nghị Mobile Vietnam 2012 diễn ra sáng nay tại Hà Nội.

Sau khi được Bộ giao xem xét triển khai đề án chuyển mạng giữ số, hiện Cục Viễn thông đã có trong tay những báo cáo sơ bộ ban đầu và cũng đã tiến hành tham vấn với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ý kiến từ các nhà mạng chưa nhất quán.

“Có doanh nghiệp nói chưa nên triển khai nhưng lại cũng có doanh nghiệp nói nên triển khai sớm. Hiện Cục đang hoàn tất đề án để trình lên Bộ TT&TT”, ông Hải cho biết. Nếu mọi chuyện diễn ra đúng tiến độ, đề án này sẽ có thể trình ngay trong năm nay.

Nếu như dự án được phê duyệt, các doanh nghiệp sẽ cần một khoảng thời gian để chuẩn bị, đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho việc chuyển mạng giữ số. Hiện chưa có quyết định rõ ràng về thời gian triển khai chính thức, song nhiều khả năng sẽ rơi vào năm 2015.

Trước đó, trong khuôn khổ Hội nghị, đại diện của Telcordia cũng cho rằng Việt Nam triển khai hệ thống chuyển mạng giữ số tại thời điểm này là “rất đúng lúc”. Công nghệ này hiện đã ổn định và chín muồi trên thế giới, nhiều nước đã triển khai thành công và có nhiều bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng, vị chuyên gia này phân tích. Chẳng hạn như Ấn Độ, một quốc gia Nam Á đã thực hiện chuyển mạng thành công cho một thị trường có tới 500 triệu thuê bao và 14 nhà khai thác. “Trên thực tế, Ấn Độ có hệ thống chuyển mạng giữ số lớn nhất thế giới và họ vẫn thành công”.

Các chuyên gia quốc tế có mặt tại Hội nghị đều cho rằng, đối với việc chuyển mạng giữ số, công nghệ đã không còn là rào cản mà quy hoạch phù hợp mới là chìa khóa quan trọng. Tuy nhiên, việc chuyển mạng cần phải có vài năm để xây dựng kế hoạch hợp lý, khi triển khai thực tế sẽ đạt kết quả tốt hơn.

“Việc triển khai chuyển mạng giữ số không phải chuyện bất khả thi. Vấn đề chỉ nằm ở thời gian: đâu là thời điểm phù hợp và cách triển khai như thế nào. Thực tế vẫn có khoảng 5-6 nước triển khai mỗi năm”, đại diện Telcordia nói thêm.

Một số nước mất một tháng mới có thể chuyển mạng giữ số, nhưng tại Mỹ, dịch vụ này chỉ mất đúng một giờ.

Một lời khuyên mà các chuyên gia đưa ra là Việt Nam cần xây dựng một trung tâm dữ liệu tập trung. Kho số chung quốc gia là một tài nguyên quốc gia rất quan trọng và cần có một hệ thống mới để quản lý. Lý tưởng nhất là do bên thứ ba quản lý để có thể thúc đẩy và điều phối các nhà khai thác một cách công bằng, hiệu quả.

Theo Vietnamnet, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Huawei, ZTE ồ ạt vào Việt Nam: Cơ chế “không chọn không được”!

VNC - Doanh nghiệp viễn thông trong nước giải thích vì sao sử dụng nhiều thiết bị, linh kiện từ Huawei và ZTE...

Phó giám đốc một nhà mạng lớn cho biết, phần hạ tầng quan trọng nhất là hệ thống chuyển mạch thì hoàn toàn không có thiết bị của Huawei và ZTE.

Giá bỏ thầu của họ cạnh tranh nhất, thiết bị quá rẻ, các nhà cung cấp khác không đấu lại được, trong khi, cơ chế đấu thầu của mình thì không chọn họ không được.

Lãnh đạo một nhà mạng lớn đã lý giải như vậy về việc các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam phần lớn sử dụng các thiết bị hạ tầng mạng của hai nhà cung cấp Huawei và ZTE (Trung Quốc) để xây dựng, phát triển hệ thống mạng lưới viễn thông của mình.

1. Giá quá rẻ

Năm 1998, Huawei thành lập văn phòng đại điện tại Việt Nam và đến năm 2008 hãng công nghệ này chính thức thành lập Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam và từ đây Huawei “có đóng góp quan trọng vào sự phát triển bùng nổ của ngành viễn thông Việt Nam”, như lời Huawei Việt Nam tự giới thiệu.

Các giải pháp công nghệ do Huawei cung cấp đã và đang phục vụ cho hoạt động của đa số các mạng viễn thông di động Việt, và theo khẳng định của Huawei là “an toàn, ổn định và chưa từng xảy ra một sự cố lớn nào gây mất an toàn, an ninh mạng của các mạng viễn thông Việt Nam”.

Với cơ chế đấu thầu của mình, chúng tôi không chọn họ không được, vì nếu sau này thanh tra “sờ” đến, doanh nghiệp sẽ không biết giải trình kiểu gì!
Lãnh đạo một nhà mạng viễn thông trong nước

Trước khi Huawei hay ZTE ồ ạt vào Việt Nam, các nhà mạng viễn thông trong nước, trước đây, chủ yếu sử dụng các thiết bị hạ tầng mạng của các tập đoàn (thuộc các nước phát triển trong nhóm G7) như Motorola, Siemens, Ericsson… nhưng sau đó, phần lớn thiết bị hạ tầng mạng của các tập đoàn trên nhanh chóng được thay thế bởi thiết bị của Huawei và ZTE.

“Các tập đoàn trên thế giới đã không thể cạnh tranh được với giá bỏ thầu của các nhà cung cấp của Trung Quốc, giá thiết bị của họ quá cạnh tranh, chỉ bằng 40 - 50% so với giá trên thị trường”, vị lãnh đạo nhà mạng trên lý giải về nguyên do dẫn đến việc sử dụng thiết bị hạ tầng mạng của Huawei và ZTE.

Ông giải thích, vì giá bỏ thầu của họ quá rẻ, trong khi việc đầu tư, xây dựng phát triển hạ tầng mạng của các doanh nghiệp (đều là doanh nghiệp Nhà nước - PV) đều dựa trên cơ chế đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp thiết bị. Vì thế, “với cơ chế đấu thầu của mình, chúng tôi không chọn họ không được, vì nếu sau này thanh tra “sờ” đến, doanh nghiệp sẽ không biết giải trình kiểu gì!”.

Số thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE ồ ạt vào Việt Nam đến giờ vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể. Vì thế, bao nhiêu phần trăm thiết bị trên toàn hệ thống mạng của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang sử dụng của Huawei và ZTE là một câu hỏi được đặt ra.

Một số thông tin không chính thức cho rằng, số thiết bị của Huawei và ZTE chiếm tới 70 - 80% trên toàn hệ thống mạng của các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, phó giám đốc một nhà mạng lớn khẳng định, tỷ lệ thiết bị của Huawei và ZTE trên hệ thống mạng chỉ chiếm khoảng 40 - 50%, và phần hạ tầng quan trọng nhất là hệ thống chuyển mạch thì hoàn toàn không có thiết bị của Huawei và ZTE.

“Phần thiết bị này nhà mạng tuyệt đối chỉ sử dụng sản phẩm của các nước phát triển”, vị phó giám đốc này cho biết.

Theo ông, các thiết bị của Huawei và ZTE mà nhà mạng đang sử dụng trên hệ thống mạng chủ yếu là hệ thống trạm BTS, nên mức độ liên quan đến bảo mật an ninh, nếu có, cũng không quá nghiêm trọng như hệ thống chuyển mạch.

2. Sẽ đề phòng

“Mặc dù các nhà mạng đều có ý thức trong việc sử dụng các thiết bị của các đối tác ngoại, nhưng vì yếu tố giá cả nên mỗi doanh nghiệp, ở từng mức độ khác nhau đều đã nhập thiết bị của đối tác về đầu tư hạ tầng mạng lưới và cung cấp thiết bị tiêu dùng”, vị phó giám đốc của một nhà mạng khác nói.

Ngoài thiết bị hạ tầng mạng, trên thị trường Việt, Huawei và ZTE còn hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông cung cấp ra thị trường các thiết bị đầu cuối như USB 3G, điện thoại giá rẻ, modem phát Wi-fi … trong đó, đặc biệt là các thiết bị USB 3G, cơ bản là của hai doanh nghiệp này.

Hiện tại, mặc dù Viettel, nhà mạng đầu tiên của Việt Nam công bố đã sản xuất được USB 3G và có thể bắt đầu chủ động về nguồn thiết bị này, tuy nhiên, một chuyên gia công nghệ cho rằng, trong USB 3G có rất nhiều chi tiết và chi tiết quan trọng nhất là chip và khả năng phần chi tiết này Viettel vẫn phải nhập của đối tác Trung Quốc nên việc đảm bảo an toàn tuyệt đối hoàn toàn chưa thể khẳng định được.

Nhà nước cần phải có những đổi mới về cơ chế đấu thầu để doanh nghiệp không phải chọn nhà thầu có giá thấp nhất.

Đại diện nhiều doanh nghiệp viễn thông cho rằng, hiện chưa có bằng chứng cụ thể khẳng định sử dụng các thiết bị điện tử cũng như các linh kiện của Huawei hay ZTE có khả năng bị lộ thông tin cá nhân hay liên quan đến vấn đề an ninh.

Phó giám đốc một nhà mạng thừa nhận, không chỉ đối với các thiết bị hạ tầng mạng mà cả các thiết bị đầu cuối, nhìn cấu trúc và thực thể bên ngoài, sản phẩm Huawei và ZTE có chất lượng khá tốt và giá rẻ, tuy nhiên, vấn đề an ninh bên trong thì doanh nghiệp không thể biết được và cũng không dám chắc là tuyệt đối không sao, vì những yếu tố này chưa thể hiện ra bên ngoài.

Theo ông, muốn biết được các thiết bị của Huawei và ZTE có liên quan đến vấn đề an ninh hay không thì phải cần tới sự phân tích, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ông này cho rằng, với những thông tin rộ lên về Huawei và ZTE gần đây, thời gian tới, nhà mạng cũng sẽ đề phòng, tính toán cẩn thận trước khi sử dụng các thiết bị của các nhà cung cấp này.

Ngoài việc các doanh nghiệp viễn thông có thể chủ động lựa chọn nhà cung cấp về thiết bị đầu cuối, tuy nhiên với các phần thiết bị hạ tầng mạng mà được triển khai theo cơ chế đấu thầu thì theo vị phó giám đốc trên, Nhà nước cần phải có những đổi mới về cơ chế đấu thầu để doanh nghiệp không phải chọn nhà thầu có giá thấp nhất. Hoặc, theo ông, phải có định hướng, chỉ đạo của cấp trên về quy chuẩn trong việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị hạ tầng mạng, để doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở thực hiện.

Minh Anh
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Huawei, ZTE ồ ạt vào Việt Nam: Cơ chế “không chọn không được”!

VNC - Doanh nghiệp viễn thông trong nước giải thích vì sao sử dụng nhiều thiết bị, linh kiện từ Huawei và ZTE...

Phó giám đốc một nhà mạng lớn cho biết, phần hạ tầng quan trọng nhất là hệ thống chuyển mạch thì hoàn toàn không có thiết bị của Huawei và ZTE.

Giá bỏ thầu của họ cạnh tranh nhất, thiết bị quá rẻ, các nhà cung cấp khác không đấu lại được, trong khi, cơ chế đấu thầu của mình thì không chọn họ không được.

Lãnh đạo một nhà mạng lớn đã lý giải như vậy về việc các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam phần lớn sử dụng các thiết bị hạ tầng mạng của hai nhà cung cấp Huawei và ZTE (Trung Quốc) để xây dựng, phát triển hệ thống mạng lưới viễn thông của mình.

1. Giá quá rẻ

Năm 1998, Huawei thành lập văn phòng đại điện tại Việt Nam và đến năm 2008 hãng công nghệ này chính thức thành lập Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam và từ đây Huawei “có đóng góp quan trọng vào sự phát triển bùng nổ của ngành viễn thông Việt Nam”, như lời Huawei Việt Nam tự giới thiệu.

Các giải pháp công nghệ do Huawei cung cấp đã và đang phục vụ cho hoạt động của đa số các mạng viễn thông di động Việt, và theo khẳng định của Huawei là “an toàn, ổn định và chưa từng xảy ra một sự cố lớn nào gây mất an toàn, an ninh mạng của các mạng viễn thông Việt Nam”.

Với cơ chế đấu thầu của mình, chúng tôi không chọn họ không được, vì nếu sau này thanh tra “sờ” đến, doanh nghiệp sẽ không biết giải trình kiểu gì!
Lãnh đạo một nhà mạng viễn thông trong nước

Trước khi Huawei hay ZTE ồ ạt vào Việt Nam, các nhà mạng viễn thông trong nước, trước đây, chủ yếu sử dụng các thiết bị hạ tầng mạng của các tập đoàn (thuộc các nước phát triển trong nhóm G7) như Motorola, Siemens, Ericsson… nhưng sau đó, phần lớn thiết bị hạ tầng mạng của các tập đoàn trên nhanh chóng được thay thế bởi thiết bị của Huawei và ZTE.

“Các tập đoàn trên thế giới đã không thể cạnh tranh được với giá bỏ thầu của các nhà cung cấp của Trung Quốc, giá thiết bị của họ quá cạnh tranh, chỉ bằng 40 - 50% so với giá trên thị trường”, vị lãnh đạo nhà mạng trên lý giải về nguyên do dẫn đến việc sử dụng thiết bị hạ tầng mạng của Huawei và ZTE.

Ông giải thích, vì giá bỏ thầu của họ quá rẻ, trong khi việc đầu tư, xây dựng phát triển hạ tầng mạng của các doanh nghiệp (đều là doanh nghiệp Nhà nước - PV) đều dựa trên cơ chế đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp thiết bị. Vì thế, “với cơ chế đấu thầu của mình, chúng tôi không chọn họ không được, vì nếu sau này thanh tra “sờ” đến, doanh nghiệp sẽ không biết giải trình kiểu gì!”.

Số thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE ồ ạt vào Việt Nam đến giờ vẫn chưa có một con số thống kê cụ thể. Vì thế, bao nhiêu phần trăm thiết bị trên toàn hệ thống mạng của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang sử dụng của Huawei và ZTE là một câu hỏi được đặt ra.

Một số thông tin không chính thức cho rằng, số thiết bị của Huawei và ZTE chiếm tới 70 - 80% trên toàn hệ thống mạng của các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, phó giám đốc một nhà mạng lớn khẳng định, tỷ lệ thiết bị của Huawei và ZTE trên hệ thống mạng chỉ chiếm khoảng 40 - 50%, và phần hạ tầng quan trọng nhất là hệ thống chuyển mạch thì hoàn toàn không có thiết bị của Huawei và ZTE.

“Phần thiết bị này nhà mạng tuyệt đối chỉ sử dụng sản phẩm của các nước phát triển”, vị phó giám đốc này cho biết.

Theo ông, các thiết bị của Huawei và ZTE mà nhà mạng đang sử dụng trên hệ thống mạng chủ yếu là hệ thống trạm BTS, nên mức độ liên quan đến bảo mật an ninh, nếu có, cũng không quá nghiêm trọng như hệ thống chuyển mạch.

2. Sẽ đề phòng

“Mặc dù các nhà mạng đều có ý thức trong việc sử dụng các thiết bị của các đối tác ngoại, nhưng vì yếu tố giá cả nên mỗi doanh nghiệp, ở từng mức độ khác nhau đều đã nhập thiết bị của đối tác về đầu tư hạ tầng mạng lưới và cung cấp thiết bị tiêu dùng”, vị phó giám đốc của một nhà mạng khác nói.

Ngoài thiết bị hạ tầng mạng, trên thị trường Việt, Huawei và ZTE còn hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông cung cấp ra thị trường các thiết bị đầu cuối như USB 3G, điện thoại giá rẻ, modem phát Wi-fi … trong đó, đặc biệt là các thiết bị USB 3G, cơ bản là của hai doanh nghiệp này.

Hiện tại, mặc dù Viettel, nhà mạng đầu tiên của Việt Nam công bố đã sản xuất được USB 3G và có thể bắt đầu chủ động về nguồn thiết bị này, tuy nhiên, một chuyên gia công nghệ cho rằng, trong USB 3G có rất nhiều chi tiết và chi tiết quan trọng nhất là chip và khả năng phần chi tiết này Viettel vẫn phải nhập của đối tác Trung Quốc nên việc đảm bảo an toàn tuyệt đối hoàn toàn chưa thể khẳng định được.

Nhà nước cần phải có những đổi mới về cơ chế đấu thầu để doanh nghiệp không phải chọn nhà thầu có giá thấp nhất.

Đại diện nhiều doanh nghiệp viễn thông cho rằng, hiện chưa có bằng chứng cụ thể khẳng định sử dụng các thiết bị điện tử cũng như các linh kiện của Huawei hay ZTE có khả năng bị lộ thông tin cá nhân hay liên quan đến vấn đề an ninh.

Phó giám đốc một nhà mạng thừa nhận, không chỉ đối với các thiết bị hạ tầng mạng mà cả các thiết bị đầu cuối, nhìn cấu trúc và thực thể bên ngoài, sản phẩm Huawei và ZTE có chất lượng khá tốt và giá rẻ, tuy nhiên, vấn đề an ninh bên trong thì doanh nghiệp không thể biết được và cũng không dám chắc là tuyệt đối không sao, vì những yếu tố này chưa thể hiện ra bên ngoài.

Theo ông, muốn biết được các thiết bị của Huawei và ZTE có liên quan đến vấn đề an ninh hay không thì phải cần tới sự phân tích, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ông này cho rằng, với những thông tin rộ lên về Huawei và ZTE gần đây, thời gian tới, nhà mạng cũng sẽ đề phòng, tính toán cẩn thận trước khi sử dụng các thiết bị của các nhà cung cấp này.

Ngoài việc các doanh nghiệp viễn thông có thể chủ động lựa chọn nhà cung cấp về thiết bị đầu cuối, tuy nhiên với các phần thiết bị hạ tầng mạng mà được triển khai theo cơ chế đấu thầu thì theo vị phó giám đốc trên, Nhà nước cần phải có những đổi mới về cơ chế đấu thầu để doanh nghiệp không phải chọn nhà thầu có giá thấp nhất. Hoặc, theo ông, phải có định hướng, chỉ đạo của cấp trên về quy chuẩn trong việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị hạ tầng mạng, để doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở thực hiện.

Minh Anh
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 Khoa học - Công nghệ
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang