Khoa học - Công nghệ
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin xe máy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin xe máy. Hiển thị tất cả bài đăng

Phiên bản đặc biệt Kawasaki Z1000 SE chốn Sài Thành

vncongnghe - Phiên bản đặc biệt của dòng nakedbike ăn khách Kawasaki Z1000 SE 2013 sử dụng động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng 1.043 phân khối với công suất 138 mã lực.

Kawasaki Z1000 thế hệ mới ra thị trường từ năm 2009 và trở thành trào lưu chơi nakedbike mới tại Việt Nam nhờ kiểu dáng thiết kế khá hầm hố, bắt mắt. Mẫu xe mới mang động cơ 4 thì làm mát bằng dung dịch, 4 xi-lanh thẳng hàng dung tích 1.043 phân khối, sử dụng hệ thống cam đôi DOHC. Động cơ đạt công suất 138 mã lực tại vòng tua máy 9.600 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 110 Nm. Xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử và hộp số 6 cấp.

Phiên bản Z1000 Special Edition 2013 đầu tiên tại Việt Nam được Saigonmoto nhập về có phần sơn ngoại thất là sự kết hợp ba tông màu trắng-cam-đen, toàn bộ hệ thống khung sườn làm từ hợp kim nhôm giúp chiếc xe nhẹ nhàng hơn và chống bó cứng phanh ABS.


 Ngoại hình chiếc nakedbike phiên bản đặc biệt không có sự khác biệt với thiết kế truyền thống dòng naked của Kawasaki.


Khối động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng 1.043 phân khối được phủ một lớp sơn đen bóng.

Tay lái Z1000 sơn đen.

Cụm đèn pha "mắt cú" đặc trưng của Z1000.

Đèn xi-nhan đặt trên thân xe.

"Mỏ cày" phủ một lớp sơn trắng.

Cặp thắng đĩa trước có kích thước lớn.

Vè trước sơn trắng mờ.

Z1000 với bình xăng dung tích 15 lít.

Yên với chiều cao 815 mm.

Cụm đèn hậu phía sau của chiếc nakedbike.

Miếng dán bình xăng chính hãng dành cho phiên bản đặc biệt.


Cặp ống xả được sơn đen và gọn gàng phía sau xe.


Giảm xóc và mâm cùng sở hữu màu sơn đặc biệt.

Bảng đồng hồ trung tâm.

Bài và ảnh: Đức Quang
Theo vnexpress.net
>> Xem thêm

Tuyệt phẩm 'quái thú' Yamaha YZF-R1

vncongnghe - Người chiến thắng của cuộc thi Custom Showdown Pro Builder 2012 chỉ mất 5 tuần để biến YZF-R1 thành một tác phẩm nghệ thuật nhằm vinh danh lịch sử hãng môtô Nhật Bản.

Tony Sesto, cũng là ông chủ của hãng độ Sesto Custom Cycles, chế lại YZF-R1 với sự sáng tạo mang tính viễn tưởng, màu sơn khác biệt gợi nhớ tới lịch sử liên quan tới âm nhạc của Yamaha.

Yamaha YZF-R1 độ và Tony Sesto.

Chỉ riêng lớp sơn đã được xem như yếu tố quyết định thành công, nhưng vẻ đẹp của chiếc xe độ còn nằm ở mỗi chi tiết độc đáo. Bộ khung và phần lớn các bộ phận bằng kim loại đều được mạ đồng - một sự nhắc nhở khác tới nguồn gốc âm nhạc của hãng.

Hệ thống treo và phuộc chỉ có một bên. Gần như mọi bộ phận bằng kim loại đều được mạ đồng.

Hệ thống treo trước nằm một bên, phuộc trước và sau cũng chỉ có một bên, lốp Dunlop kích thước 240 mm tạo tư thế "không giống ai".

Tác phẩm là sự vinh danh lịch sử của Yamaha.

Yamaha YZF-R1 độ của Tony Sesto là tác phẩm dành chiến thắng của cuộc thi Custom Showdown Pro Builder 2012 và dành quyền tham dự triển lãm môtô quốc tế tại Long Beach, California (Mỹ).

Mỹ Anh
Theo vnexpress.net
>> Xem thêm

Yamaha Nouvo phiên bản mới vừa lộ diện

vncongnghe - Yamaha Việt Nam vừa để lộ những hình ảnh đầu tiên về phiên bản xe Nouvo SX GP mới...

Hình ảnh ban đầu cho thấy, Nouvo SX GP không có nhiều thay đổi so với phiên bản hiện tại

Sự khác biệt nhất thể hiện ở mầu sơn 3 màu trắng, xanh dương và đen

Thông tin ban đầu cho thấy, thông số kỹ thuật của Nouvo SX GP tiếp tục thừa kế từ mẫu Nouvo SX ra mắt hồi tháng 3/2012

Nhiều khả năng, Nouvo SX GP sẽ sử dụng động cơ 4 kỳ xi-lanh đơn 125 phân khối phun xăng điện tử với hành trình xi-lanh/piston là 52.4/57.9 mm và tỷ số nén 10,9:1. Xe được trang bị hệ thống truyền động vô cấp CVT

Cũng theo nguồn tin, Nouvo SX GP sẽ ra mắt trước tết dương lịch năm nay với mức giá dự kiến vào khoảng 37 triệu đồng

Minh Toàn
Ảnh Tinh Tế
Theo vnecoonomy.vn
>> Xem thêm

Cận cảnh xe chạy điện một bánh độc đáo

vncongnghe.com - Một công ty của Mỹ đã sáng chế ra một loại xe một bánh chạy điện có tên Solowheel...

Xe Solowheel rất tiết kiệm diện tích đậu đỗ

Chiếc xe này cũng chiếm diện tích khiêm tốn khi di chuyển trên đường

Solowheel có thể đi trên những đoạn đường siêu hẹp


Solowheel không gây nguy hiểm khi di chuyển hàng đôi

Thảnh thơi ngồi cà phê, với chiếc Solowheel dưới chân bàn

Chiếc xe độc đáo này có kích thước: 43,2 mm dài, 35,6 mm rộng (tính cả chỗ để chân) và 20,3 mm nếu chỗ để chân gập lại, 48,3 mm chiều cao

Chiếc xe có trọng lượng 26 pound, tương đương khoảng 11,7 kg, và có thể chở được trọng lượng tối đa 113 kg

Chiếc xe chạy điện này được quảng bá là rất thân thiện với môi trường

Solowheel dùng đi học, đi làm, đi chơi... đều tiện dụng

Chiếc xe này được người sử dụng điều khiển hoàn toàn bằng chân, trong khi đôi tay rảnh rang cho những việc khác

Bảo Vy
Ảnh: Solowheel.
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Thanh tra giao thông Đồng Nai “sắm” môtô 12.500 USD

vncongnghe.com - Đồng Nai trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước trang bị môtô thể thao cho lực lượng thanh tra giao thông...

Thanh tra giao thông Đồng Nai sẽ sử dụng môtô thể thao cho công tác tuần tra - Ảnh: Y. Thanh.

Mẫu môtô thể thao phân khối lớn Kawasaki Ninja 250R đã chính thức trở thành công cụ hỗ trợ tuần tra của thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai từ ngày 4/12 vừa qua.

Như vậy, Đồng Nai trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước trang bị môtô thể thao cho lực lượng thanh tra giao thông, thay vì những dòng môtô thông thường khác.

Kawasaki Ninja 250R thuộc dòng xe sport-bike. Mẫu môtô này mang động cơ 2 xi-lanh dung tích 249 cm3 làm mát bằng không khí, có công suất 32 mã lực tại 11.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 21 Nm tại 10.000 vòng/phút.

Xe có trọng lượng tịnh 175 kg và dung tích bình xăng ở mức 17,8 lít.

Kawasaki Ninja 250R về Việt Nam dưới hình thức nhập khẩu nguyên chiếc với mức giá dao động khoảng 12.500 USD/chiếc.

Minh Toàn
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Xe môtô Honda CBR250 lỗi phanh hàng loạt

vncongnghe.com - Những xe mắc lỗi sẽ gặp tình trạng phanh trước gần như không hoạt động trong một số trường hợp...

CBR250 là một trong những dòng môtô thể thao được ưa chuộng nhất của Honda trên thế giới - Ảnh: Motorcycles.

Khoảng 11.500 xe môtô Honda CBR250 được xác định là có vấn đề ở hệ thống phanh trước và phải về xưởng kiểm tra để đảm bảo an toàn vận hành, trang Auto Evolution cho hay.

Hãng xe Nhật Bản Honda vừa ra thông báo triệu hồi và khuyến cáo khách hàng nên mang xe về xưởng để kiểm tra và sửa chữa. Việc chỉnh sửa xe lỗi được tiến hành miễn phí với tất cả xe liên quan ngay cả khi đã hết hạn bảo hành.

Các xe lỗi nằm trong lô sản xuất tại Ấn Độ từ tháng 3/2011 đến tháng 9/2011 và thuộc phiên bản năm 2011. Lỗi này có thể khiến phanh trước gần như không hoạt động trong một số trường hợp. Dù phanh sau vẫn hoạt động nhưng khi đi ở tốc độ cao và phanh gấp, sự an toàn của người sử dụng vẫn có thể bị ảnh hưởng. Việc chỉnh sửa được xác định chỉ mất khoảng 1 giờ.

Thiết kế với hiểu dáng thể thao, máy bền và khỏe, CBR250 là một trong những dòng môtô thể thao được ưa chuộng nhất của Honda trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện có một lượng nhất định người đang sử dụng dòng xe tay côn này.

Hữu Tuyến
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Gương hậu: Xe chính chủ, người chính danh

vncongnghe.com - Suy xét tận gốc của vấn đề, thì dường như quy định "chính chủ" đang bị hiểu sai...

Xung quanh câu chuyện này có lẽ nên tách ra thành hai chữ, hai vế, giữa một bên là chính chủ với một bên là chính danh.

Khổng Tử nói, "chính danh" là làm cho đúng với danh nghĩa, cư xử và hành động đúng với cương vị mỗi người trong xã hội. Vậy "chính danh" có khác với "chính chủ", từ có tần suất xuất hiện kỷ lục trên các phương tiện truyền thông vài ngày qua?

Nguyên do của sự lùm xùm quanh câu chuyện xe chính chủ là một quy định trong Nghị định 71 của Chính phủ vừa được đưa vào thực thi. Quy định này nói về chế tài xử phạt đối với hành vi chuyển nhượng phương tiện mà không sang tên đổi chủ, tuyệt nhiên không có chữ chính chủ nào cả.

Ấy vậy mà chữ chính chủ vẫn ra đời rồi tạo nên một làn sóng dư luận trong dân chúng, trong cả giới chuyên gia, nhà quản lý đến chính khách.

Cách đây 10 năm, người viết từng một lần bị phạt về lỗi điều khiển xe không chính chủ. Tôi cự lại rằng tôi đi xe của anh tôi thì sao bị phạt. Anh cảnh sát giao thông bảo, nếu vậy thì kêu chính chủ xe đến giải quyết nhé. Nước này thì đành nộp phạt, vì chủ xe ở xa, gọi đến thế nào.

Ví dụ này cho thấy chữ chính chủ mà ta đang bàn luận nhiều, có lẽ, xuất phát từ cách gọi của các đồng chí cảnh sát giao thông.

Nhưng suy xét tận gốc của vấn đề, thì dường như quy định "chính chủ" đang bị hiểu sai. Rõ ràng, quy định chỉ nêu việc xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ, nghĩa là nhắm vào chủ sở hữu phương tiện chứ không phải người sử dụng phương tiện.

Điều này, vài ngày qua bản thân nhiều đại biểu quốc hội, đại diện nhiều cơ quan quản lý cũng đã giải thích giúp, khá cặn kẽ.

Lại nhưng, vì khi ra đường và bị kiểm tra giấy tờ, xe không đứng tên mình, cảnh sát hỏi thì ra cả mớ lý do, nào là đi xe của anh, của chị, của bố, của mẹ. Vân vân và vân vân. Thế rồi, cảnh sát giao thông yêu cầu chính chủ trực tiếp giải quyết, đây là mấu chốt của vấn đề để rồi phát sinh ra bao nhiêu thứ nữa.

Điều đáng thông cảm với ngành cảnh sát giao thông là ở chỗ, các anh thực thi luật pháp, cụ thể là hành vi không sang tên đổi chủ thì các anh phải biết được rằng chiếc xe mà các anh kiểm tra đã chuyển nhượng chưa hay chỉ là xe mượn, xe thuê.

Khó là ở chỗ đó, nên chuyện chính chủ mới nở xòe ra thành chuyện lớn, chứ thực chất đâu có lớn đến thế.

Hình dung gọn thôi, một cách cơ bản nhất, xung quanh câu chuyện này có lẽ nên tách ra thành hai chữ, hai vế, giữa một bên là chính chủ với một bên là chính danh.

Xe chính chủ là xe của chính anh, người đang sử dụng phương tiện (và bị kiểm tra giấy tờ). Còn chính danh, theo thuyết của Khổng Tử, thì anh sử dụng xe của người thân đâu có gì là sai.

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), ông Lê Hồng Sơn nói đại ý rằng quản lý việc không sang tên đổi chủ đâu phải chức năng của cảnh sát giao thông. Thành thử ra, Nghị định 71 vô hình trung đã tạo điều kiện cho cảnh sát giao thông can thiệp quá sâu vào những lĩnh vực không phải trách nhiệm quản lý của mình. “Như thế là đang “ép” quan hệ dân sự, làm co lại sự phát triển của xã hội. Người ta đi xe không chính chủ là việc bình thường”.

Đến đây thì rõ ràng mối lo bị xử phạt của những người mượn xe người thân hay thậm chí là sử dụng xe của chung trong gia đình bắt đầu được gỡ bỏ, vì đó là chính danh. Song quan trọng là, cần phải có văn bản hướng dẫn rõ hơn, kỹ hơn để dân chúng hiểu mà tuân thủ pháp luật.

Nói thế chưa hẳn là thoái thác cho quy định pháp luật, cho ngành công an và mặc kệ cho những hành vi chuyển nhượng nhưng không sang tên đổi chủ.

Ai đó nói, tôi mua xe, giấy tờ chủ cũ giao cho đầy đủ, giấy bán cũng đầy đủ, vậy là chính danh. Không phải thế. Anh mua xe nghĩa là xe đó thành của anh, nó phải được mang tên anh. Không mang tên anh thì nó không phải của anh, không chính danh mà cũng chẳng chính chủ. Nói lỡ miệng, lúc nào đó anh đánh rơi giấy bán xe, công an quy anh tội ăn trộm thì anh giải thích thế nào?

Rõ ràng trong quan hệ mua bán, việc sang tên đổi chủ là đương nhiên.

Còn sự chính danh, như đã nói ở trên, là một câu chuyện khác, hơi trừu tượng nhưng cần hiểu rõ kẻo lại trở thành không chính chủ.

Tổng thể trong câu chuyện này, có lẽ cần nhất là sự tự giác tuân thủ pháp luật của mỗi người dân, là không phát sinh những câu chuyện tương tự kiểu chính chủ thế này nữa.

Và cũng mong rằng, người thân trong gia đình tôi sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ hay ít nhất không gặp phiền phức trong chuyện giải thích sự chính danh. Vì có mấy chiếc xe trong gia đình, tất thảy chỉ mỗi tôi là… chính chủ.

* Xuất hiện thứ Bảy hàng tuần,“Gương hậu” là tiểu mục bình luận thể hiện quan điểm cá nhân của các nhà báo, cộng tác viên và bạn đọc tham gia chuyên mục Xe 360º, không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Chúng tôi tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả.

An Nhi
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Piaggio sẽ giảm giá 4 dòng xe

vncongnghe - Từ nay đến hết tháng 12/2012, hãng xe máy thời trang đến từ nước Ý sẽ áp dụng chương trình giảm giá cho 4 dòng xe mang thương hiệu Piaggio hiện có trên thị trường.

Với mức khuyến mãi 2 triệu đồng, giá bán lẻ của Liberty S 125 i.e còn ở mức 55,9 triệu đồng - Ảnh: Đức Thọ.

Trong đó, hai dòng xe Liberty và Beverly được hưởng mức giảm giá 2 triệu đồng/chiếc, hai dòng xe Fly và Zip hưởng mức giảm giá 1 triệu đồng.

Riêng Vespa, dòng xe chủ lực của Piaggio tại thị trường Việt Nam, không nằm trong chương trình.

Giá bán lẻ ưu đãi của 4 dòng xe Piaggio
Loại xeGiá cũ (VND)Giá ưu đãi (VND)
Liberty S 125 i.e57.900.00055.900.000
Liberty 125 i.e56.800.00054.800.000
Liberty 150 i.e70.700.00068.700.000
Beverly 125 i.e147.300.000145.300.000
Zip 10030.900.00029.900.000
Fly 125 i.e39.900.00038.900.000
Fly 150 i.e48.500.00047.500.000

Trí Dũng
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Xe không chính chủ, vướng mắc và ứng xử

VNC - Những vướng mắc xung quanh câu chuyện sẽ không chính chủ tiếp tục được mổ xẻ...

Quá trình xác minh xe có chính chủ hay không là rất khó, thậm chí chi phí đi xác minh còn cao hơn tiền phạt.

Sau ba ngày Nghị định 71 của Chính phủ có hiệu lực, những vướng mắc xung quanh quy định phạt nặng hành vi không sang tên, đổi chủ phương tiện giao thông mà giới truyền thông thường gọi tắt bằng cụm từ xe không chính chủ, tiếp tục được mổ xẻ.

Đúng…

Ngay khi đưa vào thực hiện, quy định trên đã lập tức tạo nên những luồng dư luận bức xúc, bởi nhiều điểm bị cho là bất hợp lý và thiếu tính khả thi. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đã thừa nhận tính đúng đắn về mặt pháp lý.

Khi báo giới đưa câu chuyện này vào hành lang Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội cũng đã đưa ra quan điểm.

Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng chủ trương khi sang tên đổi chủ phương tiện phải làm các thủ tục chuyển nhượng là đúng và cần thiết cho công tác quản lý.

“Trong quản lý có hai chuyện, một mặt là thuế thu nhập cá nhân đối với người chuyển nhượng tài sản và lệ phí trước bạ đối với việc sang tên đổi chủ, không làm nghiêm thì Nhà nước sẽ mất một khoản thu, trước ta làm chưa chặt thì nay phải chấn chỉnh; mặt khác, khi phương tiện xảy ra tai nạn hay vi phạm pháp luật, nếu áp dụng biện pháp kỹ thuật là chụp biển số, như ở các nước, phạt xe đậu sai chẳng cần gặp chủ xe, cứ dán giấy phạt là chủ xe phải tự giác đi nộp, không nộp mức phạt sẽ lũy tiến ngày càng nhiều. Nhưng điều đó chỉ thực hiện được khi xe là chính chủ, nếu là xe đã qua bao nhiêu lần đổi chủ lòng vòng, làm sao cơ quan công quyền lần theo được”, ông Thảo nói.

Như bản thân tôi không hề có một cái xe máy nào cả. Chính tôi không có xe. Con tôi thì có. Thứ Bảy, Chủ Nhật về nghỉ tôi mượn xe con tôi đi ăn sáng, uống cà phê vỉa hè. Bảo chứng minh là chính chủ, nhưng xe do con rể, con dâu đứng tên, vậy bảo tôi chứng minh cùng họ với con dâu, con rể sao được? Hoặc lập luận là cùng hộ khẩu, nhưng tôi hộ khẩu ở Hà Nội, con tôi hộ khẩu ở quê, sao mà chung hộ khẩu được?Đại biểu Ngô Văn Minh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Cũng theo đại biểu Thảo, quy định này là "đánh" vào hành vi trốn thuế chứ không "đánh" vào người tham gia giao thông trên đường. Điều đó là đúng và trên thực tế, quy định này cũng đã có từ rất lâu rồi. Nếu đúng người đi xe là người nhận chuyển nhượng mà không sang tên thì việc phạt là đúng. Phải có biện pháp kiểm soát trên đầu phương tiện, nhưng trách nhiệm này có thể không thuộc về cảnh sát giao thông.

Tương tự, đại biểu Ngô Văn Minh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng khẳng định tính đúng đắn của chủ trương phạt nặng hành vi chuyển nhượng nhưng không sang tên, đổi chủ. Theo ông, đó là việc tập trung vào nhóm những người mua đi, bán lại mà không chịu sang tên đổi chủ, chống thất thu thuế, trốn thuế và khi tội phạm xảy ra để điểu tra dễ hơn.

... nhưng chưa hợp lý

Vậy chưa hợp lý là ở chỗ nào? Đại biểu Đinh Xuân Thảo cho rằng, điểm bất hợp lý ở đây các chính sách thiếu liên hoàn và đồng bộ. Rõ ràng chủ trương là đúng và cũng đã quy định từ lâu, nhưng cách làm lại chưa hợp lý, không có tuyên truyền phổ biến, quán triệt để mọi người có nhận thức đúng, “đùng” một cái đem ra phạt.

Đại biểu Ngô Văn Minh nêu lên một thực tế, hiện nay đại bộ phận nhân dân là cả nhà có xe đi chung, tại sao bây giờ lại nói đến chuyện chính chủ hay không chính chủ?

“Như bản thân tôi không hề có một cái xe máy nào cả. Chính tôi không có xe. Con tôi thì có. Thứ Bảy, Chủ Nhật về nghỉ tôi mượn xe con tôi đi ăn sáng, uống cà phê vỉa hè. Bảo chứng minh là chính chủ, nhưng xe do con rể, con dâu đứng tên, vậy bảo tôi chứng minh cùng họ với con dâu, con rể sao được? Hoặc lập luận là cùng hộ khẩu, nhưng tôi hộ khẩu ở Hà Nội, con tôi hộ khẩu ở quê, sao mà chung hộ khẩu được?”, đại biểu Minh dẫn dụ.

Nếu cảnh sát giao thông phát hiện người đi trên đường là người nhận chuyển nhượng xe nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ thì phạt là đúng, tức là đánh vào chủ cũ và chủ mới của phương tiện, chứ không thể phạt một người vì đang sử dụng một cái xe chưa sang tên, vì chuyện mượn ôtô, xe máy là quyền mà trên thế giới này không ai cấm.Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Có một thực tế nổi lên sau khi Nghị định 71 có hiệu lực là câu chuyện phạt ai, phạt thế nào và phạt lúc nào. Khi ra hiệu lệnh dừng xe, cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ và nhận thấy giấy đăng ký không đúng tên với người vừa điểu khiển chiếc xe. Câu chuyện này lại nảy sinh hai câu chuyện khác. Thứ nhất là cảnh sát giao thông sẽ chứng minh xe chính chủ hay không chính chủ thế nào để tiến hành xử phạt? Thứ hai là theo quy định, việc xử phạt áp dụng với chủ phương tiện chứ không phải người sử dụng phương tiện (trong trường hợp thuê, mượn).

“Nếu cảnh sát giao thông phát hiện người đi trên đường là người nhận chuyển nhượng xe nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ thì phạt là đúng, tức là đánh vào chủ cũ và chủ mới của phương tiện, chứ không thể phạt một người vì đang sử dụng một cái xe chưa sang tên, vì chuyện mượn ôtô, xe máy là quyền mà trên thế giới này không ai cấm”, đại biểu Đinh Xuân Thảo phân tích.

Thực tế cũng chỉ ra, quá trình xác minh xe có chính chủ hay không là rất khó, thậm chí chi phí đi xác minh còn cao hơn tiền phạt.

Trao đổi với báo giới, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp thừa nhận, “luật pháp không cấm chuyện mượn xe đi lại, song nếu phát hiện xe không đúng tên và để phạt được thì cảnh sát cũng phải chứng minh xe đó chưa sang tên đổi chủ. Vì thế, khi người dân chứng minh là xe mượn thì cảnh sát cũng phải xác minh là xe đó mượn hay là đã bán rồi. Nếu không xác minh mà dựa vào một giấy mượn xe thì không đúng. Quy trình này cũng rất phức tạp”.

Chỉnh thế nào?

Từ góc nhìn của một thành viên cơ quan lập pháp, đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo cho rằng việc thực hiện quy định về xe không chính chủ sẽ vướng nhiều vấn đề khác. Ông nêu ví dụ, “với xe ôtô, cũng là nghị định của Chính phủ, cho phép hai người trao đổi xe chỉ cần hợp đồng ủy quyền có công chứng và nộp phí, đang có hiệu lực. Bây giờ, một văn bản khác cũng của Chính phủ thì quy định không sang tên đổi chủ ngay là vi phạm và theo đó bị phạt rất nặng là sai”.

Về hướng xử lý, đại biểu Thảo cho rằng, Chính phủ nên sớm có một văn bản chính thức quy định rõ là tạm dừng, hoãn hay lùi thi hành điều khoản này trong 6 tháng đến 1 năm và yêu cầu những người đang sử dụng ôtô, xe máy không chính chủ phải chuyển đổi. Cũng như từ nay trở đi, các giao dịch đều phải làm đúng thủ tục. Hết thời gian gia hạn, ai không làm sẽ bị xử lý nghiêm, phạt nặng.

Cũng theo đại biểu Thảo, việc xử lý không phải trách nhiệm của cảnh sát giao thông mà cần các cách làm khác. “Nên làm một đợt tổng kiểm tra chủ phương tiện và nhà quản lý phải làm, có thể thông qua việc mua bảo hiểm, đăng kiểm định kỳ…, phải chính chủ mới cho phép, tức là đánh vào trách nhiệm của các chủ xe, mới và cũ. Chứ kiểm tra đối với người đang lưu hành trên đường thì không hợp lý, vì chuyện mượn xe đâu có bị cấm. Luật chỉ quy trách nhiệm của chủ xe trong trường hợp cho người không có bằng lái xe mượn xe”.

Xét nguồn gốc sâu xa, nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ nhiều người dân không tiến hành sang tên, đổi chủ phương tiện sau chuyển nhượng là do mức phí trước bạ quá cao, đặc biệt là với ôtô. Thực tế này đã đặt ra một nhu cầu khác về việc điều chỉnh lệ phí xuống mức được xem là hợp lý.

Mới đây, đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đã nêu lên con số thống kê khoảng 40% ôtô, xe máy lưu hành hiện nay thuộc diện không chính chủ. Đây là một thực tế đáng lo ngại nếu áp vào Nghị định 71 và từ đó cũng đặt ra bài toán khó về công tác xử lý.

Xét nguồn gốc sâu xa, nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ nhiều người dân không tiến hành sang tên, đổi chủ phương tiện sau chuyển nhượng là do mức phí trước bạ quá cao, đặc biệt là với ôtô. Thực tế này đã đặt ra một nhu cầu khác về việc điều chỉnh lệ phí xuống mức được xem là hợp lý.

Tại cuộc họp báo chiều 12/11 của Bộ Công an, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị cũng nhận định nguyên nhân dẫn đến thực trạng thời gian qua người dân thờ ơ với việc sang tên đổi chủ là do lệ phí trước bạ quá cao. Tướng Nghị cũng cho biết, Bộ Công an đã kiến nghị điều chỉnh giảm mức lệ phí xuống mức thấp nhất, có thể chỉ ở mức 1%.

“Việc này vừa đảm bảo lợi ích cho nhà nước vừa đảm bảo cho người dân. Nếu cao quá, họ không chịu sang tên đổi chủ, sẽ không thu được thuế...", ông Nghị nói.

Trước đó, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cho biết ủy ban đã gửi kiến nghị lên Chính phủ về việc giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô, xe máy.

An Nhi
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Ôtô, xe máy và chuyện chính chủ, phụ chủ

VNC - Quy định xử phạt hành vi không sang tên, đổi chủ phương tiện giao thông còn ẩn chứa nhiều nỗi băn khoăn...

Công tác xác minh đôi khi lại tốn kém hơn so với số tiền phạt. Đó chính là một trong những nguyên nhân mà lâu nay người điều khiển phương tiện không chính chủ chưa bị xử phạt.

Nghị định 71 của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực với loạt hành vi vi phạm an toàn giao thông bị xử phạt nặng hơn. Trong đó, có một quy định mà phía sau đó còn ẩn chứa nhiều nỗi băn khoăn.

Dở khóc, dở cười

Tại nghị định mới, điều 33 đã được sửa đổi, bổ sung so với Nghị định 34 ban hành tháng 4/2010, trong đó: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy không thực hiện chuyển quyền sở hữu theo quy định; phạt tiền từ 6-10 triệu đồng đối với chủ xe ôtô và xe chuyên dùng không thực hiện chuyển quyền sở hữu theo quy định.

Ngay sau khi nghị định có hiệu lực, câu chuyện xe chính chủ hay không chính chủ đã nhận được vô số những phản hồi mà đa phần là thiếu ủng hộ. Vì sao vậy?

Trên thế giới, các nước đều quy định rất chặt chẽ việc sang tên, đổi chủ tài sản hay phương tiện sau khi thực hiện chuyển nhượng. Điều này cùng lúc mang lại nhiều lợi ích, từ khâu quản lý nhà nước đến đảm bảo nguồn thu ngân sách hay vấn đề trách nhiệm của người sở hữu và sử dụng phương tiện. Thậm chí, khi thực hiện đúng quy định này, những chủ phương tiện cũ sẽ nghiễm nhiên không phải chịu phạt oan do chủ phương tiện mới vi phạm pháp luật an toàn giao thông.

Thực tế tại Việt Nam, quy định bắt buộc phải sang tên, đổi chủ phương tiện sau khi chuyển nhượng đã được ban hành từ rất lâu. Tuy nhiên, do có nhiều đặc thù dẫn đến khó tiến hành xác minh để xử phạt, nên hầu như những trường hợp người sử dụng xe không chính chủ lâu nay hiếm khi bị phạt.

Có những phương tiện đã qua hàng chục đời chủ mà không biết người chủ đầu tiên là ai, thậm chí chủ trước đã chết.Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp

Theo kết quả điều tra xã hội học của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, hiện có đến 40% phương tiện giao thông tại Việt Nam là không chính chủ. Trong đó, như Phó chủ tịch Ủy ban, ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, thì “có những phương tiện đã qua hàng chục đời chủ mà không biết người chủ đầu tiên là ai, thậm chí chủ trước đã chết”.

40% là con số không nhỏ, chưa nói đến là quá lớn để có thể xử lý “ngọt ngào” khi áp vào quy định. Bởi những lý do dẫn đến hiện thực phương tiện không chính chủ vốn mang muôn hình vạn trạng mà ở đó, có những trường hợp xuất phát từ những yếu tố rất riêng tại Việt Nam.

Trong loạt phản hồi mà độc giả gửi đến tòa soạn báo sau hai ngày thực hiện Nghị định 71, nhiều độc giả đã nêu lên những tình huống rất khó xử.

Chẳng hạn, một gia đình có 3 chiếc xe máy nhưng đều do một người đăng ký chủ sở hữu. Từ bản thân người bố đến người mẹ và người con đều sử dụng xe mang một tên đăng ký. Và để tránh bị xử phạt, trong khi người mẹ luôn phải kè kè bên mình giấy đăng ký kết hôn thì người con cũng phải giữ cuốn sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh như một vật bất ly thân, ngoài những giấy tờ tùy thân thiết yếu khác.

Với đối tượng là sinh viên, xe máy chính chủ càng trở nên xa vời. Có bạn viết: “Đến Hà Nội học đại học, cháu được bố cho một chiếc xe để tiện đi lại. Không lẽ bây giờ cháu bắt bố phải viết giấy bán để đi đăng ký mới? Bố viết giấy cho mượn xe cũng được, nhưng chứng minh nhân thân thế nào? Không lẽ cháu phải cầm luôn giấy chứng minh thư của bố? Mà sau khi đọc báo thấy chuyện này bị xử phạt nặng, cháu tìm đọc nghị định thì còn gặp một quy định khác là người điều khiển phương tiện không mang theo chứng minh thư cũng bị phạt nặng. Vậy nếu cháu cầm chứng minh thư của bố, nghiễm nhiên đẩy bố cháu vào tình huống vi phạm pháp luật”.

Lại có trường hợp, một gia đình do điều kiện kinh tế chưa cho phép nên cả nhà 4 người phải dùng chung một chiếc xe máy. Trong trường hợp này, để giúp cả gia đình không vi phạm pháp luật, người đứng tên chủ sở hữu phải cùng lúc viết 3 tờ giấy cho mượn… vô thời hạn, đồng thời phải làm bản sao công chứng giấy tờ tùy thân là 3 bộ nữa, bởi giấy tờ gốc không không thể đem ra… cắt xén.

Đó chỉ là vài trường hợp điển hình mà nếu áp một cách máy móc vào quy định xem ra sẽ dễ nảy sinh nhiều chuyện dở khóc, dở cười.

Chính chủ, phụ chủ

Cũng nên nhìn nhận một cách khách quan là mỗi quy định pháp luật vốn dĩ không sai theo góc nhìn quản lý, có chăng chỉ là chưa phù hợp với thực tế theo từng thời điểm và ở chừng mực nào đó.

Không chỉ ở khía cạnh quản lý nhà nước mà ngay với bản thân người sử hữu và sử dụng phương tiện, vấn đề “chính chủ” cũng thực sự mang lại lợi ích cho bản thân. Khi giao thông được quản lý bằng hệ thống giám sát và xử lý hiện đại, thu phí hay phạt vi phạm tự động chẳng hạn, nếu phương tiện không do chính chủ điều khiển, nghiễm nhiên hệ thống sẽ tự động phạt người đứng tên. Và hệ quả tréo ngoe là, trong khi người trực tiếp sử dụng bị thu tiền (cầu đường) hoặc bị phạt do vi phạm pháp luật an toàn giao thông nghiễm nhiên bình yên thì người chủ sử hữu cũ lại bị mất tiền, bị lưu vào “sổ đen” vi phạm pháp luật.

Tại sao câu chuyện xử lý phương tiện không chính chủ lại bị xem là khó khăn, khó khả thi dẫn đến chưa nhiều người dân đồng tình?

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, thì sở dĩ tỷ lệ phương tiện không chính chủ cao trong khi quy định xử phạt thực tế đã có từ rất lâu, là do khó thực hiện khâu xử lý.

Ông thừa nhận, để xử phạt người điều khiển phương tiện không chính chủ (vi phạm pháp luật ở chỗ không sang tên đổi chủ), bản thân cơ quan chức năng sẽ phải tiến hành xác minh xem có chính chủ hay không chính chủ. Viết giấy cho mượn thì rất dễ nên kèm theo đó sẽ còn những thủ tục phức tạp khác mà cơ quan chức năng phải xác minh. Nhưng công tác xác minh, đôi khi lại tốn kém hơn so với số tiền phạt. Đó chính là một trong những nguyên nhân mà lâu nay người điều khiển phương tiện không chính chủ chưa bị xử phạt.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, khó không có nghĩa phải buông xuôi, không thực thi. Vấn đề ở chỗ nên dành thời gian để mỗi người dân nhận thức rõ các quy định pháp luật, chủ động thực hiện như một quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân.

Có độc giả nêu ý kiến: để giúp những người trong gia đình sử dụng chung phương tiện mà không bị phạt hoặc không phải cùng lúc thực hiện quá nhiều thủ tục, giấy tờ phát sinh, cơ quan chức năng nên nghiên cứu giải pháp bổ sung vào giấy đăng ký xe phần “phụ chủ” với vài “chủ phụ” khác nhau.

Có lẽ trước mắt, cơ quan cảnh sát giao thông cần ưu tiên hơn cho việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông khác, đặc biệt là những hành vi gây mất an toàn cao.

Một câu chuyện khác cần xem xét lại, theo nhiều ý kiến, là nên điều chỉnh các mức thu lệ phí trước bạ đối với xe đã qua sử dụng hay không. Bởi thực tế cho thấy, rất nhiều người do nhu cầu cá nhân hoặc điều kiện kinh tế chưa phù hợp nên buộc phải mua xe cũ. Song do mức phí đang bị đánh giá là cao (với ôtô là 12%) thì với số tiền phải chi lớn, họ thường lựa chọn sử dụng biển số cũ, theo đó nghiễm nhiên vi phạm quy định về sang tên, đổi chủ sau chuyển nhượng.

Suy cho cùng, trong tỷ lệ 40% phương tiện không chính chủ thì không phải toàn bộ là khó xử lý. Việc người dân mượn ôtô của nhau hay thuê xe để sử dụng không thường xuyên nên giấy tờ cho mượn kèm theo các thủ tục pháp lý không quá khó khăn. Còn trong trường hợp chuyển nhượng, việc sang tên đổi chủ là nên (và bắt buộc phải) làm. Khó là với những trường hợp mượn hoặc cho, tặng giữa những cá nhân mang quan hệ huyết thống.

Từ thực tế này, có độc giả nêu ý kiến: để giúp những người trong gia đình sử dụng chung phương tiện mà không bị phạt hoặc không phải cùng lúc thực hiện quá nhiều thủ tục, giấy tờ phát sinh, cơ quan chức năng nên nghiên cứu giải pháp bổ sung vào giấy đăng ký xe phần “phụ chủ” với vài “chủ phụ” khác nhau. Tương tự chiếc thẻ tín dụng, vốn lâu nay các ngân hàng đều cho phép đăng ký chủ thẻ phụ để khách hàng tiện sử dụng.

An Nhi
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Yamaha Việt Nam giới thiệu xe Jupiter FI phiên bản 5

VNC - Yamaha Việt Nam hôm 12/11 đã giới thiệu mẫu xe số Jupiter FI với những thay đổi từ thiết kế đến công nghệ...

Đây là thế hệ thứ 5 của Jupiter kể từ lần đầu tiên ra mắt thị trường Việt Nam vào năm 2001. So với thế hệ trước, Jupiter FI có nhiều thay đổi từ kiểu dáng thể thao và khí động học được thiết kế.


Kiểu dáng thiết kế được hình thành bởi lớp vỏ nhựa đa tầng, tạo nên sự phong phú cho bề mặt thân xe.

Nhờ việc phối hợp các lớp vỏ nhựa khác nhau tạo nên một thể thống nhất, không còn sự khác biệt giữa bề mặt của lớp vỏ nhựa được phủ sơn và không sơn.

Kiểu đèn pha đôi được hình thành từ sự kết hợp bởi các lớp vỏ nhựa bên ngoài. Chóa đèn với các đường gân ở góc đèn cũng được thiết kế mới.

Công-tơ-mét thay đổi so với trước với ứng dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED kết hợp hiệu ứng 3D, tích hợp đèn cảnh báo mức nhiên liệu và báo lỗi động cơ. Đồng hồ hiển thị tốc độ được bố trí ở trung tâm.

Đèn xi-nhan có kiểu dáng sao băng, đèn phanh là một tổng thể 2 tầng với kiểu dáng thể thao.

Yếm chắn bùn là sự liên kết, chuyển tiếp giữa phần yếm bên trong với lớp vỏ yếm bên ngoài. Ngoài tính năng điều tiết luồng không khí, sức mạnh của xe cũng phần nào được thể hiện nhờ vào thiết kế của phần đầu xe ôm sát xuống chắn bùn trước. 

Các cửa nạp gió làm mát động cơ được bố trí 2 bên ở trên yếm trong.

Jupiter FI thừa kế khung xe underbone làm từ các ống thép của thế hệ trước, đồng thời được điều chỉnh độ cứng làm cân bằng và tương ứng với hiệu suất động cơ. 

Hệ thống treo động cơ giảm chấn bằng cao su được thay thế bằng hệ thống gắn kết cứng. 

Càng sau cũng đã được bỏ đi phần ống ngang, đồng thời độ cứng của bề mặt trên và dưới của càng sau cũng được điều chỉnh.

Tuy nhiên, thay đổi cơ bản và đáng kể nhất ở thế hệ này chính là động cơ SOHC 4 thì, xi-lanh đơn với dung tích 115 cc, trang bị công nghệ phun xăng điện tử FI, làm mát bằng không khí. 

Đây là dòng xe số của Yamaha đầu tiên ứng dụng công nghệ phun xăng điện tử.

Với đường kính và hành trình của piston là 50mm x 57,9mm và tỷ số nén 9.3:1, động cơ đạt công suất cực đại 10 mã lực tại 7.750 vòng/phút. 

Theo công bố của hãng xe Nhật Bản, nhờ áp dụng nhiều công nghệ mới cùng với động cơ trang bị hệ thống phun xăng điện tử giúp công suất của xe tăng thêm 20% trong khi mức tiêu thụ nhiên liệu giảm 20% so với thế hệ trước.

Jupiter FI có hai phiên bản RC và Gravita. Trong đó, bản RC có mức giá bán lẻ đã bao gồm thuế giá trị gia tăng là 28,9 triệu đồng, bản Gravita có mức giá 27,4 triệu đồng.

Trí Dũng 
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 Khoa học - Công nghệ
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang