Khoa học - Công nghệ
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lượm lặt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lượm lặt. Hiển thị tất cả bài đăng

Gái mại dâm Ấn Độ đổi đời nhờ ĐTDĐ

vncongnghe.com - Người địa phương hiếm khi đến tìm vui tại khu đèn đỏ rộng thênh thang Kamathipura (Mumbai, Ấn Độ). Nhưng các cô gái tại đây cũng chẳng phải bận tâm. Chỉ với những chiếc điện thoại di động rẻ tiền, họ có thể dễ dàng chèo kéo khách từ nơi khác đến.


Những chuyên gia am hiểu thị trường tình dục Ấn Độ cho biết, ĐTDĐ giờ đây giống như cửa ngõ tí hon dẫn gái bán hoa tới với sự “hiện đại”. Nó cho phép các cô gái bỏ qua khâu ma cô, chủ chứa dẫn gái để tự mình tìm đến với khách. Đó là chưa kể nó còn khiến cho hoạt động của họ ít bị chính phủ phát hiện, lần dấu hơn.

Nhưng tất nhiên, trong khi các cô gái bán hoa có khả năng kiếm được nhiều mối khách hơn, thì nguy cơ mà họ - cũng như khách hàng của họ gặp phải càng tăng lên.

Các cuộc nghiên cứu cho thấy, những cô gái bán hoa dùng ĐTDĐ làm công cụ tìm khách chính có nguy cơ mắc HIV cao hơn, bởi so với những “đồng nghiệp” làm việc ở nhà chứa, họ ít yêu cầu khách hàng dùng bao cao su hơn.

Những cô gái này thừa nhận, họ chấp nhận rủi ro nhiều hơn để chiều lòng khách và giữ chân khách quen, đảm bảo cho thu nhập của mình.

“Giờ đây tôi phải cầm đủ tiền trên tay thì mới khởi sự”, Neelan, một gái bán hoa có 4 con tiết lộ. Nghề này chỉ là nghề phụ của Neelan và chồng cô cũng như hàng xóm đều không hề hay biết. Cái tên Neelan đương nhiên cũng chỉ là biệt danh, không phải tên thật.

“Trước đây, nếu như khách hàng sợ hãi và không đi tới khâu cuối, ma ma có thể sẽ cắt bớt tiền của gái. Nhưng giờ đây, khi khách thoái lui, tôi sẽ nói tôi đã mất công cởi hết và tiền tôi sẽ giữ hết”, Neelan thẳng thắn.


Ấn Độ từng là câu chuyện thành công đáng kinh ngạc nhất của thế giới trong cuộc chiến chống AIDS. Mặc dù căn bệnh thế kỷ chỉ lây nhiễm tại nước này từ năm 1986, song nhiều người từng dự đoán Ấn ĐỘ sẽ sớm trở thành một điểm sôi của AIDS. Năm 2002, Hội đồng Tình báo Quốc gia của CIA từng dự đoán Ấn Độ sẽ có tới 25 triệu ca nhiễm AIDS vào năm 2010. Thế nhưng trên thực tế, hiện nay cả Ấn Độ chỉ có khoảng 1,5 triệu bệnh nhân AIDS mà thôi.

Một trong những lý do quan trọng khiến AIDS không bùng phát mạnh tại Ấn là vì hầu hết phụ nữ tại đây có ít bạn tình hơn so với các quốc gia đang phát triển khác. Cũng quan trọng không kém là các nỗ lực quyết liệt của Ngân hàng thế giới và Quỹ Bill&Melinda Gates trong việc tuyên truyền, bảo vệ những nhóm nguy cơ cao như gái mại dâm, đồng tính và người nghiện ma túy.

Tuy nhiên tại thời điểm này, Quỹ BMGF gần như đã kết thúc việc giám sát và hỗ trợ hoạt động phòng chống AIDS tại Ấn Độ, khi mà các nỗ lực dạy nghề, cải tạo gái mại dâm ngày càng trở nên khó khăn.

“Gái mại dâm ở Ấn hiện hoạt động rất di động. Việc liên hệ với họ là cực khó”, cựu giám đốc Quỹ BMGF Ấn Độ cho biết.

Một nguy cơ khác nữa mà ĐTDĐ mang lại là nó đang giúp mở rộng thị trường tình dục, lôi kéo ngày càng nhiều phụ nữ làm nghề “tay trái” và thuyết phục nam giới tìm đến mại dâm nhiều hơn. Những tin nhắn mời gọi và các dịch vụ môi giới đang nở rộ như nấm sau mưa trên khắp Ấn Độ.

Trước đây, nhiều người ngại ngùng khi tìm đến gái mại dâm vì khó liên lạc hoặc ngại không muốn dây dưa đến ma cô. Nhưng giờ đây việc liên hệ với gái dễ hơn nhiều, riêng tư hơn rất nhiều, chuyên gia bệnh dịch học Suneeta Krishnan phân tích.

Sự thay đổi này đã khiến cho công việc kinh doanh ở khu đèn đỏ “chính thức” trên đường Garstin Bastion thuộc Delhi sụt giảm nghiêm trọng, và gần như phá hủy cả khu đèn đỏ Kamathipura của Mumbai, nơi các nhà chứa đã mọc lên từ thế kỷ thứ 18.

Champa, một tú bà mặt mày nhăn nheo, tay chân đeo đầy nhẫn bạc cho biết đã sở hữu một nhà chứa trong ngõ hẹp được 50 năm nay. Nhưng cũng giống như nhiều ngành nghề khác, công nghệ thông tin đã loại bỏ vai trò của những trung gian giữa người mua, kẻ bán. “Thời tàn của Kamathipura đã đến”, Champa chua chát nói.

Từng có thời Champa quản lý tới 20 gái mại dâm, sinh hoạt trong một nhà chứa rộng 9 phòng. Giờ đây, Champa chỉ còn lại 3 cô. Tệ hơn là (từ góc độ của Champa), những cô còn lại cũng tự thu phí và chỉ đưa cho Champa 2 USD mỗi ngày coi như tiền thuê phòng. Cách đây 5 năm, cứ mỗi lượt đi khách, họ lại phải chia lại cho Champa 2 USD.

Trước đây, khu hẻm nhỏ này có tới 75 nhà chứa mọc chen chúc. Giờ đây chỉ còn lại 8 nhà chứa còn hoạt động. Thập niên 90, Kamathipura từng chứa chấp tới 50.000 gái mại dâm nhưng con số đó nay chỉ còn chưa đầy 5000 người, các quan chức địa phương cho hay.

Sự tàn lụi của Kamathipura kể ra cũng có công của việc đô thị hóa. Sự phát triển chóng mặt của Ấn Độ đã biến nhiều khu ổ chuột trước đây thành địa chỉ bất động sản hút khách. Giá đất tăng khiến nhiều chủ chứa quyết định bán đất đổi tiền.

Nhưng quan trọng nhất phải kể đến sự phổ biến của ĐTDĐ. Theo ước tính, gần ¾ dân số Ấn Độ hiện sở hữu điện thoại. Sự cạnh tranh khốc liệt đã đẩy giá điện thoại xuống mức cực kỳ bình dân, ngay cả người nhặt rác giờ cũng có thể dùng điện thoại di động như ai.

“Tôi rất vui vì điện thoại trở nên phổ biến và giúp tôi có được cơ hội này”, Kushi, một bà mẹ trẻ phải dấn thân vào nghề này sau khi trốn khỏi người chồng bạo hành và nghiện rượu tâm sự. Cô kiếm được 3-4 khách hàng mỗi tuần và tính phí 20 USD/lần, đắt hơn nhiều so với mức 4 USD thường gặp ở các nhà chứa rẻ tiền.

Y Lam
Theo Vietnamnet
>> Xem thêm

Facebook bị lừa ảnh "cô gái ngực trần"

vncongnghe.com - Facebook vừa xóa một tấm ảnh vì nghĩ rằng cô gái trong tấm ảnh đang khoe ngực trần. Tấm ảnh này đã được nhóm Theories of the Deep Understanding of Things tải lên Facebook với mục đích kiểm tra chức năng kiểm duyệt nội dung hình ảnh của Facebook.

Bức ảnh gốc.

Đúng như dự đoán, Facebook đã dính bẫy một cách dễ dàng khi xác định cùi chỏ của cô gái trong tấm hình là nội dung cần bị kiểm duyệt, và chỉ trong vòng 24 giờ bức ảnh đã bị tháo xuống với lý do vi phạm điều lệ tham gia của Facebook.

Trước đây, Facebook cũng đã từng xóa những bức ảnh mẹ cho con bú vì cho rằng đó là ảnh khỏa thân.

Ngay sau đó, nhóm Theories of the Deep Understanding of Things đã tải lên một bức ảnh chỉnh sửa lại bức ảnh gốc với nội dung khôi hài nhằm châm biếm sự yếu kém của bộ máy Facebook trong việc phân biệt ảnh thông thường và ảnh cần kiểm duyệt.


Lời bình mang tính châm biếm được đăng phía dưới bức hình như sau: "Những người điều hành Facebook không thể phân biệt được cùi chỏ và bộ ngực nguy hiểm, lộ liễu của phụ nữ".

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Đọ “cậu nhỏ” để giành iPhone

VNC - Một website của Đan Mạch, đang tổ chức cuộc thi tìm kiếm người đàn ông có “của quý” nhỏ nhất nước với giải thưởng là một chiếc iPhone.

Ảnh minh họa

Trang web này khuyến khích các nam giới gửi hình ảnh “cậu nhỏ” của mình trong “trạng thái cương cứng” kèm theo số đo bên cạnh. Và tất nhiên là ảnh sẽ được đăng dưới dạng bí danh để các anh em không cảm thấy xấu hổ.

Theo quy định thì người đàn ông có kích thước cậu nhỏ khiêm tốn nhất sẽ giành được giải thưởng của cuộc thi.

Ban tổ chức cũng kêu gọi các thành viên nữ của website bình trọn cho các thí sinh và chàng trai nào được bình chọn nhiều nhất cũng sẽ giành được một giải thưởng.

Morten Fabricus, người sáng lập ra website này, nói mục đích của cuộc thi là nhằm mang lại sự vui vẻ và xua tan đi những quan điểm sai lầm về kích cỡ “cậu nhỏ”.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Đọ “cậu nhỏ” để giành iPhone

VNC - Một website của Đan Mạch, đang tổ chức cuộc thi tìm kiếm người đàn ông có “của quý” nhỏ nhất nước với giải thưởng là một chiếc iPhone.

Ảnh minh họa

Trang web này khuyến khích các nam giới gửi hình ảnh “cậu nhỏ” của mình trong “trạng thái cương cứng” kèm theo số đo bên cạnh. Và tất nhiên là ảnh sẽ được đăng dưới dạng bí danh để các anh em không cảm thấy xấu hổ.

Theo quy định thì người đàn ông có kích thước cậu nhỏ khiêm tốn nhất sẽ giành được giải thưởng của cuộc thi.

Ban tổ chức cũng kêu gọi các thành viên nữ của website bình trọn cho các thí sinh và chàng trai nào được bình chọn nhiều nhất cũng sẽ giành được một giải thưởng.

Morten Fabricus, người sáng lập ra website này, nói mục đích của cuộc thi là nhằm mang lại sự vui vẻ và xua tan đi những quan điểm sai lầm về kích cỡ “cậu nhỏ”.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

“Bình luận ngu xuẩn” trên Facebook, một cán bộ mất việc

VNC - Dùng những thán từ thô tục và danh từ mang tính xúc phạm đối với người Malay; ám chỉ người Malay có tỉ lệ li hôn cao… trên Facebook, bà Amy Cheong, nữ cán bộ Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) đã bị sa thải.

Amy Cheong
Phát biểu của bà Amy Cheong trên Facebook đầy những từ thô tục và xúc phạm nặng người Malay - Ảnh: chụp lại từ Facebook

Bà Amy Cheong, trợ lý giám đốc Ban quản lý Thành viên, đã bị NTUC sa thải với hiệu lực tức thì ngay trong sáng 8.10 sau khi đưa lên Facebook cá nhân bình luận mang tính kì thị sắc tộc vào tối qua (7.10).

Tối chủ nhật 7.10, bà Cheong viết trên Timeline của mình lời phàn nàn về tiếng ồn từ một đám cưới của người gốc Malay ở tầng trệt khu chung cư dành cho người có thu nhập thấp cạnh nhà bà.

Không chỉ phàn nàn bình thường, bà Cheong dùng những thán từ thô tục và danh từ mang tính xúc phạm đối với người Malay. Bà cũng gay gắt ám chỉ người Malay có tỉ lệ li hôn cao.

Phát biểu của bà Cheong lập tức “hứng đá” khốc liệt. Trang Facebook NTUC Membership của bộ phận mà bà Cheong quản lý cũng ngay lập tức tràn ngập phản ứng giận dữ của công chúng.

Bà Cheong liền nhanh chóng có lời xin lỗi cho “bình luận ngu xuẩn” của mình trên trang cá nhân lẫn trang của NTUC.

Tuy nhiên, “bão táp” càng lúc càng dữ dội khiến bà đóng cửa trang cá nhân.

Dù vậy, “mặt tiền” Facebook của bà với lời bình luận xúc phạm đã được cư dân mạng nhanh tay chụp lại và phổ biến trên cả Twitter với hàng trăm bình luận phản đối.

Đồng thời trên Facebook, tài khoản Fire Amy Cheong (sa thải Amy Cheong) và Stop Racism in Singapore (Hãy chấm dứt tệ phân biệt sắc tộc ở Singapore) ra đời, lập tức được hàng ngàn người ủng hộ.

NTUC ngay trong đêm 7.10 cũng lên tiếng trên Facebook cho biết họ đang điều tra về “bình luận không đứng đắn” được nói là do một cán bộ của mình đưa ra trên mạng xã hội.

“Phong trào Công nhân lấy chủ trương tập hợp toàn thể là phương châm hành động, và không chấp nhận bất kì lời nói hay hành động nào có tính nhạy cảm hay xúc phạm đối với bất kì cộng đồng nào”, NTUC trấn an.

Singapore là một quốc gia đa sắc tộc, gồm 3 nhóm chủ yếu: người Hoa, người Malay và người Ấn, trong đó người Hoa chiếm đa số với gần 75%, và người Malay chiếm khoảng 13%.

Hòa hợp sắc tộc được coi là một trong những chiến lược sống còn của chính phủ nhằm tránh bất ổn chính trị. Báo chí và ngành nghệ thuật nước này vì thế bị cấm tuyệt đối việc đụng chạm đến những vấn đề gai góc về sắc tộc.

Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi NTUC ngay trong sáng 8.10 đã ra quyết định đuổi việc bà Cheong.

Tổng thư ký NTUC Lim Swee Say, người đồng thời giữ chức Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, cho biết: “NTUC đã chấm dứt công việc của bà Amy Cheong, trợ lý giám đốc Ban quản lý Thành viên, với hiệu lực tức thì sau khi xác minh chính bà đã đăng trên Facebook cá nhân bình luận xúc phạm vào ngày 7.10.2012”.

“Chúng tôi lấy làm tiếc vì xảy ra việc này”, ông Lim nói them, đồng thời cũng nhắc lại: “Bà Cheong rất ân hận và cũng đã xin lỗi về sự bất cẩn nghiêm trọng trong phán xét của mình”.

Trang Yahoo! News cho hay theo “lý lịch” trên Facebook cá nhân (trước khi bị đóng cửa), bà Cheong tốt nghiệp đại học tại Đại học Tây Úc (University of Western Australia).

Trước đây, cũng trên Facebook, bà Cheong từng viết: “Nên cấm đám cưới tổ chức ở tầng trống của chung cư. Nếu anh không đủ tiền để tổ chức một đám cưới đàng hoàng, tốt nhất anh đừng kết hôn. Chấm hết”.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

“Bình luận ngu xuẩn” trên Facebook, một cán bộ mất việc

VNC - Dùng những thán từ thô tục và danh từ mang tính xúc phạm đối với người Malay; ám chỉ người Malay có tỉ lệ li hôn cao… trên Facebook, bà Amy Cheong, nữ cán bộ Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) đã bị sa thải.

Amy Cheong
Phát biểu của bà Amy Cheong trên Facebook đầy những từ thô tục và xúc phạm nặng người Malay - Ảnh: chụp lại từ Facebook

Bà Amy Cheong, trợ lý giám đốc Ban quản lý Thành viên, đã bị NTUC sa thải với hiệu lực tức thì ngay trong sáng 8.10 sau khi đưa lên Facebook cá nhân bình luận mang tính kì thị sắc tộc vào tối qua (7.10).

Tối chủ nhật 7.10, bà Cheong viết trên Timeline của mình lời phàn nàn về tiếng ồn từ một đám cưới của người gốc Malay ở tầng trệt khu chung cư dành cho người có thu nhập thấp cạnh nhà bà.

Không chỉ phàn nàn bình thường, bà Cheong dùng những thán từ thô tục và danh từ mang tính xúc phạm đối với người Malay. Bà cũng gay gắt ám chỉ người Malay có tỉ lệ li hôn cao.

Phát biểu của bà Cheong lập tức “hứng đá” khốc liệt. Trang Facebook NTUC Membership của bộ phận mà bà Cheong quản lý cũng ngay lập tức tràn ngập phản ứng giận dữ của công chúng.

Bà Cheong liền nhanh chóng có lời xin lỗi cho “bình luận ngu xuẩn” của mình trên trang cá nhân lẫn trang của NTUC.

Tuy nhiên, “bão táp” càng lúc càng dữ dội khiến bà đóng cửa trang cá nhân.

Dù vậy, “mặt tiền” Facebook của bà với lời bình luận xúc phạm đã được cư dân mạng nhanh tay chụp lại và phổ biến trên cả Twitter với hàng trăm bình luận phản đối.

Đồng thời trên Facebook, tài khoản Fire Amy Cheong (sa thải Amy Cheong) và Stop Racism in Singapore (Hãy chấm dứt tệ phân biệt sắc tộc ở Singapore) ra đời, lập tức được hàng ngàn người ủng hộ.

NTUC ngay trong đêm 7.10 cũng lên tiếng trên Facebook cho biết họ đang điều tra về “bình luận không đứng đắn” được nói là do một cán bộ của mình đưa ra trên mạng xã hội.

“Phong trào Công nhân lấy chủ trương tập hợp toàn thể là phương châm hành động, và không chấp nhận bất kì lời nói hay hành động nào có tính nhạy cảm hay xúc phạm đối với bất kì cộng đồng nào”, NTUC trấn an.

Singapore là một quốc gia đa sắc tộc, gồm 3 nhóm chủ yếu: người Hoa, người Malay và người Ấn, trong đó người Hoa chiếm đa số với gần 75%, và người Malay chiếm khoảng 13%.

Hòa hợp sắc tộc được coi là một trong những chiến lược sống còn của chính phủ nhằm tránh bất ổn chính trị. Báo chí và ngành nghệ thuật nước này vì thế bị cấm tuyệt đối việc đụng chạm đến những vấn đề gai góc về sắc tộc.

Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi NTUC ngay trong sáng 8.10 đã ra quyết định đuổi việc bà Cheong.

Tổng thư ký NTUC Lim Swee Say, người đồng thời giữ chức Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, cho biết: “NTUC đã chấm dứt công việc của bà Amy Cheong, trợ lý giám đốc Ban quản lý Thành viên, với hiệu lực tức thì sau khi xác minh chính bà đã đăng trên Facebook cá nhân bình luận xúc phạm vào ngày 7.10.2012”.

“Chúng tôi lấy làm tiếc vì xảy ra việc này”, ông Lim nói them, đồng thời cũng nhắc lại: “Bà Cheong rất ân hận và cũng đã xin lỗi về sự bất cẩn nghiêm trọng trong phán xét của mình”.

Trang Yahoo! News cho hay theo “lý lịch” trên Facebook cá nhân (trước khi bị đóng cửa), bà Cheong tốt nghiệp đại học tại Đại học Tây Úc (University of Western Australia).

Trước đây, cũng trên Facebook, bà Cheong từng viết: “Nên cấm đám cưới tổ chức ở tầng trống của chung cư. Nếu anh không đủ tiền để tổ chức một đám cưới đàng hoàng, tốt nhất anh đừng kết hôn. Chấm hết”.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Dân Úc hoang mang với tin nhắn chết chóc

vncongnghe - Theo nguồn tin từ CNN, hàng ngàn người dân Úc đã bắt đầu một tuần mới với một tâm trạng lo âu khi nhận được tin nhắn đòi tiền và dọa giết từ kẻ lạ mặt.

Tin nhắn đòi tiền dọa giết gửi đến hàng ngàn người Úc - Ảnh: CNN

“Sum1 thuê tao giết mày, muốn sống thì trả 5.000 USD trong vòng 48 giờ đồng hồ. Nếu mày báo cảnh sát hoặc bất kỳ ai, mày sẽ chết chắc!”, nội dung đoạn tin nhắn gửi tới hàng ngàn người Úc sáng 23-7.

Cảnh sát Úc đã trấn an người dân không tin vào những tin nhắn và email hù dọa có nội dung như trên.

“Không trả lời, đừng hoảng sợ và xóa nó ngay lập tức!” - Brian Hay, một quan chức cảnh sát của Sở Cảnh sát Queensland, đưa ra lời khuyên.

Theo Brian, kẻ bày trò lừa đảo này thường là những băng nhóm có tổ chức ở nước ngoài. Bởi lẽ để phát tán tin nhắn lừa đảo đồng thời với số lượng lớn thì không thể chỉ có một hay một vài cá nhân thực hiện. Số tiền mà các nạn nhân gửi đến cũng được chuyển vào một tài khoản bên ngoài nước Úc.

Brian cũng cho rằng sẽ có một số người bị mắc lừa và gửi tiền cho kẻ chủ mưu. Những người này có thể là những người cao niên hoặc những người mới tiếp cận với điện thoại và Internet.

Cảnh sát Úc đang điều tra làm rõ vụ việc. Theo CNN, những trò lừa đảo như thế này từng xuất hiện ở Nigeria, một quốc gia ở châu Phi.

DUY NGUYỄN
Theo tuoitre.vn
>> Xem thêm

Dân Úc hoang mang với tin nhắn chết chóc

vncongnghe - Theo nguồn tin từ CNN, hàng ngàn người dân Úc đã bắt đầu một tuần mới với một tâm trạng lo âu khi nhận được tin nhắn đòi tiền và dọa giết từ kẻ lạ mặt.

Tin nhắn đòi tiền dọa giết gửi đến hàng ngàn người Úc - Ảnh: CNN

“Sum1 thuê tao giết mày, muốn sống thì trả 5.000 USD trong vòng 48 giờ đồng hồ. Nếu mày báo cảnh sát hoặc bất kỳ ai, mày sẽ chết chắc!”, nội dung đoạn tin nhắn gửi tới hàng ngàn người Úc sáng 23-7.

Cảnh sát Úc đã trấn an người dân không tin vào những tin nhắn và email hù dọa có nội dung như trên.

“Không trả lời, đừng hoảng sợ và xóa nó ngay lập tức!” - Brian Hay, một quan chức cảnh sát của Sở Cảnh sát Queensland, đưa ra lời khuyên.

Theo Brian, kẻ bày trò lừa đảo này thường là những băng nhóm có tổ chức ở nước ngoài. Bởi lẽ để phát tán tin nhắn lừa đảo đồng thời với số lượng lớn thì không thể chỉ có một hay một vài cá nhân thực hiện. Số tiền mà các nạn nhân gửi đến cũng được chuyển vào một tài khoản bên ngoài nước Úc.

Brian cũng cho rằng sẽ có một số người bị mắc lừa và gửi tiền cho kẻ chủ mưu. Những người này có thể là những người cao niên hoặc những người mới tiếp cận với điện thoại và Internet.

Cảnh sát Úc đang điều tra làm rõ vụ việc. Theo CNN, những trò lừa đảo như thế này từng xuất hiện ở Nigeria, một quốc gia ở châu Phi.

DUY NGUYỄN
Theo tuoitre.vn
>> Xem thêm

Thành phố Internet trên bàn phím Apple

vncongnghe - Nghệ sĩ Hàn Quốc Sang Un Jeon đã tạo dựng một thành phố ngay trên bàn phím, trong đó độ cao của những tòa nhà tương ứng với sự phổ biến của các dịch vụ nổi tiếng như Facebook, Twitter, Wikipedia...

Nếu mỗi trang web là một công trình trong thế giới thực thì Facebook với hơn 800 triệu người dùng sẽ tương ứng với Empire State Building ở New York (Mỹ), còn Twitter đạt 250 triệu người truy cập mỗi tháng trở thành bảo tàng New Museum ở Manhattan, eBay với 88 triệu người xem được coi là nhà ga Grand Central...

Thành phố Internet.

Mỗi chữ cái trên bàn phím là chữ đầu tiên của tên dịch vụ 
(như F là Facebook, B là Bing, Y là Yahoo, G là Google, E là eBay...).

Lượng truy cập hàng tháng của từng dịch vụ càng lớn, tòa nhà sẽ càng cao.

Cận cảnh "phím" Twitter với độ cao của bảo tàng New Museum.

Thành phố của thế giới ảo sẽ trông như thế này.


Đây là tác phẩm của nghệ sĩ Hàn Quốc Sang Un Jeon.

Độc giả Huỳnh Ngọc Anh
Theo vnexpress.net
>> Xem thêm

Thành phố Internet trên bàn phím Apple

vncongnghe - Nghệ sĩ Hàn Quốc Sang Un Jeon đã tạo dựng một thành phố ngay trên bàn phím, trong đó độ cao của những tòa nhà tương ứng với sự phổ biến của các dịch vụ nổi tiếng như Facebook, Twitter, Wikipedia...

Nếu mỗi trang web là một công trình trong thế giới thực thì Facebook với hơn 800 triệu người dùng sẽ tương ứng với Empire State Building ở New York (Mỹ), còn Twitter đạt 250 triệu người truy cập mỗi tháng trở thành bảo tàng New Museum ở Manhattan, eBay với 88 triệu người xem được coi là nhà ga Grand Central...

Thành phố Internet.

Mỗi chữ cái trên bàn phím là chữ đầu tiên của tên dịch vụ 
(như F là Facebook, B là Bing, Y là Yahoo, G là Google, E là eBay...).

Lượng truy cập hàng tháng của từng dịch vụ càng lớn, tòa nhà sẽ càng cao.

Cận cảnh "phím" Twitter với độ cao của bảo tàng New Museum.

Thành phố của thế giới ảo sẽ trông như thế này.


Đây là tác phẩm của nghệ sĩ Hàn Quốc Sang Un Jeon.

Độc giả Huỳnh Ngọc Anh
Theo vnexpress.net
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 Khoa học - Công nghệ
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang