Khoa học - Công nghệ
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật. Hiển thị tất cả bài đăng

Gương hậu: Xe chính chủ, người chính danh

vncongnghe.com - Suy xét tận gốc của vấn đề, thì dường như quy định "chính chủ" đang bị hiểu sai...

Xung quanh câu chuyện này có lẽ nên tách ra thành hai chữ, hai vế, giữa một bên là chính chủ với một bên là chính danh.

Khổng Tử nói, "chính danh" là làm cho đúng với danh nghĩa, cư xử và hành động đúng với cương vị mỗi người trong xã hội. Vậy "chính danh" có khác với "chính chủ", từ có tần suất xuất hiện kỷ lục trên các phương tiện truyền thông vài ngày qua?

Nguyên do của sự lùm xùm quanh câu chuyện xe chính chủ là một quy định trong Nghị định 71 của Chính phủ vừa được đưa vào thực thi. Quy định này nói về chế tài xử phạt đối với hành vi chuyển nhượng phương tiện mà không sang tên đổi chủ, tuyệt nhiên không có chữ chính chủ nào cả.

Ấy vậy mà chữ chính chủ vẫn ra đời rồi tạo nên một làn sóng dư luận trong dân chúng, trong cả giới chuyên gia, nhà quản lý đến chính khách.

Cách đây 10 năm, người viết từng một lần bị phạt về lỗi điều khiển xe không chính chủ. Tôi cự lại rằng tôi đi xe của anh tôi thì sao bị phạt. Anh cảnh sát giao thông bảo, nếu vậy thì kêu chính chủ xe đến giải quyết nhé. Nước này thì đành nộp phạt, vì chủ xe ở xa, gọi đến thế nào.

Ví dụ này cho thấy chữ chính chủ mà ta đang bàn luận nhiều, có lẽ, xuất phát từ cách gọi của các đồng chí cảnh sát giao thông.

Nhưng suy xét tận gốc của vấn đề, thì dường như quy định "chính chủ" đang bị hiểu sai. Rõ ràng, quy định chỉ nêu việc xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ, nghĩa là nhắm vào chủ sở hữu phương tiện chứ không phải người sử dụng phương tiện.

Điều này, vài ngày qua bản thân nhiều đại biểu quốc hội, đại diện nhiều cơ quan quản lý cũng đã giải thích giúp, khá cặn kẽ.

Lại nhưng, vì khi ra đường và bị kiểm tra giấy tờ, xe không đứng tên mình, cảnh sát hỏi thì ra cả mớ lý do, nào là đi xe của anh, của chị, của bố, của mẹ. Vân vân và vân vân. Thế rồi, cảnh sát giao thông yêu cầu chính chủ trực tiếp giải quyết, đây là mấu chốt của vấn đề để rồi phát sinh ra bao nhiêu thứ nữa.

Điều đáng thông cảm với ngành cảnh sát giao thông là ở chỗ, các anh thực thi luật pháp, cụ thể là hành vi không sang tên đổi chủ thì các anh phải biết được rằng chiếc xe mà các anh kiểm tra đã chuyển nhượng chưa hay chỉ là xe mượn, xe thuê.

Khó là ở chỗ đó, nên chuyện chính chủ mới nở xòe ra thành chuyện lớn, chứ thực chất đâu có lớn đến thế.

Hình dung gọn thôi, một cách cơ bản nhất, xung quanh câu chuyện này có lẽ nên tách ra thành hai chữ, hai vế, giữa một bên là chính chủ với một bên là chính danh.

Xe chính chủ là xe của chính anh, người đang sử dụng phương tiện (và bị kiểm tra giấy tờ). Còn chính danh, theo thuyết của Khổng Tử, thì anh sử dụng xe của người thân đâu có gì là sai.

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), ông Lê Hồng Sơn nói đại ý rằng quản lý việc không sang tên đổi chủ đâu phải chức năng của cảnh sát giao thông. Thành thử ra, Nghị định 71 vô hình trung đã tạo điều kiện cho cảnh sát giao thông can thiệp quá sâu vào những lĩnh vực không phải trách nhiệm quản lý của mình. “Như thế là đang “ép” quan hệ dân sự, làm co lại sự phát triển của xã hội. Người ta đi xe không chính chủ là việc bình thường”.

Đến đây thì rõ ràng mối lo bị xử phạt của những người mượn xe người thân hay thậm chí là sử dụng xe của chung trong gia đình bắt đầu được gỡ bỏ, vì đó là chính danh. Song quan trọng là, cần phải có văn bản hướng dẫn rõ hơn, kỹ hơn để dân chúng hiểu mà tuân thủ pháp luật.

Nói thế chưa hẳn là thoái thác cho quy định pháp luật, cho ngành công an và mặc kệ cho những hành vi chuyển nhượng nhưng không sang tên đổi chủ.

Ai đó nói, tôi mua xe, giấy tờ chủ cũ giao cho đầy đủ, giấy bán cũng đầy đủ, vậy là chính danh. Không phải thế. Anh mua xe nghĩa là xe đó thành của anh, nó phải được mang tên anh. Không mang tên anh thì nó không phải của anh, không chính danh mà cũng chẳng chính chủ. Nói lỡ miệng, lúc nào đó anh đánh rơi giấy bán xe, công an quy anh tội ăn trộm thì anh giải thích thế nào?

Rõ ràng trong quan hệ mua bán, việc sang tên đổi chủ là đương nhiên.

Còn sự chính danh, như đã nói ở trên, là một câu chuyện khác, hơi trừu tượng nhưng cần hiểu rõ kẻo lại trở thành không chính chủ.

Tổng thể trong câu chuyện này, có lẽ cần nhất là sự tự giác tuân thủ pháp luật của mỗi người dân, là không phát sinh những câu chuyện tương tự kiểu chính chủ thế này nữa.

Và cũng mong rằng, người thân trong gia đình tôi sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ hay ít nhất không gặp phiền phức trong chuyện giải thích sự chính danh. Vì có mấy chiếc xe trong gia đình, tất thảy chỉ mỗi tôi là… chính chủ.

* Xuất hiện thứ Bảy hàng tuần,“Gương hậu” là tiểu mục bình luận thể hiện quan điểm cá nhân của các nhà báo, cộng tác viên và bạn đọc tham gia chuyên mục Xe 360º, không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Chúng tôi tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả.

An Nhi
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Xe không chính chủ, vướng mắc và ứng xử

VNC - Những vướng mắc xung quanh câu chuyện sẽ không chính chủ tiếp tục được mổ xẻ...

Quá trình xác minh xe có chính chủ hay không là rất khó, thậm chí chi phí đi xác minh còn cao hơn tiền phạt.

Sau ba ngày Nghị định 71 của Chính phủ có hiệu lực, những vướng mắc xung quanh quy định phạt nặng hành vi không sang tên, đổi chủ phương tiện giao thông mà giới truyền thông thường gọi tắt bằng cụm từ xe không chính chủ, tiếp tục được mổ xẻ.

Đúng…

Ngay khi đưa vào thực hiện, quy định trên đã lập tức tạo nên những luồng dư luận bức xúc, bởi nhiều điểm bị cho là bất hợp lý và thiếu tính khả thi. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đã thừa nhận tính đúng đắn về mặt pháp lý.

Khi báo giới đưa câu chuyện này vào hành lang Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội cũng đã đưa ra quan điểm.

Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng chủ trương khi sang tên đổi chủ phương tiện phải làm các thủ tục chuyển nhượng là đúng và cần thiết cho công tác quản lý.

“Trong quản lý có hai chuyện, một mặt là thuế thu nhập cá nhân đối với người chuyển nhượng tài sản và lệ phí trước bạ đối với việc sang tên đổi chủ, không làm nghiêm thì Nhà nước sẽ mất một khoản thu, trước ta làm chưa chặt thì nay phải chấn chỉnh; mặt khác, khi phương tiện xảy ra tai nạn hay vi phạm pháp luật, nếu áp dụng biện pháp kỹ thuật là chụp biển số, như ở các nước, phạt xe đậu sai chẳng cần gặp chủ xe, cứ dán giấy phạt là chủ xe phải tự giác đi nộp, không nộp mức phạt sẽ lũy tiến ngày càng nhiều. Nhưng điều đó chỉ thực hiện được khi xe là chính chủ, nếu là xe đã qua bao nhiêu lần đổi chủ lòng vòng, làm sao cơ quan công quyền lần theo được”, ông Thảo nói.

Như bản thân tôi không hề có một cái xe máy nào cả. Chính tôi không có xe. Con tôi thì có. Thứ Bảy, Chủ Nhật về nghỉ tôi mượn xe con tôi đi ăn sáng, uống cà phê vỉa hè. Bảo chứng minh là chính chủ, nhưng xe do con rể, con dâu đứng tên, vậy bảo tôi chứng minh cùng họ với con dâu, con rể sao được? Hoặc lập luận là cùng hộ khẩu, nhưng tôi hộ khẩu ở Hà Nội, con tôi hộ khẩu ở quê, sao mà chung hộ khẩu được?Đại biểu Ngô Văn Minh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Cũng theo đại biểu Thảo, quy định này là "đánh" vào hành vi trốn thuế chứ không "đánh" vào người tham gia giao thông trên đường. Điều đó là đúng và trên thực tế, quy định này cũng đã có từ rất lâu rồi. Nếu đúng người đi xe là người nhận chuyển nhượng mà không sang tên thì việc phạt là đúng. Phải có biện pháp kiểm soát trên đầu phương tiện, nhưng trách nhiệm này có thể không thuộc về cảnh sát giao thông.

Tương tự, đại biểu Ngô Văn Minh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng khẳng định tính đúng đắn của chủ trương phạt nặng hành vi chuyển nhượng nhưng không sang tên, đổi chủ. Theo ông, đó là việc tập trung vào nhóm những người mua đi, bán lại mà không chịu sang tên đổi chủ, chống thất thu thuế, trốn thuế và khi tội phạm xảy ra để điểu tra dễ hơn.

... nhưng chưa hợp lý

Vậy chưa hợp lý là ở chỗ nào? Đại biểu Đinh Xuân Thảo cho rằng, điểm bất hợp lý ở đây các chính sách thiếu liên hoàn và đồng bộ. Rõ ràng chủ trương là đúng và cũng đã quy định từ lâu, nhưng cách làm lại chưa hợp lý, không có tuyên truyền phổ biến, quán triệt để mọi người có nhận thức đúng, “đùng” một cái đem ra phạt.

Đại biểu Ngô Văn Minh nêu lên một thực tế, hiện nay đại bộ phận nhân dân là cả nhà có xe đi chung, tại sao bây giờ lại nói đến chuyện chính chủ hay không chính chủ?

“Như bản thân tôi không hề có một cái xe máy nào cả. Chính tôi không có xe. Con tôi thì có. Thứ Bảy, Chủ Nhật về nghỉ tôi mượn xe con tôi đi ăn sáng, uống cà phê vỉa hè. Bảo chứng minh là chính chủ, nhưng xe do con rể, con dâu đứng tên, vậy bảo tôi chứng minh cùng họ với con dâu, con rể sao được? Hoặc lập luận là cùng hộ khẩu, nhưng tôi hộ khẩu ở Hà Nội, con tôi hộ khẩu ở quê, sao mà chung hộ khẩu được?”, đại biểu Minh dẫn dụ.

Nếu cảnh sát giao thông phát hiện người đi trên đường là người nhận chuyển nhượng xe nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ thì phạt là đúng, tức là đánh vào chủ cũ và chủ mới của phương tiện, chứ không thể phạt một người vì đang sử dụng một cái xe chưa sang tên, vì chuyện mượn ôtô, xe máy là quyền mà trên thế giới này không ai cấm.Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Có một thực tế nổi lên sau khi Nghị định 71 có hiệu lực là câu chuyện phạt ai, phạt thế nào và phạt lúc nào. Khi ra hiệu lệnh dừng xe, cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ và nhận thấy giấy đăng ký không đúng tên với người vừa điểu khiển chiếc xe. Câu chuyện này lại nảy sinh hai câu chuyện khác. Thứ nhất là cảnh sát giao thông sẽ chứng minh xe chính chủ hay không chính chủ thế nào để tiến hành xử phạt? Thứ hai là theo quy định, việc xử phạt áp dụng với chủ phương tiện chứ không phải người sử dụng phương tiện (trong trường hợp thuê, mượn).

“Nếu cảnh sát giao thông phát hiện người đi trên đường là người nhận chuyển nhượng xe nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ thì phạt là đúng, tức là đánh vào chủ cũ và chủ mới của phương tiện, chứ không thể phạt một người vì đang sử dụng một cái xe chưa sang tên, vì chuyện mượn ôtô, xe máy là quyền mà trên thế giới này không ai cấm”, đại biểu Đinh Xuân Thảo phân tích.

Thực tế cũng chỉ ra, quá trình xác minh xe có chính chủ hay không là rất khó, thậm chí chi phí đi xác minh còn cao hơn tiền phạt.

Trao đổi với báo giới, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp thừa nhận, “luật pháp không cấm chuyện mượn xe đi lại, song nếu phát hiện xe không đúng tên và để phạt được thì cảnh sát cũng phải chứng minh xe đó chưa sang tên đổi chủ. Vì thế, khi người dân chứng minh là xe mượn thì cảnh sát cũng phải xác minh là xe đó mượn hay là đã bán rồi. Nếu không xác minh mà dựa vào một giấy mượn xe thì không đúng. Quy trình này cũng rất phức tạp”.

Chỉnh thế nào?

Từ góc nhìn của một thành viên cơ quan lập pháp, đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo cho rằng việc thực hiện quy định về xe không chính chủ sẽ vướng nhiều vấn đề khác. Ông nêu ví dụ, “với xe ôtô, cũng là nghị định của Chính phủ, cho phép hai người trao đổi xe chỉ cần hợp đồng ủy quyền có công chứng và nộp phí, đang có hiệu lực. Bây giờ, một văn bản khác cũng của Chính phủ thì quy định không sang tên đổi chủ ngay là vi phạm và theo đó bị phạt rất nặng là sai”.

Về hướng xử lý, đại biểu Thảo cho rằng, Chính phủ nên sớm có một văn bản chính thức quy định rõ là tạm dừng, hoãn hay lùi thi hành điều khoản này trong 6 tháng đến 1 năm và yêu cầu những người đang sử dụng ôtô, xe máy không chính chủ phải chuyển đổi. Cũng như từ nay trở đi, các giao dịch đều phải làm đúng thủ tục. Hết thời gian gia hạn, ai không làm sẽ bị xử lý nghiêm, phạt nặng.

Cũng theo đại biểu Thảo, việc xử lý không phải trách nhiệm của cảnh sát giao thông mà cần các cách làm khác. “Nên làm một đợt tổng kiểm tra chủ phương tiện và nhà quản lý phải làm, có thể thông qua việc mua bảo hiểm, đăng kiểm định kỳ…, phải chính chủ mới cho phép, tức là đánh vào trách nhiệm của các chủ xe, mới và cũ. Chứ kiểm tra đối với người đang lưu hành trên đường thì không hợp lý, vì chuyện mượn xe đâu có bị cấm. Luật chỉ quy trách nhiệm của chủ xe trong trường hợp cho người không có bằng lái xe mượn xe”.

Xét nguồn gốc sâu xa, nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ nhiều người dân không tiến hành sang tên, đổi chủ phương tiện sau chuyển nhượng là do mức phí trước bạ quá cao, đặc biệt là với ôtô. Thực tế này đã đặt ra một nhu cầu khác về việc điều chỉnh lệ phí xuống mức được xem là hợp lý.

Mới đây, đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đã nêu lên con số thống kê khoảng 40% ôtô, xe máy lưu hành hiện nay thuộc diện không chính chủ. Đây là một thực tế đáng lo ngại nếu áp vào Nghị định 71 và từ đó cũng đặt ra bài toán khó về công tác xử lý.

Xét nguồn gốc sâu xa, nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ nhiều người dân không tiến hành sang tên, đổi chủ phương tiện sau chuyển nhượng là do mức phí trước bạ quá cao, đặc biệt là với ôtô. Thực tế này đã đặt ra một nhu cầu khác về việc điều chỉnh lệ phí xuống mức được xem là hợp lý.

Tại cuộc họp báo chiều 12/11 của Bộ Công an, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị cũng nhận định nguyên nhân dẫn đến thực trạng thời gian qua người dân thờ ơ với việc sang tên đổi chủ là do lệ phí trước bạ quá cao. Tướng Nghị cũng cho biết, Bộ Công an đã kiến nghị điều chỉnh giảm mức lệ phí xuống mức thấp nhất, có thể chỉ ở mức 1%.

“Việc này vừa đảm bảo lợi ích cho nhà nước vừa đảm bảo cho người dân. Nếu cao quá, họ không chịu sang tên đổi chủ, sẽ không thu được thuế...", ông Nghị nói.

Trước đó, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cho biết ủy ban đã gửi kiến nghị lên Chính phủ về việc giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô, xe máy.

An Nhi
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Ôtô, xe máy và chuyện chính chủ, phụ chủ

VNC - Quy định xử phạt hành vi không sang tên, đổi chủ phương tiện giao thông còn ẩn chứa nhiều nỗi băn khoăn...

Công tác xác minh đôi khi lại tốn kém hơn so với số tiền phạt. Đó chính là một trong những nguyên nhân mà lâu nay người điều khiển phương tiện không chính chủ chưa bị xử phạt.

Nghị định 71 của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực với loạt hành vi vi phạm an toàn giao thông bị xử phạt nặng hơn. Trong đó, có một quy định mà phía sau đó còn ẩn chứa nhiều nỗi băn khoăn.

Dở khóc, dở cười

Tại nghị định mới, điều 33 đã được sửa đổi, bổ sung so với Nghị định 34 ban hành tháng 4/2010, trong đó: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy không thực hiện chuyển quyền sở hữu theo quy định; phạt tiền từ 6-10 triệu đồng đối với chủ xe ôtô và xe chuyên dùng không thực hiện chuyển quyền sở hữu theo quy định.

Ngay sau khi nghị định có hiệu lực, câu chuyện xe chính chủ hay không chính chủ đã nhận được vô số những phản hồi mà đa phần là thiếu ủng hộ. Vì sao vậy?

Trên thế giới, các nước đều quy định rất chặt chẽ việc sang tên, đổi chủ tài sản hay phương tiện sau khi thực hiện chuyển nhượng. Điều này cùng lúc mang lại nhiều lợi ích, từ khâu quản lý nhà nước đến đảm bảo nguồn thu ngân sách hay vấn đề trách nhiệm của người sở hữu và sử dụng phương tiện. Thậm chí, khi thực hiện đúng quy định này, những chủ phương tiện cũ sẽ nghiễm nhiên không phải chịu phạt oan do chủ phương tiện mới vi phạm pháp luật an toàn giao thông.

Thực tế tại Việt Nam, quy định bắt buộc phải sang tên, đổi chủ phương tiện sau khi chuyển nhượng đã được ban hành từ rất lâu. Tuy nhiên, do có nhiều đặc thù dẫn đến khó tiến hành xác minh để xử phạt, nên hầu như những trường hợp người sử dụng xe không chính chủ lâu nay hiếm khi bị phạt.

Có những phương tiện đã qua hàng chục đời chủ mà không biết người chủ đầu tiên là ai, thậm chí chủ trước đã chết.Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp

Theo kết quả điều tra xã hội học của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, hiện có đến 40% phương tiện giao thông tại Việt Nam là không chính chủ. Trong đó, như Phó chủ tịch Ủy ban, ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, thì “có những phương tiện đã qua hàng chục đời chủ mà không biết người chủ đầu tiên là ai, thậm chí chủ trước đã chết”.

40% là con số không nhỏ, chưa nói đến là quá lớn để có thể xử lý “ngọt ngào” khi áp vào quy định. Bởi những lý do dẫn đến hiện thực phương tiện không chính chủ vốn mang muôn hình vạn trạng mà ở đó, có những trường hợp xuất phát từ những yếu tố rất riêng tại Việt Nam.

Trong loạt phản hồi mà độc giả gửi đến tòa soạn báo sau hai ngày thực hiện Nghị định 71, nhiều độc giả đã nêu lên những tình huống rất khó xử.

Chẳng hạn, một gia đình có 3 chiếc xe máy nhưng đều do một người đăng ký chủ sở hữu. Từ bản thân người bố đến người mẹ và người con đều sử dụng xe mang một tên đăng ký. Và để tránh bị xử phạt, trong khi người mẹ luôn phải kè kè bên mình giấy đăng ký kết hôn thì người con cũng phải giữ cuốn sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh như một vật bất ly thân, ngoài những giấy tờ tùy thân thiết yếu khác.

Với đối tượng là sinh viên, xe máy chính chủ càng trở nên xa vời. Có bạn viết: “Đến Hà Nội học đại học, cháu được bố cho một chiếc xe để tiện đi lại. Không lẽ bây giờ cháu bắt bố phải viết giấy bán để đi đăng ký mới? Bố viết giấy cho mượn xe cũng được, nhưng chứng minh nhân thân thế nào? Không lẽ cháu phải cầm luôn giấy chứng minh thư của bố? Mà sau khi đọc báo thấy chuyện này bị xử phạt nặng, cháu tìm đọc nghị định thì còn gặp một quy định khác là người điều khiển phương tiện không mang theo chứng minh thư cũng bị phạt nặng. Vậy nếu cháu cầm chứng minh thư của bố, nghiễm nhiên đẩy bố cháu vào tình huống vi phạm pháp luật”.

Lại có trường hợp, một gia đình do điều kiện kinh tế chưa cho phép nên cả nhà 4 người phải dùng chung một chiếc xe máy. Trong trường hợp này, để giúp cả gia đình không vi phạm pháp luật, người đứng tên chủ sở hữu phải cùng lúc viết 3 tờ giấy cho mượn… vô thời hạn, đồng thời phải làm bản sao công chứng giấy tờ tùy thân là 3 bộ nữa, bởi giấy tờ gốc không không thể đem ra… cắt xén.

Đó chỉ là vài trường hợp điển hình mà nếu áp một cách máy móc vào quy định xem ra sẽ dễ nảy sinh nhiều chuyện dở khóc, dở cười.

Chính chủ, phụ chủ

Cũng nên nhìn nhận một cách khách quan là mỗi quy định pháp luật vốn dĩ không sai theo góc nhìn quản lý, có chăng chỉ là chưa phù hợp với thực tế theo từng thời điểm và ở chừng mực nào đó.

Không chỉ ở khía cạnh quản lý nhà nước mà ngay với bản thân người sử hữu và sử dụng phương tiện, vấn đề “chính chủ” cũng thực sự mang lại lợi ích cho bản thân. Khi giao thông được quản lý bằng hệ thống giám sát và xử lý hiện đại, thu phí hay phạt vi phạm tự động chẳng hạn, nếu phương tiện không do chính chủ điều khiển, nghiễm nhiên hệ thống sẽ tự động phạt người đứng tên. Và hệ quả tréo ngoe là, trong khi người trực tiếp sử dụng bị thu tiền (cầu đường) hoặc bị phạt do vi phạm pháp luật an toàn giao thông nghiễm nhiên bình yên thì người chủ sử hữu cũ lại bị mất tiền, bị lưu vào “sổ đen” vi phạm pháp luật.

Tại sao câu chuyện xử lý phương tiện không chính chủ lại bị xem là khó khăn, khó khả thi dẫn đến chưa nhiều người dân đồng tình?

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, thì sở dĩ tỷ lệ phương tiện không chính chủ cao trong khi quy định xử phạt thực tế đã có từ rất lâu, là do khó thực hiện khâu xử lý.

Ông thừa nhận, để xử phạt người điều khiển phương tiện không chính chủ (vi phạm pháp luật ở chỗ không sang tên đổi chủ), bản thân cơ quan chức năng sẽ phải tiến hành xác minh xem có chính chủ hay không chính chủ. Viết giấy cho mượn thì rất dễ nên kèm theo đó sẽ còn những thủ tục phức tạp khác mà cơ quan chức năng phải xác minh. Nhưng công tác xác minh, đôi khi lại tốn kém hơn so với số tiền phạt. Đó chính là một trong những nguyên nhân mà lâu nay người điều khiển phương tiện không chính chủ chưa bị xử phạt.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, khó không có nghĩa phải buông xuôi, không thực thi. Vấn đề ở chỗ nên dành thời gian để mỗi người dân nhận thức rõ các quy định pháp luật, chủ động thực hiện như một quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân.

Có độc giả nêu ý kiến: để giúp những người trong gia đình sử dụng chung phương tiện mà không bị phạt hoặc không phải cùng lúc thực hiện quá nhiều thủ tục, giấy tờ phát sinh, cơ quan chức năng nên nghiên cứu giải pháp bổ sung vào giấy đăng ký xe phần “phụ chủ” với vài “chủ phụ” khác nhau.

Có lẽ trước mắt, cơ quan cảnh sát giao thông cần ưu tiên hơn cho việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông khác, đặc biệt là những hành vi gây mất an toàn cao.

Một câu chuyện khác cần xem xét lại, theo nhiều ý kiến, là nên điều chỉnh các mức thu lệ phí trước bạ đối với xe đã qua sử dụng hay không. Bởi thực tế cho thấy, rất nhiều người do nhu cầu cá nhân hoặc điều kiện kinh tế chưa phù hợp nên buộc phải mua xe cũ. Song do mức phí đang bị đánh giá là cao (với ôtô là 12%) thì với số tiền phải chi lớn, họ thường lựa chọn sử dụng biển số cũ, theo đó nghiễm nhiên vi phạm quy định về sang tên, đổi chủ sau chuyển nhượng.

Suy cho cùng, trong tỷ lệ 40% phương tiện không chính chủ thì không phải toàn bộ là khó xử lý. Việc người dân mượn ôtô của nhau hay thuê xe để sử dụng không thường xuyên nên giấy tờ cho mượn kèm theo các thủ tục pháp lý không quá khó khăn. Còn trong trường hợp chuyển nhượng, việc sang tên đổi chủ là nên (và bắt buộc phải) làm. Khó là với những trường hợp mượn hoặc cho, tặng giữa những cá nhân mang quan hệ huyết thống.

Từ thực tế này, có độc giả nêu ý kiến: để giúp những người trong gia đình sử dụng chung phương tiện mà không bị phạt hoặc không phải cùng lúc thực hiện quá nhiều thủ tục, giấy tờ phát sinh, cơ quan chức năng nên nghiên cứu giải pháp bổ sung vào giấy đăng ký xe phần “phụ chủ” với vài “chủ phụ” khác nhau. Tương tự chiếc thẻ tín dụng, vốn lâu nay các ngân hàng đều cho phép đăng ký chủ thẻ phụ để khách hàng tiện sử dụng.

An Nhi
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Vẫn được điều khiển xe khi bị tạm giữ bằng lái

VNC - Sắp tới, người vi phạm luật giao thông đường bộ bị tạm giữ bằng lái vẫn được phép điều khiển xe, nếu chưa quá hạn nộp phạt ghi trên giấy hẹn.

Xử phạt người vi phạm giao thông
Xử phạt người vi phạm giao thông - Ảnh minh họa

Theo nguồn tin từ Vụ An toàn giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải, đây là quy định mới được nêu rõ trong Nghị định 71/2012 của Chính phủ, có hiệu lực từ 10/11 tới đây nhằm sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 34/2010.

Cụ thể, khoản 2 Điều 15 Nghị định 71 viết: “Để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định... Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”.

Như vậy, khi cá nhân vi phạm luật giao thông thì cơ quan chức năng có thể tạm giữ các giấy tờ như giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe…, để bảo đảm việc thu tiền phạt. Trong thời gian bị tạm giữ các giấy tờ này, tài xế vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Chỉ khi nào quá thời hạn ghi trong biên bản mà tài xế chưa đến để nộp phạt và vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện thì mới bị phạt về lỗi không có giấy tờ xe.

Theo Minh Toàn
Vneconomy
>> Xem thêm

Vẫn được điều khiển xe khi bị tạm giữ bằng lái

VNC - Sắp tới, người vi phạm luật giao thông đường bộ bị tạm giữ bằng lái vẫn được phép điều khiển xe, nếu chưa quá hạn nộp phạt ghi trên giấy hẹn.

Xử phạt người vi phạm giao thông
Xử phạt người vi phạm giao thông - Ảnh minh họa

Theo nguồn tin từ Vụ An toàn giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải, đây là quy định mới được nêu rõ trong Nghị định 71/2012 của Chính phủ, có hiệu lực từ 10/11 tới đây nhằm sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 34/2010.

Cụ thể, khoản 2 Điều 15 Nghị định 71 viết: “Để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định... Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”.

Như vậy, khi cá nhân vi phạm luật giao thông thì cơ quan chức năng có thể tạm giữ các giấy tờ như giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe…, để bảo đảm việc thu tiền phạt. Trong thời gian bị tạm giữ các giấy tờ này, tài xế vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Chỉ khi nào quá thời hạn ghi trong biên bản mà tài xế chưa đến để nộp phạt và vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện thì mới bị phạt về lỗi không có giấy tờ xe.

Theo Minh Toàn
Vneconomy
>> Xem thêm

Cho phép xe tự lái lưu thông trên phố

VNC - California là bang thứ 3 của Mỹ cho phép xe ô tô tự lái được lưu thông trên các con phố.

California là bang thứ 3 của Mỹ cho phép xe ô tô tự lái được lưu thông trên các con phố, sau Nevada và Florida, sau khi được Thống đốc Jerry Brown ký dự luật hợp pháp hóa các phương tiện tự lái.

Xe tự lái sẽ được lưu thông trên các con phố ở California

Dự luật được ký tại khu phức hợp Google ở Mountain View, California, nơi các kỹ sư đang nghiên cứu phát triển xe không người lái và cũng là nơi các nhân viên thường xuyên sử dụng loại phương tiện này để di chuyển.

Xe tự lái mặc dù không phạm pháp khi chạy trên phố trước khi dự luật được thông qua nhưng Google và những nhà phát triển công nghệ này hy vọng việc hợp pháp hóa phương tiện sẽ tránh được những rắc rối pháp luật cũng như hạn chế tối đa những rào cản mà họ có thể vướng phải trong tương lai.

Dự luật của California không có nhiều hạn chế như các bang khác. Ở Nevada, trước khi xe được lưu thông phải được chạy thử nghiệm trong nhiều giờ.

Google tin rằng những chiếc xe hơi thông minh tự điều khiển sẽ an toàn gấp nhiều lần so với xe được điều khiển bởi con người. Chúng sẽ không bị tác động bởi các yếu tố tâm lý, cảm xúc và tình trạng sức khỏe.

Trước đó, Google cho biết chiếc xe không người lái của hãng đã hoàn thành quãng đường hơn 300.000 dặm mà không xảy ra bất kỳ sự cố nào.

Theo Báo Đất Việt, khoahoc.com.vn
>> Xem thêm

Cho phép xe tự lái lưu thông trên phố

VNC - California là bang thứ 3 của Mỹ cho phép xe ô tô tự lái được lưu thông trên các con phố.

California là bang thứ 3 của Mỹ cho phép xe ô tô tự lái được lưu thông trên các con phố, sau Nevada và Florida, sau khi được Thống đốc Jerry Brown ký dự luật hợp pháp hóa các phương tiện tự lái.

Xe tự lái sẽ được lưu thông trên các con phố ở California

Dự luật được ký tại khu phức hợp Google ở Mountain View, California, nơi các kỹ sư đang nghiên cứu phát triển xe không người lái và cũng là nơi các nhân viên thường xuyên sử dụng loại phương tiện này để di chuyển.

Xe tự lái mặc dù không phạm pháp khi chạy trên phố trước khi dự luật được thông qua nhưng Google và những nhà phát triển công nghệ này hy vọng việc hợp pháp hóa phương tiện sẽ tránh được những rắc rối pháp luật cũng như hạn chế tối đa những rào cản mà họ có thể vướng phải trong tương lai.

Dự luật của California không có nhiều hạn chế như các bang khác. Ở Nevada, trước khi xe được lưu thông phải được chạy thử nghiệm trong nhiều giờ.

Google tin rằng những chiếc xe hơi thông minh tự điều khiển sẽ an toàn gấp nhiều lần so với xe được điều khiển bởi con người. Chúng sẽ không bị tác động bởi các yếu tố tâm lý, cảm xúc và tình trạng sức khỏe.

Trước đó, Google cho biết chiếc xe không người lái của hãng đã hoàn thành quãng đường hơn 300.000 dặm mà không xảy ra bất kỳ sự cố nào.

Theo Báo Đất Việt, khoahoc.com.vn
>> Xem thêm

Tăng phạt gấp nhiều lần khi vi phạm giao thông

VNC - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Rất nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông bị tăng mức xử phạt lên mức cao - Ảnh minh họa. 

Trong đó đáng chú ý có 3 nhóm hành vi vi phạm giao thông bị tăng mức phạt lên rất cao là chở quá số người quy định, lái xe khi có nồng độ cồn trong người quá quy định và chạy xe vượt tốc độ cho phép.

Cụ thể, đối với xe chở người loại dưới 10 chỗ ngồi chở vượt quy định 2 người, xe 10-15 chỗ chở vượt 3 người, xe 16-30 chỗ chở vượt 4 người và xe trên 30 chỗ chở vượt 5 người sẽ bị tăng mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng hiện hành lên 300.000 – 500.000 đồng trên mỗi một người mà xe chở vượt quy định. Các loại xe khách chạy tuyến cố định có cự ly trên 300km sẽ phải chịu mức phạt trên mỗi người vượt quy định tăng từ 300.000 - 500.000 đồng hiện hành lên 800.000 - 1.000.000 đồng. Quy định này không áp dụng với xe buýt.

Đối với người điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn vượt quá quy định sẽ bị tăng phạt lên đến 300%. Chẳng hạn người điều khiển ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền với mức tiền từ 4 - 6 triệu đồng hiện hành lên mức 10 - 15 triệu đồng. Người điều khiển môtô, xe máy cũng có nồng độ cồn tương tự sẽ bị tăng phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng hiện hành lên mức 2 – 3 triệu đồng...

Hành vi chạy xe vượt quá tốc độ cho phép cũng bị xử lý nghiêm hơn với các mức phạt tăng cao. Cụ thể phạt tiền tăng từ 300.000 - 500.00 đồng hiện hành lên mức 600.000 - 800.000 với người điều khiển ôô chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h. Tăng mức phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng hiện hành lên 2 – 3 triệu đồng với người điều khiển ôtô vượt tốc độ cho phép từ 10-20 km/h.

Đối với người điều khiển môtô, xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 -20 km/h (hiện nay trên 20km/h) sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (mức hiện nay là 500.000 - 1.000.000 đồng).

Ngoài ra, nghị định mới cũng sửa đổi, bổ sung một loạt quy định khác liên quan đến giao thông, từ hành vi bấm còi gây ồn ào, người đi bộ sai quy định trong các đô thị đến các vi phạm về giấy tờ, đăng kiểm...

Nghị định mới sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/11/2012.

An Nhi
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Tăng phạt gấp nhiều lần khi vi phạm giao thông

VNC - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Rất nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông bị tăng mức xử phạt lên mức cao - Ảnh minh họa. 

Trong đó đáng chú ý có 3 nhóm hành vi vi phạm giao thông bị tăng mức phạt lên rất cao là chở quá số người quy định, lái xe khi có nồng độ cồn trong người quá quy định và chạy xe vượt tốc độ cho phép.

Cụ thể, đối với xe chở người loại dưới 10 chỗ ngồi chở vượt quy định 2 người, xe 10-15 chỗ chở vượt 3 người, xe 16-30 chỗ chở vượt 4 người và xe trên 30 chỗ chở vượt 5 người sẽ bị tăng mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng hiện hành lên 300.000 – 500.000 đồng trên mỗi một người mà xe chở vượt quy định. Các loại xe khách chạy tuyến cố định có cự ly trên 300km sẽ phải chịu mức phạt trên mỗi người vượt quy định tăng từ 300.000 - 500.000 đồng hiện hành lên 800.000 - 1.000.000 đồng. Quy định này không áp dụng với xe buýt.

Đối với người điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn vượt quá quy định sẽ bị tăng phạt lên đến 300%. Chẳng hạn người điều khiển ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền với mức tiền từ 4 - 6 triệu đồng hiện hành lên mức 10 - 15 triệu đồng. Người điều khiển môtô, xe máy cũng có nồng độ cồn tương tự sẽ bị tăng phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng hiện hành lên mức 2 – 3 triệu đồng...

Hành vi chạy xe vượt quá tốc độ cho phép cũng bị xử lý nghiêm hơn với các mức phạt tăng cao. Cụ thể phạt tiền tăng từ 300.000 - 500.00 đồng hiện hành lên mức 600.000 - 800.000 với người điều khiển ôô chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h. Tăng mức phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng hiện hành lên 2 – 3 triệu đồng với người điều khiển ôtô vượt tốc độ cho phép từ 10-20 km/h.

Đối với người điều khiển môtô, xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 -20 km/h (hiện nay trên 20km/h) sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (mức hiện nay là 500.000 - 1.000.000 đồng).

Ngoài ra, nghị định mới cũng sửa đổi, bổ sung một loạt quy định khác liên quan đến giao thông, từ hành vi bấm còi gây ồn ào, người đi bộ sai quy định trong các đô thị đến các vi phạm về giấy tờ, đăng kiểm...

Nghị định mới sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/11/2012.

An Nhi
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Philippines ban hành đạo luật chống tội phạm mạng

VNC - Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 15/9 đã ký ban hành đạo luật chống tội phạm trên mạng, mở ra hành lang pháp lý để các cơ quan thực thi luật pháp trấn áp loại hình tội phạm này.

ảnh minh họa

Theo nữ phát ngôn viên của tổng thống, bà Abigail Valte, đạo luật mới đề cập đến các hành động tin tặc, xác định tội phạm mạng như hành vi vi phạm tính bảo mật, tính toàn vẹn và sự tiện ích của một hệ thống máy tính, hay truy cập trái phép hoặc đánh cắp dữ liệu.

Các hành vi vi phạm liên quan đến máy tính như làm giấy tờ giả, gian lận, lấy cắp thông tin cá nhân, kích động tình dục trên mạng và kích dục trẻ em cũng bị liệt kê vào danh sách tội phạm mạng.

Đạo luật coi việc sử dụng tên miền trên Internet để lừa dối người sử dụng, bôi nhọ danh tiếng của người khác hoặc ngăn cản người khác sử dụng danh tiếng của họ là hành vi đáng bị trừng phạt.

Trả lời câu hỏi liệu đạo luật mới có tính đến những thông điệp gửi đến các trang mạng xã hội như Twiter hay không, bà Valte cho biết nhà nước trao quyền cho các luật gia quyết định vấn đề này.

Ngoài ra, luật cũng kêu gọi thành lập Trung tâm Điều tra và Phối hợp chống tối phạm mạng để thực thi văn bản mới.

Hồi năm 2000, hai sinh viên Philippines chuyên ngành máy tính đã bị cáo buộc phát tán virus "ILOVEYOU" gây ảnh hưởng tới một loạt máy tính trên toàn thế giới, phá hủy hàng triệu tệp dữ liệu và gây thiệt hại hàng triệu USD.

Tuy nhiên, hai nghi can này vẫn "nhởn nhơ" ngoài vòng pháp luật do Philippines khi đó chưa có cơ sở pháp lý để trừng phạt.

Xem thêm tại: http://www.vncongnghe.com/2012/09/Philippines-ban-hanh-dao-luat-chong-toi-pham-mang.html#ixzz26i0o2Qzg

>> Xem thêm

Philippines ban hành đạo luật chống tội phạm mạng

VNC - Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 15/9 đã ký ban hành đạo luật chống tội phạm trên mạng, mở ra hành lang pháp lý để các cơ quan thực thi luật pháp trấn áp loại hình tội phạm này.

Vius
ảnh minh họa

Theo nữ phát ngôn viên của tổng thống, bà Abigail Valte, đạo luật mới đề cập đến các hành động tin tặc, xác định tội phạm mạng như hành vi vi phạm tính bảo mật, tính toàn vẹn và sự tiện ích của một hệ thống máy tính, hay truy cập trái phép hoặc đánh cắp dữ liệu.

Các hành vi vi phạm liên quan đến máy tính như làm giấy tờ giả, gian lận, lấy cắp thông tin cá nhân, kích động tình dục trên mạng và kích dục trẻ em cũng bị liệt kê vào danh sách tội phạm mạng.

Đạo luật coi việc sử dụng tên miền trên Internet để lừa dối người sử dụng, bôi nhọ danh tiếng của người khác hoặc ngăn cản người khác sử dụng danh tiếng của họ là hành vi đáng bị trừng phạt.

Trả lời câu hỏi liệu đạo luật mới có tính đến những thông điệp gửi đến các trang mạng xã hội như Twiter hay không, bà Valte cho biết nhà nước trao quyền cho các luật gia quyết định vấn đề này.

Ngoài ra, luật cũng kêu gọi thành lập Trung tâm Điều tra và Phối hợp chống tối phạm mạng để thực thi văn bản mới.

Hồi năm 2000, hai sinh viên Philippines chuyên ngành máy tính đã bị cáo buộc phát tán virus "ILOVEYOU" gây ảnh hưởng tới một loạt máy tính trên toàn thế giới, phá hủy hàng triệu tệp dữ liệu và gây thiệt hại hàng triệu USD.

Tuy nhiên, hai nghi can này vẫn "nhởn nhơ" ngoài vòng pháp luật do Philippines khi đó chưa có cơ sở pháp lý để trừng phạt.

Theo Xaluan.com
>> Xem thêm

Philippines ban hành đạo luật chống tội phạm mạng

VNC - Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 15/9 đã ký ban hành đạo luật chống tội phạm trên mạng, mở ra hành lang pháp lý để các cơ quan thực thi luật pháp trấn áp loại hình tội phạm này.

Vius
ảnh minh họa

Theo nữ phát ngôn viên của tổng thống, bà Abigail Valte, đạo luật mới đề cập đến các hành động tin tặc, xác định tội phạm mạng như hành vi vi phạm tính bảo mật, tính toàn vẹn và sự tiện ích của một hệ thống máy tính, hay truy cập trái phép hoặc đánh cắp dữ liệu.

Các hành vi vi phạm liên quan đến máy tính như làm giấy tờ giả, gian lận, lấy cắp thông tin cá nhân, kích động tình dục trên mạng và kích dục trẻ em cũng bị liệt kê vào danh sách tội phạm mạng.

Đạo luật coi việc sử dụng tên miền trên Internet để lừa dối người sử dụng, bôi nhọ danh tiếng của người khác hoặc ngăn cản người khác sử dụng danh tiếng của họ là hành vi đáng bị trừng phạt.

Trả lời câu hỏi liệu đạo luật mới có tính đến những thông điệp gửi đến các trang mạng xã hội như Twiter hay không, bà Valte cho biết nhà nước trao quyền cho các luật gia quyết định vấn đề này.

Ngoài ra, luật cũng kêu gọi thành lập Trung tâm Điều tra và Phối hợp chống tối phạm mạng để thực thi văn bản mới.

Hồi năm 2000, hai sinh viên Philippines chuyên ngành máy tính đã bị cáo buộc phát tán virus "ILOVEYOU" gây ảnh hưởng tới một loạt máy tính trên toàn thế giới, phá hủy hàng triệu tệp dữ liệu và gây thiệt hại hàng triệu USD.

Tuy nhiên, hai nghi can này vẫn "nhởn nhơ" ngoài vòng pháp luật do Philippines khi đó chưa có cơ sở pháp lý để trừng phạt.

Theo Xaluan.com
>> Xem thêm

Chính phủ sắp sửa đổi nghị định về thương mại điện tử

vncongnghe - Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định 57/2006/CP đã áp dụng 5 năm qua, đang bộc lộ những bất cập, vướng mắc.

ảnh minh họa

Ngày 21/8, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo nghị định về thương mại điện tử.

Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định 57/2006/CP đã áp dụng 5 năm qua, đang bộc lộ những bất cập, vướng mắc nên không đáp ứng được yêu cầu về giao dịch thương mại điện tử ngày càng tăng theo thời gian.

Bộ Công thương cho biết, nhìn chung số vụ vi phạm về thương mại điện tử có chiều hướng tăng lên, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Các chuyên gia cho rằng, nghị định mới cần làm rõ một số nội dung, quy định quan trọng, như quản lý và xử lý vi phạm trong thanh toán, những yếu tố hay hành vi nào được xác định là bằng chứng cho một vụ giao dịch thương mại điện tử, việc giải quyết và xử lý những vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử…

Được biết, hiện có khoảng 70% tổng số doanh nghiệp đã thiết lập trang Web riêng và khai thác một số công dụng của nó, nhất là đối với các đơn vị lớn. Tuy nhiên, mức độ thực hiện giao dịch, mua bán qua mạng chưa sôi động do ẩn chứa những rủi ro nhất định.

billgate (theo hanoimoi / Xaluan.com)
>> Xem thêm

Chính phủ sắp sửa đổi nghị định về thương mại điện tử

vncongnghe - Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định 57/2006/CP đã áp dụng 5 năm qua, đang bộc lộ những bất cập, vướng mắc.

ảnh minh họa

Ngày 21/8, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo nghị định về thương mại điện tử.

Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định 57/2006/CP đã áp dụng 5 năm qua, đang bộc lộ những bất cập, vướng mắc nên không đáp ứng được yêu cầu về giao dịch thương mại điện tử ngày càng tăng theo thời gian.

Bộ Công thương cho biết, nhìn chung số vụ vi phạm về thương mại điện tử có chiều hướng tăng lên, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Các chuyên gia cho rằng, nghị định mới cần làm rõ một số nội dung, quy định quan trọng, như quản lý và xử lý vi phạm trong thanh toán, những yếu tố hay hành vi nào được xác định là bằng chứng cho một vụ giao dịch thương mại điện tử, việc giải quyết và xử lý những vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử…

Được biết, hiện có khoảng 70% tổng số doanh nghiệp đã thiết lập trang Web riêng và khai thác một số công dụng của nó, nhất là đối với các đơn vị lớn. Tuy nhiên, mức độ thực hiện giao dịch, mua bán qua mạng chưa sôi động do ẩn chứa những rủi ro nhất định.

billgate (theo hanoimoi / Xaluan.com)
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 Khoa học - Công nghệ
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang