Khoa học - Công nghệ
Hiển thị các bài đăng có nhãn MSDN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MSDN. Hiển thị tất cả bài đăng

Một vài cảm nhận cá nhân sau khi dùng Windows 8

Ngày 13/9/2011, Microsoft đã ra mắt phiên bản Windows kế tiếp mang tên Windows 8 Developer Preview. Đây là bản dành cho các nhà lập trình và những bản hoàn chỉnh hơn của Windows 8 sẽ được phát hành trong tương lai, trước khi bản chính thức xuất hiện. Khác với những lần trước khi mà các phiên bản Windows Developer Preview chỉ cho những người có tài khoản MSDN và Technet tải về. Lần này, Microsoft cho tải về tự do bất kể là lập trình viên hay người dùng thông thường.

Sau khi tải về cài đặt xong, cảm giác dùng thử Windows thật là SƯỚNG. Cái sướng đầu tiên là thời gian khởi động rất ấn tượng. Thử nghiệm thực tế trên MTXT Thinkpad T400, thời gian khởi động khoảng 10 giây. Với các máy tính sử dụng ổ SSD, có lẽ thời gian khởi động còn ngắn hơn nữa.

Giao diện

Windows 8 đã thay đổi quan điểm tiếp cận ứng dụng của người dùng. Nếu như ở các phiên bản Windows trước đây và Windows 7 hiện tại, thanh Taskbar và Start Menu vẫn là lối truy cập chính vào hệ thống thì Windows 8 đã thay đổi điều này. Start Menu đã được thay bằng giao diện Metro UI, tương tự như trên Windows Phone.


(Hình 1 – giao diện Metro UI của Windows 8)

Mặc dù được thiết kế hướng tới các máy tính bảng hoặc các máy tính có màn hình cảm ứng, người dùng tương tác với Windows chủ yếu bằng ngón tay. Nhưng trên máy tính dùng chuột và bàn phím truyền thống, giao diện Metro UI cũng khá thân thiện, dễ dùng và đáp ứng tốt tính tức thời để người dùng truy cập đến cái mình cần. Rõ ràng đây là bước tiến trong quan điểm thiết kế của Microsoft khi mà trước đây, quan điểm thiết kế của Microsoft vẫn theo logic hình cây (tree), tức là mục này chứa mục con, các mục con lại chứa tiếp các mục con khác.

Tuy Windows 8 vẫn còn giao diện cổ điển như Windows 7 nhưng giao diện Metro UI đã phần nào thay đổi cách tiếp cận theo cấu trúc cây. Bây giờ mọi thứ được bày ra sẵn, người dùng chỉ cần 1 hoặc vài chạm (touch, click) là truy cập được vào ứng dụng mình cần.

Windows Explorer đã được trang bị cho “bộ cánh” mới, đó là giao diện Ribbon vốn đã quen thuộc từ thời Office 2007. Với người mới, Ribbon có vẻ rườm rà rắc rối nhưng một khi đã quen, Ribbon tiện lợi và đơn giản hơn nhiều. Một lần nữa, quan điểm thiết kế “Đi thẳng đến cái cần dùng” đã được Microsoft thể hiện.


(Hình 2 – Giao diện Ribbon của Windows Explorer trên Windows 8)

Về hiệu năng thi hành

Một cải tiến mình rất thích là tính năng Copy/Paste của Windows đã được nâng cấp. Nó đã được bổ sung tính năng Pause/Resume. Một tiện ích đã có rất lâu trên các sản phẩm của hãng thứ 3 nhưng bây giờ mới được Microsoft trang bị cho Windows 8.


(Hình 3 – Tính năng Copy/Paste trên Windows 8)

Vì là hệ điều hành dành cho đa nền tảng gồm cả máy tính bảng – thiết bị có cấu hình kém hơn nhiều so với PC hoặc laptop nên Windows 8 đã được thiết kế để có thể thực thi chương trình trơn tru trên các hệ thống có phần cứng hạn chế. Các ứng dụng từ giao diện Metro UI, khi chuyển sang ứng dụng khác, chương trình trước đó không tắt hẳn mà được chuyển về chế độ Suspend. Đây rõ ràng là một sự tiện lợi đối với người dùng máy tính bảng.


(Hình 4 – Các ứng dụng được Suspend khi chuyển sang ứng dụng khác)

Tính tức thời khi mở ứng dụng đã được quan tâm và thực sự tốc độ mở ứng dụng của Windows 8 rất ấn tượng. Trên cùng 1 cấu hình phần cứng của laptop Thinkpad T400, ứng dụng trên Windows 8 tải nhanh hơn Windows 7 rất nhiều. Mở nhạc và video gần như tức thời.

Lời kết
Một điều mình hy vọng, Windows 8 sẽ thật sự là bước đột phá của Microsoft. Thử tượng tượng sẽ thích thú biết bao nếu một phần mềm chạy trên điện thoại có thể chạy được trên PC, Laptop, Tablet và ngược lại. Với sự phổ biến và sự quen thuộc với Windows của người dùng. Một hệ điều hành có thể chạy trên mọi thiết bị như Windows 8 sẽ là một đối thủ đáng gờm trong tương lai.

Nguon: tinhte.vn
>> Xem thêm

Một vài cảm nhận cá nhân sau khi dùng Windows 8

Ngày 13/9/2011, Microsoft đã ra mắt phiên bản Windows kế tiếp mang tên Windows 8 Developer Preview. Đây là bản dành cho các nhà lập trình và những bản hoàn chỉnh hơn của Windows 8 sẽ được phát hành trong tương lai, trước khi bản chính thức xuất hiện. Khác với những lần trước khi mà các phiên bản Windows Developer Preview chỉ cho những người có tài khoản MSDN và Technet tải về. Lần này, Microsoft cho tải về tự do bất kể là lập trình viên hay người dùng thông thường.

Sau khi tải về cài đặt xong, cảm giác dùng thử Windows thật là SƯỚNG. Cái sướng đầu tiên là thời gian khởi động rất ấn tượng. Thử nghiệm thực tế trên MTXT Thinkpad T400, thời gian khởi động khoảng 10 giây. Với các máy tính sử dụng ổ SSD, có lẽ thời gian khởi động còn ngắn hơn nữa.

Giao diện

Windows 8 đã thay đổi quan điểm tiếp cận ứng dụng của người dùng. Nếu như ở các phiên bản Windows trước đây và Windows 7 hiện tại, thanh Taskbar và Start Menu vẫn là lối truy cập chính vào hệ thống thì Windows 8 đã thay đổi điều này. Start Menu đã được thay bằng giao diện Metro UI, tương tự như trên Windows Phone.


(Hình 1 – giao diện Metro UI của Windows 8)

Mặc dù được thiết kế hướng tới các máy tính bảng hoặc các máy tính có màn hình cảm ứng, người dùng tương tác với Windows chủ yếu bằng ngón tay. Nhưng trên máy tính dùng chuột và bàn phím truyền thống, giao diện Metro UI cũng khá thân thiện, dễ dùng và đáp ứng tốt tính tức thời để người dùng truy cập đến cái mình cần. Rõ ràng đây là bước tiến trong quan điểm thiết kế của Microsoft khi mà trước đây, quan điểm thiết kế của Microsoft vẫn theo logic hình cây (tree), tức là mục này chứa mục con, các mục con lại chứa tiếp các mục con khác.

Tuy Windows 8 vẫn còn giao diện cổ điển như Windows 7 nhưng giao diện Metro UI đã phần nào thay đổi cách tiếp cận theo cấu trúc cây. Bây giờ mọi thứ được bày ra sẵn, người dùng chỉ cần 1 hoặc vài chạm (touch, click) là truy cập được vào ứng dụng mình cần.

Windows Explorer đã được trang bị cho “bộ cánh” mới, đó là giao diện Ribbon vốn đã quen thuộc từ thời Office 2007. Với người mới, Ribbon có vẻ rườm rà rắc rối nhưng một khi đã quen, Ribbon tiện lợi và đơn giản hơn nhiều. Một lần nữa, quan điểm thiết kế “Đi thẳng đến cái cần dùng” đã được Microsoft thể hiện.


(Hình 2 – Giao diện Ribbon của Windows Explorer trên Windows 8)

Về hiệu năng thi hành

Một cải tiến mình rất thích là tính năng Copy/Paste của Windows đã được nâng cấp. Nó đã được bổ sung tính năng Pause/Resume. Một tiện ích đã có rất lâu trên các sản phẩm của hãng thứ 3 nhưng bây giờ mới được Microsoft trang bị cho Windows 8.


(Hình 3 – Tính năng Copy/Paste trên Windows 8)

Vì là hệ điều hành dành cho đa nền tảng gồm cả máy tính bảng – thiết bị có cấu hình kém hơn nhiều so với PC hoặc laptop nên Windows 8 đã được thiết kế để có thể thực thi chương trình trơn tru trên các hệ thống có phần cứng hạn chế. Các ứng dụng từ giao diện Metro UI, khi chuyển sang ứng dụng khác, chương trình trước đó không tắt hẳn mà được chuyển về chế độ Suspend. Đây rõ ràng là một sự tiện lợi đối với người dùng máy tính bảng.


(Hình 4 – Các ứng dụng được Suspend khi chuyển sang ứng dụng khác)

Tính tức thời khi mở ứng dụng đã được quan tâm và thực sự tốc độ mở ứng dụng của Windows 8 rất ấn tượng. Trên cùng 1 cấu hình phần cứng của laptop Thinkpad T400, ứng dụng trên Windows 8 tải nhanh hơn Windows 7 rất nhiều. Mở nhạc và video gần như tức thời.

Lời kết
Một điều mình hy vọng, Windows 8 sẽ thật sự là bước đột phá của Microsoft. Thử tượng tượng sẽ thích thú biết bao nếu một phần mềm chạy trên điện thoại có thể chạy được trên PC, Laptop, Tablet và ngược lại. Với sự phổ biến và sự quen thuộc với Windows của người dùng. Một hệ điều hành có thể chạy trên mọi thiết bị như Windows 8 sẽ là một đối thủ đáng gờm trong tương lai.

Nguon: tinhte.vn
>> Xem thêm

Hướng dẫn lập trình trên windows phone 7 (Bài 7)

Chào các bạn … những người đã và đang sử dụng điện thoại chạy Windows Phone 7.

Windows Phone 7 ra đời không lâu nhưng hệ điều hành này nhanh chóng được cộng đồng quan tâm bởi những ưu điểm và tính năng mà các hệ điều hành khác chưa có. Bản thân mình trải nghiệm và nhận thấy rằng WP7 không hề thua kém Android hay iOS. 

Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, các ứng dụng và game trên WP7 hiện nay chưa nhiều, hầu hết tính phí … và đặc biệt vẫn chưa có nhiều ứng dụng Việt. Với mong muốn phát triển cộng đồng Windows Phone tại Việt Nam và xây dựng được nhiều ứng dụng Việt cho hệ điều hành này. Vì vậy, hôm nay mình xin giới thiệu tới các bạn loạt video: Hướng dẫn lập trình trên WP7, do nhóm mình thực hiện bằng tiếng Việt – được xây dựng và tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau.


Số video dự kiến: 16 video 
Nội dung: bao gồm lý thuyết (nếu có) và hướng dẫn step-by-step xây dựng các demo.
Phiên bản: Các demo được thực hiện trên phiên bản Mango – Windows phone 7.1

Hi vọng sau loạt video này, các bạn sẽ biết cách lập trình trên WP7 và xây dựng được cho chính mình, cho cộng đồng những ứng dụng tuyệt vời nhất.

*Mọi thắc mắc, góp ý các bạn có thể mail cho mình theo địa chỉ:
binhnt2901@gmail.com hoặc vncongnghe@gmail.com


Các công cụ, nguồn tham khảo cần thiết khi lập trình với WP7: 
1. Windows SDK 7.1 RC
2. MSDN Windows Phone

Và bây giờ xin giới thiệu tới các bạn video đầu tiên:

Bài 1 : Hướng Dẫn download và cài đặt công cụ lập trình cho ứng dụng WP7.1


Các link sử dụng trong bài học :

1. Đặc điểm mới của phiên bản nâng cấp Mango:
http://www.codeproject.com/Articles/...r-Tools-7-1-Be

2. Links download bộ Windows Developer Tools : 
http://download.microsoft.com/downlo...2_Beta_en1.iso

3. Links download bộ Visual Studio 2010 Ultimate :
http://download.microsoft.com/downlo...ltimTrial1.iso

4. Links download bản SP1 Visual Studio 2010: 
http://download.microsoft.com/downlo...010SP1dvd1.iso

*Lưu ý: Visual Studio 2010 và bản SP1 chúng ta sẽ cần đến khi xây dựng ứng dụng Windows phone kết hợp với WCF

Bài 2: Viết chương trình Hello World trên Windows Phone:

Mô tả: Bài trước chúng ta đã download cài đặt công cụ để phát triển ứng dụng trên window phone 7 cũng như tìm hiểu nét mới trong bản cập nhật 7.1 Mango
Trong bài này, qua ví dụ HelloWorld chúng ta sẽ tìm hiểu
-Cấu trúc solution trong các ứng dụng WP
-Làm quen với việc viết ứng dụng Window Phone trên Microsoft Visual Studio 2010 Express for Windows Phone và Windows Phone Emulator


Click để download và tham khảo:

1. Mã nguồn bài 2
2. Windows SDK 7.1 RC
3. MSDN Windows Phone

Bài 3: Sử dụng Express Blend để thiết kế giao diện cho WP7.1:
Mô tả: Ở bài này các bạn sẽ học được việc thiết kế giao diện cho ứng dụng WP7.1 và biết cách tạo các hiệu ứng động cho giao diện 


Click để download và tham khảo:

1. Mã nguồn bài 3
2. Windows SDK 7.1 RC
3. MSDN Windows Phone

Bài 4: Sử dụng Style trong WP7.1 
Mô tả: Qua bài này chúng ta sẽ 

-Biết cách áp dụng style trong Windows Phone.
-Biết được sự khác nhau về styling WP 7.0 và 7.1


Click để download và tham khảo: 

1. Mã nguồn bài 4
2. Windows SDK 7.1 RC
3. MSDN Windows Phone

Bài 5: Lập trình với application Bar
Mô tả: Qua bài này chúng ta sẽ 
-Biết cách làm việc với application Bar.


Click để download và tham khảo: 
1. Mã nguồn bài 5
2. Windows SDK 7.1 RC
3. MSDN Windows Phone

Bài 6: Navigation trong WP7.1:
Mô tả: Qua bài này chúng ta sẽ tìm hiểu
-NavigationContext là gì ?
-NavigationService là gì ?
-Và làm thế nào để điều hướng một trang tới một trang khác theo ý muốn.


Click để download và tham khảo: 
1. Mã nguồn bài 6
2. Windows SDK 7.1 RC
3. MSDN Windows Phone

Bài 7: Làm việc với Text Box và View Box:
Mô tả: Qua bài này chúng ta sẽ tìm hiểu
-InputScope trong Textbox
-Sử dụng Textbox và Viewbox 
-Sử dụng 1 số control tương tự

 

Click để download và tham khảo: 
1. Mã nguồn (Cập nhật sau)
2. Windows SDK 7.1 RC
3. MSDN Windows Phone
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 Khoa học - Công nghệ
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang