Khoa học - Công nghệ
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật phần cứng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật phần cứng. Hiển thị tất cả bài đăng

6 mẹo hay kéo dài tuổi thọ cho máy tính

vncongnghe.com - Việc bảo quản và sử dụng đúng cách các thiết bị phần cứng giúp cho thời gian sử dụng một chiếc máy tính được kéo dài hơn. Sau đây là những mẹo nhỏ, nhưng lại giúp bạn có thể nâng cao hiệu suất máy tính, cũng như kéo dài tuổi thọ của máy tính một cách cực kỳ đơn giản.


1. Làm sạch các khe thông gió

Nhiệt độ cao là nguyên nhân thường gặp nhất, làm hư hỏng các thiết bị điện tử, kể cả máy tính. Cách dễ dàng nhất để giữ cho máy tính mát mẻ là bạn hãy đảm bảo rằng các khe thông gió đều sạch sẽ. Trước hết cần kiểm tra xem có vật dụng gì che chắn các lỗ thoát nhiệt hay không. Nhiều người sử dụng có thói quen đặt đuôi máy tính sát tường, hay thành máy tính áp vào cạnh bàn. Cách làm đó khiến cho các lỗ thông gió giải nhiệt bị bít kín.

Các loại bụi bẩn hay mạng nhện cũng làm bít các lỗ thoát nhiệt này. Đừng quên làm vệ sinh chúng thường xuyên mỗi vài tháng, để quá trình thoát nhiệt từ trong thùng máy ra ngoài được dễ dàng hơn. Một chiếc máy thổi khí nén, hay máy hút bụi gia đình sẽ là công cụ thích hợp để thực hiện các thao tác trên.



2. Làm sạch bên trong thùng máy

Một cách thứ hai để làm hạ nhiệt, giúp đảm bảo an toàn cho máy tính, chính là làm sạch bụi bẩn bên trong thùng máy. Có rất nhiều thứ phải làm sạch, bao gồm bo mạch chủ, CPU, RAM, các card mở rộng, các quạt làm mát và cả các khe cắm… Bạn phải tốn rất nhiều tiền để thay thế, khi một trong các bộ phận ấy bị hỏng. Trong khi đó việc làm sạch chúng sẽ không tốn một xu nào, ngoài công sức của chính bạn.

Đừng quên tắt nguồn máy tính và rút dây cắm và đeo vòng chống tĩnh điện trước khi mở thùng máy ra. Hãy đeo kính bảo hộ để giữ an toàn cho mắt, và khẩu trang chống bụi, nếu như bạn định sử dụng một máy thổi khí mạnh trong quá trình làm sạch.


3. Chống ẩm cho máy tính

Cũng giống như các thiết bị điện tử khác, độ ẩm sẽ gây chạm và làm hỏng các vi mạch bên trong máy tính. Vì thế, để đảm bảo an toàn phần cứng máy tính, bạn cần thực hiện theo các gợi ý sau:

- Đừng đặt máy tính bên dưới máy lạnh, vì các máy lạnh cũ thường gây đọng nước và có thể làm rơi nước xuống máy tính.

- Hạn chế việc ăn hay uống trước máy tính xách tay. Với các máy tính để bàn, nước do bạn vô tình làm đổ sẽ chỉ gây hư hỏng bàn phím. Nhưng với laptop, nó có thể làm hỏng cả chiếc máy tính.

- Nếu máy tính bị ướt, hãy lập tức tháo dây cáp nguồn (máy tính bàn) hay tháo rời pin (máy tính xách tay). Cách làm đó sẽ hạn chế được việc các bản mạch bên trong máy tính bị chạm do nước.

- Đừng để quên máy tính ngoài trời.

Bạn định để máy tính ngoài vườn và vào nhà lấy cốc nước. Thế nhưng, một cơn mưa bất chợt sẽ có thể làm hỏng toàn bộ phần cứng của chiếc máy đó.


4. Dự phòng cho những hư hỏng

Phần cứng thường hư hỏng nhất là đĩa cứng. Và khi gặp những hư hỏng như thế, thì phần dữ liệu bên trong lại đáng giá hơn gấp trăm lần giá trị chiếc đĩa cứng đang chứa nó. Vì thế, hãy bỏ đi thói quen tiết kiệm của người dùng là sử dụng chiếc đĩa cứng cho đến khi nó không còn truy cập được.

Hãy chọn mua một chiếc đĩa cứng mới khi cái cũ đã hết thời gian bảo hành (ba đến năm năm tùy loại). Hãy sao chép dữ liệu sang ổ cứng mới, sau đó sử dụng cái cũ cho những dữ liệu có kích thước lớn nhưng không quan trọng, như phim ảnh phục vụ cho việc giải trí, mà bạn có thể tải lại từ internet khi chúng mất đi.

Chọn mua các đĩa cứng theo công nghệ mới như SSD để sử dụng nếu bạn có những dữ liệu cực kỳ quan trọng. Chúng sẽ giúp bạn tránh khỏi những nguy cơ gây ra cho hệ thống, do những lỗi đĩa cứng thông thường.


5. Quan sát các biểu hiện khác thường

Một số loại phần cứng khác cũng hay bị hư hỏng và làm bạn mất thời gian cho việc sửa chữa. Nếu bạn thay thế chúng trước khi chúng hư hỏng hoàn toàn, cái lợi mà bạn thu được chính là có thời gian cho việc lựa chọn sản phẩm giá rẻ, và tiết kiệm thời gian cũng như công sức. Luôn có các hiện tượng cảnh báo giúp bạn biết trước các nguy cơ hư hỏng như thế. Đĩa cứng kêu cót két trong lúc hoạt động. Máy in hay gặp trục trặc với mực in hay trục cuốn giấy làm giấy in ra bị xếp quạt. Card đồ họa bị lỗi quá nhiệt dẫn đến hiện tượng màn hình thỉnh thoảng bị chớp liên tục. Còn bộ cấp nguồn thì thường phát ra tiếng ồn vài tuần trước khi chết hẳn…

Chú ý các hiện tượng trên và tiến hành thay thế chúng sẽ giúp hệ thống của bạn có thể hoạt động liên tục.


6. Sửa lỗi ngay khi chúng bắt đầu xuất hiện

Các lỗi phần cứng thường bắt đầu từ các vấn đề nhỏ. Nhưng nếu bạn bỏ qua chúng, những nguy cơ lớn đến mức không thể khắc phục sẽ xảy ra. Bạn nghe những âm thanh nho nhỏ phát ra từ thùng máy, và bạn tự cho rằng đó là một hiện tượng thường gặp trên bất kỳ máy tính nào.

Nhưng đến khi chiếc quạt CPU ngừng hoạt động và bộ vi xử lý và bo mạch chủ cũng chết theo, bạn phải mất đến ba ngày để sửa chữa và rất nhiều tiền để mua linh kiện thay thế. Nếu bạn kiểm tra và thay chiếc quạt này ngay từ đầu, bạn chỉ mất một số tiền rất nhỏ và khoảng năm phút cho việc thực hiện.


Vì thế, dù là chiếc đĩa Flash USB thỉnh thoảng không được nhận dạng trong hệ thống, chiếc đầu ghi đĩa DVD tạo ra một vài chiếc đĩa hỏng,… bước đầu tiên là bạn hãy tìm giải pháp cho việc xử lý chúng trên máy chủ tìm kiếm Google.

Nếu không có câu trả lời, hay hiện tượng ấy vẫn tiếp diễn, hãy tìm đáp án từ những người có kinh nghiệm sử dụng máy tính, hay các kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Một số diễn đàn hay tạp chí tin học uy tín cũng thường có các chuyên mục giải đáp thắc mắc lỗi phần cứng. Hãy đưa vấn đề của bạn ra cùng những giải thích và hình ảnh minh họa tình trạng của chúng. Sẽ có rất nhiều bạn bè và quản trị viên diễn đàn trả lời cho bạn.

Theo Echip, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Tại sao Windows 32-bit không nhận đủ 4 GB RAM

vncongnghe.com - Trên lý thuyết, vi xử lí và HĐH Windows 32-bit có thể nhận RAM dung lượng 4 GB, tuy nhiên, hầu hết người dùng sau khi cắm đủ 4 GB vào máy và sau đó phát hiện ra rằng Windows chỉ nhận có 3 GB RAM. Vì sao có hiện tượng này?

ảnh minh họa

Trên lý thuyết, mỗi đơn vị bộ nhớ của RAM (byte) đều được lưu trữ trên một địa chỉ ô nhớ, và bộ vi xử lí của máy tính của chúng ta lại giới hạn số lượng các địa chỉ ô nhớ cho phép. Cụ thể, các vi xử lí 32-bit sử dụng các địa chỉ ô nhớ có kích thước 32 bit nên nó chỉ có thể nhận được 4,294,967,296 địa chỉ tương đương 4 GB RAM.

Xét về mặt lý thuyết là thế nhưng trên thực tế các vi xử lí 32bit không thể nhận đủ 4GB RAM! Tại sao?
Nguyên nhân ở đây là các địa chỉ ô nhớ không chỉ dùng để chứa bộ nhớ RAM. Trong máy tính vẫn còn nhiều phần cứng cần được cung cấp địa chỉ ô nhớ để hoạt động (như PCI bus, USB host adapter…). Một trong những thiết bị chiếm dụng nhiều ô nhớ nhất là card đồ họa. Ngày nay, các card đồ họa rời thường có bộ nhớ 1 GB hoặc hơn – mỗi byte trong số đó đều cần được cung cấp một địa chỉ ô nhớ để có thể hoạt động.

Vậy có cách nào để giải quyết vấn đề này?

Không may cho bạn là chẳng còn cách giải quyết nào hoàn hảo hơn việc nâng cấp máy tính và hệ điều hành lên phiên bản 64-bit.

Thật sự thì vẫn còn một giải pháp nữa để xóa giới hạn 4 GB bộ nhớ cho phiên bản 32-bit đó là sử dụng kỹ thuật Mở rộng địa chỉ vật lý (Physical Address Extension - PAE) cho phép các vi xử lí 32bit có thể nhận được đến 64 GB bộ nhớ.

Điều kiện để có thể áp dụng kỹ thuật PAE? Tin tốt là theo Microsoft, hầu hết các vi xử lí đều hỗ trợ tốt PAE. Tuy nhiên, PAE không làm thay đổi dung lượng bộ nhớ ảo của máy. Điều đó có nghĩa là các ứng dụng, tiến trình chạy trên Windows 32-bit vẫn bị giới hạn trong 4 GB bộ nhớ ảo

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

Hướng dẫn cách tháo lắp chi tiết Ipad mini của Apple

VNC - Ngay trước thời điểm iPad mini chính thức được phát hành ra thị trường, trang công nghệ iFixit đã công bố kết quả "mổ xẻ" chiếc máy tính bảng đình đám này của Apple với nhiều phát hiện thú vị.

Trong quá trình mở và tháo rời các bộ phận của iPad mini, iFixit đã gặp phải khá nhiều khó khăn do một số lượng lớn chất kết dính đặc biệt và vô số ốc vít nhỏ ẩn được Apple sử dụng. Do đó, iFixit đã xếp iPad mini ở vị trí thứ 2 về độ khó sửa chữa. Các đối thủ của iPad mini là Google Nexus 7Amazon Kindle Fire HD được xếp vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng này.

Tuy nhiên, ưu điểm của iPad mini là màn hình LCD và mặt cảm ứng của máy không bị dính chặt và có thể thay thế riêng, pin không bị hàn vào vỏ máy và có một chân kết nối dễ dàng tháo ra. Nhưng nếu muốn thay thế pin cho iPad mini, người dùng sẽ phải bỏ ra khoảng 99 USD, đây là một sự thay thế quá tốn kém so với mức giá 329 USD của sản phẩm này. iFixit cảnh báo nếu không được thay thế pin thường xuyên, iPad mini sẽ phải chịu chung số phận như iPad với tuổi thọ pin tối đa chỉ khoảng 2 đến 3 năm.

Trái ngược với tuyên bố mà Amazon đưa ra hồi đầu tuần này trên trang web riêng của hãng là Kindle Fire HD được trang bị loa ngoài stereo trong khi iPad mini thì không, cuộc "phẫu thuật" của iFixit đã thực sự xác định được vị trí hai loa ngoài trên chiếc máy tính bảng của Apple.

iFixit cũng khá ngạc nhiên khi nhận thấy Apple vẫn sử dụng màn hình hiển thị từ Samsung cho iPad mini. Phát hiện này hoàn toàn đối lập với các thông tin trước đó từ một nhà phân tích của NPD DisplaySearch, cho rằng Apple đã cắt đứt mối quan hệ đối tác với Samsung. Cũng theo nhà phân tích này, Apple đã chuyển sang bắt tay với LG Display và AO Optronics (AOU) để đặt hàng màn hình máy tính bảng.

Cận cảnh cuộc "phẫu thuật" iPad mini của iFixit:

iPad Mini được trang bị màn hình kích cỡ 7,9 inch độ phân giải 1024 x 768 pixel (mật độ điểm ảnh 163 ppi) và bộ xử lý lõi kép A5. Máy có ba phiên bản 16GB, 32GB và 64GB.


iFixit sử dụng công cụ iOpener mới để làm mềm các chất keo kết dính giữa lớp kính màn hình và bộ khung của iPad mini

Apple sử dụng khá nhiều ốc vít nhỏ khiến việc tháo rời iPad mini rất khó khăn

"Hé lộ" nội thất bên trong của máy

Lộ chip IC mà chúng ta đã từng thấy ở iPhone 5. Con chip này khá giống với module Wi-Fi Murata 339S0171.

Đoạn băng cáp bảo vệ cổng sạc Lightning kết nối giữa màn hình với camera chính của máy được tháo gỡ

Màn hình máy được tháo rời. Màn hình LCD và mặt cảm ứng của máy không bị dính chặt và có thể thay thế riêng

Các IC điều khiển: Samsung W1235 S6TNMR1X01 Display Driver, SM4031 DA1232 SMCP043, 416R 8227 và HDU 2YC 34

Hai IC điều khiển cảm ứng mang số hiệu BCM5976C0KUB6G của Broadcom

Nằm phía trên mỗi loa ngoài của iPad Mini là một ăng-ten kết nối Wi-Fi hoặc Bluetooth


Hai loa ngoài stereo của iPad mini

Bảng mạch logic của máy lộ diện sau khi tháo nắp lưng máy

Không giống như cổng kết nối của iPad 3, cổng Lightning của iPad mini được gắn chết vào bảng mạch logic của iPad Mini. Điều này khiến cho việc sửa chữa sản phẩm này trở nên cực kỳ khó khăn

iPad mini sử dụng vi xử lí A5 lõi kép tốc độ 1 GHz tương tự như iPad 3 được ra mắt năm 2011

Bảng mạch logic của máy


Camera trước và sau của iPad mini

iPad mini và những “nội thất” bên trong sau khi đã được khám phá

Võ Hiền
Theo Computerworld/iFixit, Dân Trí
>> Xem thêm

Các bước tháo lắp Surface của Microsoft

VNC - Các nhà khoa học của iFixit đã mổ xẻ chiếc Surface của Microsoft và kết luận rằng việc tháo lắp máy tính bảng này dễ hơn iPad...

Surface là một trong những mẫu máy tính bảng "bom tấn" của năm nay


Cỗ máy trước khi được tháo rời là một cấu trúc liền khối có kích thước 274,5 x 171,9 x 9,4 mm

Theo tiết lộ của Microsoft, Surface có tới 200 chi tiết lớn nhỏ khác nhau, từ khung magiê để gắn màn hình, các bộ phận nhỏ như camera cho tới bàn phím rời 

Tuy nhiên, các chuyên gia của iFixit cho biết, việc tháo lắp Surface khá dễ dàng, không khó khăn như mẫu máy tính bảng iPad của Apple 

Đây là hệ thống pin của máy, mà các chuyên gia của iFixit nói là rất dễ tháo rời 

Sợi màu vàng là cáp nối tới cổng sạc cho Surface

Còn đây là bộ số hóa có tác dụng "đưa" hình ảnh video tới màn hình để trình diễn 

Khu vực đặt camera phía trước của Surface

Ở bảng mạch đã được tách rời này, ô màu vàng là RAM, ô màu cam là nơi lưu trữ các chỉ lệnh và dữ liệu, còn ô màu đỏ là chip xử lý NVIDIA Tegra 3

Toàn cảnh các bộ phận bên trong Surface sau khi được bóc tách

Phúc Minh
Theo vneconomy.vn
>> Xem thêm

Một số cách loại bỏ virus lây lan từ USB

VNC - USB là một thiết bị hữu ích để lưu chuyển dữ liệu giữa các máy tính với nhau nhờ tính di động. Tuy nhiên chính USB cũng là nguồn lây lan virus nguy hiểm đối với máy tính.

Loại bỏ virus lây lan từ USB (Ảnh minh họa)

Nếu bạn sử dụng USB ở một máy tính bị lây nhiễm virus rồi lại sử dụng USB đó ở một máy tính “sạch” mà không đề phòng thì nguy cơ nhiễm là rất cao. Một trong những dạng virus thường gặp và lây nhiễm qua USB là virus Autorun.

Virus Autorun lây lan chủ yếu qua các thiết bị nhớ di động, sẽ tạo ra file autorun.inf trên các thiết bị nhớ và sẽ tự động kích hoạt virus, các phần mềm độc hại có trên USB nếu chẳng may trên USB có chứa loại virus này.

Mặc dù khi mới xuất hiện, loại virus này đã nhanh chóng bị các phần mềm bảo vệ máy tính dễ dàng tiêu diệt, tuy nhiên, theo thời gian, những virus dạng này ngày càng tinh ranh và càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và tiêu diệt. Đặc biệt, nếu là 1 “tay mơ” về máy tính thì tìm và diệt những virus ma mãnh này xem như là bất khả thi.

Dưới đây là một số tiện ích miễn phí giúp bạn bảo vệ và phòng tránh virus lây lan thông qua USB và các thiết bị nhớ di động.

Smart Virus Remover


Theo như mặc định thì chương trình sẽ tự động phát hiện và tiêu diệt những virus có trên USB của bạn. Để sử dụng các tính năng của Smart Virus Remover cho USB bạn mở cửa sổ làm việc của chương trình lên bằng cách click kép vào biểu tượng của chương trình dưới thanh Taskbar.

Cửa sổ làm việc chính của chương trình có 4 chức năng để bạn lựa chọn là: Delete Autorun.in file dùng để xóa các file Autorun có trên USB của bạn, Restore Windows Default Setting để khôi phục những tính năng thường bị khóa bởi Virus như: ẩn Task Manager, Registry Editor, hộp Run…

Ngoài những tính năng trên Smart Virus Remover còn cho phép bạn thực hiện việc quản lý USB khi cắm vào máy tính là Disable USB Drives (khóa tất cả các cổng USB có trong máy), Enable USB Write Protect (Không cho phép ghi dữ liệu vào USB đang cắm trong máy).

Autorun Protector


Đây là tiện ích miễn phí bảo vệ máy tính của bạn theo 2 con đường: Ngăn chặn máy tính lây nhiễm virus và phần mềm độc hại từ USB và ngược lại, nghĩa là ngăn chặn USB lây nhiễm virus từ máy tính.

Thêm vào đó, chương trình còn cho phép bạn loại bỏ những file autorun.inf độc hại do virus tạo ra và khắc phục những hậu quả còn lại sau khi virus đã bị quét sạch. Chương trình yêu cầu máy tính phải có cài đặt .NET Framework trước khi sử dụng.

USB Guardian


Phần mềm USB Guardian cho phép bạn tận hưởng sự an toàn khi chia sẻ tệp tin khi bạn sao chép phim ảnh, ca nhạc, tài liệu mà không lo vấn đề sẽ bị nhiễm virus chuyển qua USB.

USB Firewall

Bạn đã biết đến khái niệm tường lửa trên máy tính đó là bảo vệ máy tính tránh khỏi những mối nguy hiển từ Internet. Giờ đây bạn có thêm USB Fireawall.


Chương trình sẽ chạy ngầm bên dưới hệ thống và ngay lập tức thông báo cho bạn biết trong trường hợp có “kẻ lạ mặt” cố gắng xâm nhập từ USB và các thiết bị lưu trữ bên ngoài. Vì thế bạn có thể ngừng các chương trình này và xóa chúng 1 cách dễ dàng.

Ngoài ra, không giống với Firewall thông thường, USB Firewall không cần phải cập nhật thêm cơ sở dữ liệu. Ngoài khả năng ngăn chặn virus từ USB, USB Firewall còn có thể tìm và xóa những chương trình độc hại tự động kích hoạt từ các phần vùng khác trên ổ cứng.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

7 câu hỏi thường gặp về bàn phím

VNC - Bàn phím là một thiết bị không thể thiếu với máy tính, và một khi nó bị trục trặc, thì việc sửa chữa nó là việc làm vô cùng cấp bách. Sau đây là một số câu hỏi thường được người sử dụng đặt ra đối với bàn phím.

 Ảnh minh họa

1. Nếu mua một bàn phím mới, tôi nên mua loại kết nối bằng cổng PS/2 hay USB?

Nếu bạn đã hỏi thế, thì có nghĩa là máy tính của bạn trước đây đang dùng bàn phím gắn cổng PS/2. Ưu điểm của việc tiếp tục dùng cổng PS/2 này, là bàn phím của bạn sẽ không chiếm cố định một cổng USB. Còn khi chuyển sang dùng bàn phím gắn USB, thì bạn có thể dùng nó trên bất kỳ máy tính nào, kể cả laptop, cũng như tận dụng được các ưu điểm của cổng giao tiếp USB.

Lưu ý rằng, ở một số dòng bo mạch chủ đời cũ, hệ thống sẽ không nhận dạng được bàn phím USB cho đến khi hệ điều hành được nạp xong. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không dùng được bàn phím USB để cấu hình BIOS, hay thậm chí trong chế độ Windows Recovery Console trong các hệ thống như thế.

Một vài bo mạch chủ giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép cấu hình lại BIOS sang chế độ USB Legacy mode để nhận ra bàn phím USB. Nhưng trước hết, bạn cũng phải tìm mượn một bàn phím PS/2 để thực hiện điều đó. Ngoài ra, có một bộ chuyển USB2PS2 sẽ giúp bạn chuyển đổi đầu cắm dạng PS/2 của bàn phím sang dạng USB một cách rất dễ dàng.


2. Bàn phím không dây của tôi không hoạt động, lỗi do đâu?

Có ba vấn đề chính ảnh hưởng đến hoạt động của một chiếc bàn phím không dây, và bạn phải kiểm tra lần lượt:

- Bộ nhận sóng là yếu tố đầu tiên cần kiểm tra. Nó cần phải được cắm vào đúng cổng, thường là USB, trên máy tính, và phải được máy tính nhận ra. Các đèn tín hiệu POWER trên bộ nhận sóng, nếu có, sẽ là dấu hiệu xác nhận việc này. Nếu nó bị lỗi, bạn hãy rút nó ra khỏi máy, chờ một lúc rồi cắm lại, hoặc bạn cắm nó lại sau khi khởi động hệ điều hành.

- Giao tiếp giữa bàn phím và bộ nhận sóng bị mất. Nếu dùng sóng hồng ngoại (infrared), thì một vật chắn ngang giữa hai đầu thu phát sẽ làm các thiết bị không thể giao tiếp với nhau. Nếu là sóng Bluetooth hay RF, bạn hãy kiểm tra xem bàn phím có bị mang ra khỏi tầm thu phát sóng hay không.

- Vấn đề thứ ba, hay gặp nhất, là nguồn pin trên bàn phím bị cạn kiệt. Bạn chỉ việc thay thế bằng những viên pin mới đúng chuẩn, hoặc sạc lại các viên pin cũ, nếu bàn phím dùng loại pin sạc, và vấn đề sẽ được giải quyết ngay lập tức.


3. Làm sao để biết bàn phím đã được hệ điều hành nhận ra?

Sử dụng chương trình Device Manager là cách tốt nhất để kiểm soát vấn đề này. Nhìn vào mục Keyboard trong tiện ích đó, và bạn sẽ thấy xuất hiện một trong các trường hợp sau:

- Trường hợp thứ nhất là xuất hiện tên một bàn phím chuẩn nào đó, nhưng kèm theo là một dấu chấm than (!) màu vàng bên trái. Đây là lỗi phần mềm điều khiển thiết bị không đúng với bàn phím. Với các bàn phím chuẩn, hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, vì hệ điều hành Windows luôn luôn tìm thấy phần mềm điều khiển đúng với chúng. Với các bàn phím đặc biệt với nhiều chức năng mở rộng, bạn hãy cài lại phần mềm điều khiển thiết bị trong đĩa CD đi kèm trong hộp, hoặc tải về từ trang web của nhà sản xuất. Cách thực hiện là bạn nhấn phải chuột trên tên bàn phím và chọn Update Driver.

- Trường hợp thứ hai, tên bàn phím cũng xuất hiện trong danh sách, nhưng bàn phím vẫn không có đáp ứng nào khi bạn gõ vào đó. Lỗi này thường xuất hiện khi bàn phím bị hỏng về mặt vật lý. Cách thử là bạn mang bàn phím đó sang gắn ở một máy khác. Nếu nó cũng không hoạt động trên máy mới, thì nghĩa là bàn phím đó bị hỏng bộ phận nào đó trên bảng mạch.

- Trường hợp cuối cùng, là không xuất hiện tên bàn phím nào trong danh sách. Điều đó có nghĩa là bạn chưa gắn bàn phím vào máy tính, hoặc gắn chưa chặt. Bạn hãy rút bàn phím ra, cắm thật chặt trở lại, rồi khởi động lại máy tính. Chú ý rằng phần đầu cắm, hay lỗ cắm trên máy tính bị hỏng cũng gây ra lỗi này.


4. Bàn phím đã cắm vào cổng USB, nhưng hệ điều hành không nhận ra?

Cách đơn giản nhất, là bạn hãy rút bàn phím ra, chờ một lúc, rồi gắn vào một cổng USB khác. Nếu nó vẫn chưa được nhận ra, hãy kiểm tra bằng cách cắm sang một máy tính khác.

5. Tôi có thể cắm bàn phím PS/2 sang cổng chuột PS/2 hay không?

Rất tiếc là không! Hai cổng PS/2 trên máy tính có hai màu xanh lá và tím, cũng như hai dấu hiệu bàn phím và chuột riêng biệt. Vì thế, bạn đừng cố gắng hoán đổi cổng cắm hai thiết bị này với nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ là cổng PS/2 không cho phép rút cắm lúc máy tính đang hoạt động. Nếu cố tháo lắp, cổng PS/2 có thể bị hỏng do chạm mạch.

6. Cổng PS/2 trên máy tính của tôi bị hỏng, tôi phải làm sao?

Có một số biện pháp giải quyết vấn đề của bạn. Đầu tiên là bạn dùng đầu chuyển cổng PS/2 sang USB rồi cắm bàn phím sang cổng USB. Nếu không muốn, bạn có thể lắp thêm hai cổng PS/2 mới cho hệ thống bằng card gắn vào khe PCI. Còn nếu bàn phím đã quá cũ, thì cách tốt nhất là bạn chọn mua một chiếc bàn phím mới, loại gắn cổng USB.


7. Tôi nên làm vệ sinh bàn phím như thế nào?

Đầu tiên bạn hãy dùng những chiếc khăn mềm và ẩm để lau toàn bộ các phím. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng khăn khô thấm cồn 90 độ để đồng thời diệt khuẩn. Một chiếc máy hút bụi cũng là thiết bị cần thiết trong công đoạn làm sạch bàn phím này. Trong lúc hút bụi, bạn hãy dùng một chiếc cọ mềm và quét sạch mọi ngóc ngách trên đó.
Hoặc bạn có thể dùng một bình xịt khí nén để thổi bụi bẩn ra khỏi các khe. Khi thổi, bạn cần nhớ úp mặt bàn phím hướng xuống dưới để bụi dễ rơi ra. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể tháo bàn phím ra để làm vệ sinh kỹ hơn. Úp mặt bàn phím xuống rồi tháo các vít ở các góc và vị trí có dấu mũi tên. Sau đó, bạn lật mặt sau của bàn phím, lấy bản mạch ra, rồi tháo rời các phím. Cần nhớ rằng bạn sẽ phải có một bản sơ đồ phím để có thể lắp nó trở lại đúng như ban đầu.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm

7 câu hỏi thường gặp về bàn phím

VNC - Bàn phím là một thiết bị không thể thiếu với máy tính, và một khi nó bị trục trặc, thì việc sửa chữa nó là việc làm vô cùng cấp bách. Sau đây là một số câu hỏi thường được người sử dụng đặt ra đối với bàn phím.

 Ảnh minh họa

1. Nếu mua một bàn phím mới, tôi nên mua loại kết nối bằng cổng PS/2 hay USB?

Nếu bạn đã hỏi thế, thì có nghĩa là máy tính của bạn trước đây đang dùng bàn phím gắn cổng PS/2. Ưu điểm của việc tiếp tục dùng cổng PS/2 này, là bàn phím của bạn sẽ không chiếm cố định một cổng USB. Còn khi chuyển sang dùng bàn phím gắn USB, thì bạn có thể dùng nó trên bất kỳ máy tính nào, kể cả laptop, cũng như tận dụng được các ưu điểm của cổng giao tiếp USB.

Lưu ý rằng, ở một số dòng bo mạch chủ đời cũ, hệ thống sẽ không nhận dạng được bàn phím USB cho đến khi hệ điều hành được nạp xong. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không dùng được bàn phím USB để cấu hình BIOS, hay thậm chí trong chế độ Windows Recovery Console trong các hệ thống như thế.

Một vài bo mạch chủ giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép cấu hình lại BIOS sang chế độ USB Legacy mode để nhận ra bàn phím USB. Nhưng trước hết, bạn cũng phải tìm mượn một bàn phím PS/2 để thực hiện điều đó. Ngoài ra, có một bộ chuyển USB2PS2 sẽ giúp bạn chuyển đổi đầu cắm dạng PS/2 của bàn phím sang dạng USB một cách rất dễ dàng.


2. Bàn phím không dây của tôi không hoạt động, lỗi do đâu?

Có ba vấn đề chính ảnh hưởng đến hoạt động của một chiếc bàn phím không dây, và bạn phải kiểm tra lần lượt:

- Bộ nhận sóng là yếu tố đầu tiên cần kiểm tra. Nó cần phải được cắm vào đúng cổng, thường là USB, trên máy tính, và phải được máy tính nhận ra. Các đèn tín hiệu POWER trên bộ nhận sóng, nếu có, sẽ là dấu hiệu xác nhận việc này. Nếu nó bị lỗi, bạn hãy rút nó ra khỏi máy, chờ một lúc rồi cắm lại, hoặc bạn cắm nó lại sau khi khởi động hệ điều hành.

- Giao tiếp giữa bàn phím và bộ nhận sóng bị mất. Nếu dùng sóng hồng ngoại (infrared), thì một vật chắn ngang giữa hai đầu thu phát sẽ làm các thiết bị không thể giao tiếp với nhau. Nếu là sóng Bluetooth hay RF, bạn hãy kiểm tra xem bàn phím có bị mang ra khỏi tầm thu phát sóng hay không.

- Vấn đề thứ ba, hay gặp nhất, là nguồn pin trên bàn phím bị cạn kiệt. Bạn chỉ việc thay thế bằng những viên pin mới đúng chuẩn, hoặc sạc lại các viên pin cũ, nếu bàn phím dùng loại pin sạc, và vấn đề sẽ được giải quyết ngay lập tức.


3. Làm sao để biết bàn phím đã được hệ điều hành nhận ra?

Sử dụng chương trình Device Manager là cách tốt nhất để kiểm soát vấn đề này. Nhìn vào mục Keyboard trong tiện ích đó, và bạn sẽ thấy xuất hiện một trong các trường hợp sau:

- Trường hợp thứ nhất là xuất hiện tên một bàn phím chuẩn nào đó, nhưng kèm theo là một dấu chấm than (!) màu vàng bên trái. Đây là lỗi phần mềm điều khiển thiết bị không đúng với bàn phím. Với các bàn phím chuẩn, hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, vì hệ điều hành Windows luôn luôn tìm thấy phần mềm điều khiển đúng với chúng. Với các bàn phím đặc biệt với nhiều chức năng mở rộng, bạn hãy cài lại phần mềm điều khiển thiết bị trong đĩa CD đi kèm trong hộp, hoặc tải về từ trang web của nhà sản xuất. Cách thực hiện là bạn nhấn phải chuột trên tên bàn phím và chọn Update Driver.

- Trường hợp thứ hai, tên bàn phím cũng xuất hiện trong danh sách, nhưng bàn phím vẫn không có đáp ứng nào khi bạn gõ vào đó. Lỗi này thường xuất hiện khi bàn phím bị hỏng về mặt vật lý. Cách thử là bạn mang bàn phím đó sang gắn ở một máy khác. Nếu nó cũng không hoạt động trên máy mới, thì nghĩa là bàn phím đó bị hỏng bộ phận nào đó trên bảng mạch.

- Trường hợp cuối cùng, là không xuất hiện tên bàn phím nào trong danh sách. Điều đó có nghĩa là bạn chưa gắn bàn phím vào máy tính, hoặc gắn chưa chặt. Bạn hãy rút bàn phím ra, cắm thật chặt trở lại, rồi khởi động lại máy tính. Chú ý rằng phần đầu cắm, hay lỗ cắm trên máy tính bị hỏng cũng gây ra lỗi này.


4. Bàn phím đã cắm vào cổng USB, nhưng hệ điều hành không nhận ra?

Cách đơn giản nhất, là bạn hãy rút bàn phím ra, chờ một lúc, rồi gắn vào một cổng USB khác. Nếu nó vẫn chưa được nhận ra, hãy kiểm tra bằng cách cắm sang một máy tính khác.

5. Tôi có thể cắm bàn phím PS/2 sang cổng chuột PS/2 hay không?

Rất tiếc là không! Hai cổng PS/2 trên máy tính có hai màu xanh lá và tím, cũng như hai dấu hiệu bàn phím và chuột riêng biệt. Vì thế, bạn đừng cố gắng hoán đổi cổng cắm hai thiết bị này với nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ là cổng PS/2 không cho phép rút cắm lúc máy tính đang hoạt động. Nếu cố tháo lắp, cổng PS/2 có thể bị hỏng do chạm mạch.

6. Cổng PS/2 trên máy tính của tôi bị hỏng, tôi phải làm sao?

Có một số biện pháp giải quyết vấn đề của bạn. Đầu tiên là bạn dùng đầu chuyển cổng PS/2 sang USB rồi cắm bàn phím sang cổng USB. Nếu không muốn, bạn có thể lắp thêm hai cổng PS/2 mới cho hệ thống bằng card gắn vào khe PCI. Còn nếu bàn phím đã quá cũ, thì cách tốt nhất là bạn chọn mua một chiếc bàn phím mới, loại gắn cổng USB.


7. Tôi nên làm vệ sinh bàn phím như thế nào?

Đầu tiên bạn hãy dùng những chiếc khăn mềm và ẩm để lau toàn bộ các phím. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng khăn khô thấm cồn 90 độ để đồng thời diệt khuẩn. Một chiếc máy hút bụi cũng là thiết bị cần thiết trong công đoạn làm sạch bàn phím này. Trong lúc hút bụi, bạn hãy dùng một chiếc cọ mềm và quét sạch mọi ngóc ngách trên đó.
Hoặc bạn có thể dùng một bình xịt khí nén để thổi bụi bẩn ra khỏi các khe. Khi thổi, bạn cần nhớ úp mặt bàn phím hướng xuống dưới để bụi dễ rơi ra. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể tháo bàn phím ra để làm vệ sinh kỹ hơn. Úp mặt bàn phím xuống rồi tháo các vít ở các góc và vị trí có dấu mũi tên. Sau đó, bạn lật mặt sau của bàn phím, lấy bản mạch ra, rồi tháo rời các phím. Cần nhớ rằng bạn sẽ phải có một bản sơ đồ phím để có thể lắp nó trở lại đúng như ban đầu.

Theo Xã Luận
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 Khoa học - Công nghệ
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang