Khoa học - Công nghệ
Hiển thị các bài đăng có nhãn Virus Stuxnet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Virus Stuxnet. Hiển thị tất cả bài đăng

Skyfall 2012 lấy cảm hứng từ virus Stuxnet

VNC - Không có smartphone. Không có bút kích nổ. Không có tàu ngầm được trang bị tên lửa. Bộ phim"Skyfall" 2012 xuất hiện một điệp viên 007 - James Bond - hoàn toàn không có thiết bị tình báo trong tay, đang chiến đấu bằng cả trí óc và sức mạnh cơ bắp chống lại một tên vô lại công nghệ cao với chiếc máy tính mà Bill Gates cũng phải ghen tị. Vậy tên vô lại đó được lấy cảm hứng từ đâu?

Đó là Stuxnet, theo tiết lộ của nhà sản xuất Skyfall là Michael G. Wilson với FoxNews. Virus Stuxnet, được mô tả như một quả bom nguyên tử của chiến tranh mạng, xuất hiện năm 2010 để làm tê liệt tham vọng phát triển hạt nhân của Iran. Rất nhiều chuyên gia tin rằng nó là một dự án hợp tác giữa Israel và Hoa Kỳ. Và các nhà làm phim đã nhanh chóng cập nhật, chuyển biến thế giới các điệp viên đang sống ngày nay từ được trang bị các camera giấu kín, súng bí mật thành virus máy tính cực độc.

"Có một cuộc chiến không gian mạng đang diễn ra và chúng tôi nghĩ chúng tôi sẽ đem điều đó vào phim và để mọi người biết những gì có thể xảy ra", ông Wilson nói.


Skyfall nhằm mục đích giải thích sự liên quan của MI6 (cơ quan tình báo Anh) với đội double-O trong môi trường khủng bố công nghệ ngày nay. Trong Skyfall, Silva - một điệp viên MI6 giả mạo – hack vào máy tính của chính phủ và đe dọa công khai dánh tính của các điệp viên đang được cài cắm trên toàn thế giới.

"Làm đảo lộn cuộc bầu cử ở Uganda? Chỉ cần trỏ con chuột và click. Hạ gục một công ty đa quốc gia bằng cách thao túng giá cổ phiếu? Xong ngay", Silva (nhân vật phản diện đối nghịch với Bond do Javier Bardem thủ vai) nói trong phim.

M (do Judi Dench thủ vai) - người đứng đầu MI6 – giao nhiệm vụ cho điệp viên 007 cứu vãn tình hình. 007 cũng là niềm hy vọng duy nhất của bà. Tuy nhiên, trong thế giới công nghệ cao này, Bond không được trang bị cả kho vũ khí truyền thống với nhiều loại hiện đại, tối tân. Thay vào đó, anh được trao cho một chiếc cặp mỏng chứa công cụ gián điệp cơ bản nhất: một cái radio và một khẩu súng.

Skyfall đem đến cho khán giả những cảnh hành động mạo hiểm nghẹt thở, những địa điểm kỳ lạ và tất nhiên không thiếu những người đẹp nóng bỏng. Nhưng quan trọng hơn cả, nó là một thế giới thực sự dũng cảm mới dành cho Bond – một thế giới giống với thế giới thực chúng ta đang sống hơn các phim Điệp viên 007 trước đây.

Có lẽ, các nhà làm phim hy vọng có một Bond ngoài đời đang chiến đấu vì chúng ta chống lại chiến tranh mạng.

Theo Genk, Quản Trị Mạng
>> Xem thêm

Thế giới đứng trước nguy cơ chiến tranh ảo

vncongnghe - Các chuyên gia bảo mật tin rằng virus Stuxnet, thâm nhập vào một số máy tính trong chương trình hạt nhân của Iran, là một phần trong kế hoạch đen tối hơn: khơi mào cuộc chiến tranh trên mạng.

Hãng Symantec (Mỹ) đã thực hiện khảo sát với 1.580 công ty trên thế giới có liên quan đến cơ sở hạ tầng chủ chốt như ngân hàng, dịch vụ khẩn cấp, viễn thông và ứng dụng. Một nửa trong số này thừa nhận họ từng phải chống đỡ những cuộc tấn công có động cơ chính trị.

Ảnh: Skuggen.

Theo báo The Age, khảo sát về loại hình tấn công này (hiếm khi được công khai vì có nguy cơ gây hoang mang) cho thấy các công ty phải trải qua trung bình 10 trường hợp có dính líu đến chiến tranh ảo hoặc khủng bố trên mạng trong suốt 5 năm qua với thiệt hại khoảng 850.000 USD mỗi công ty.

Những con số này mới chỉ là khởi đầu. Gần nửa số công ty tham gia cuộc điều tra tin rằng quy mô và mức độ nguy hiểm của những đợt tấn công sẽ còn tăng lên. "Các vụ tấn công vào công trình trong đời thực là có thật và ngày càng nhiều công ty cho rằng chúng diễn ra vì mục đích chính trị", Craig Scroggie, Phó chủ tịch hãng Symantec tại khu vực Thái Bình Dương, khẳng định.

Kết quả nghiên cứu của hãng bảo mật Mỹ được công bố sau khi Steve Ballmer, Giám đốc điều hành Microsoft, cảnh báo sâu Stuxnet có thể gây hại cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới, còn Bộ ngoại giao Iran nghi ngờ chính phủ của một quốc gia phương Tây đã phát tán sâu này để phá hoại chương trình hạt nhân của họ.

Không như những virus khác được viết chỉ để khai thác thông tin trên máy tính, sâu Stuxnet "độc hại một cách không bình thường" bởi đây là phần mềm đầu tiên được lập trình với mục đích kiểm soát các hệ thống liên quan đến các công trình quan trọng của ngành công nghiệp. Ngoài ra, thông thường hacker chỉ lợi dụng một lỗ hổng nhưng Stuxnet khai thác cùng lúc 5 lỗ hổng trong hệ thống.

"Phải rất giỏi mới có thể tìm ra 5 điểm yếu trong một phần mềm", Scroggie nhận định. Symantec ước tính phải 10 chuyên gia làm việc liên tục trong 6 tháng mới có thể "sản xuất" ra được một sâu chuyên nghiệp như Stuxnet.

Sâu máy tính khét tiếng Stuxnet có tên đầy đủ là Worm.Win32.Stuxnet, cơ bản được xem là một công cụ gián điệp công nghiệp, bởi nó được thiết kế để khuếch đại số lần truy cập vào hệ điều hành Siemens WinCC, phục vụ cho việc thu thập dữ liệu và giám sát sản xuất. Từ khi xuất hiện cách đây gần một năm, các chuyên gia an ninh luôn dành cho Stuxnet sự theo dõi sát sao. Ngoài việc khai thác lỗ hổng bảo mật khi xử lý các tập tin LNK và PIF, Stuxnet còn sử dụng thêm 4 lỗ hổng khác nữa của Windows. Một trong 4 lỗ hổng này từng được sâu Conficker khai thác hồi đầu năm 2009.

Alexander Gostev, chuyên gia an ninh của Kaspersky Lab, cho biết: "Stuxnet là chương trình mã độc đầu tiên khai thác cùng lúc 5 lỗi bảo mật. Nó là mối đe dọa đầu tiên chứa rất nhiều bất ngờ chỉ trong một gói chương trình đơn nhất mà chúng tôi từng chạm trán. Đây thật sự là một kho vàng đối với hacker".

Châu An
Theo vnexpress.net
>> Xem thêm

Thế giới đứng trước nguy cơ chiến tranh ảo

vncongnghe - Các chuyên gia bảo mật tin rằng virus Stuxnet, thâm nhập vào một số máy tính trong chương trình hạt nhân của Iran, là một phần trong kế hoạch đen tối hơn: khơi mào cuộc chiến tranh trên mạng.

Hãng Symantec (Mỹ) đã thực hiện khảo sát với 1.580 công ty trên thế giới có liên quan đến cơ sở hạ tầng chủ chốt như ngân hàng, dịch vụ khẩn cấp, viễn thông và ứng dụng. Một nửa trong số này thừa nhận họ từng phải chống đỡ những cuộc tấn công có động cơ chính trị.

Ảnh: Skuggen.

Theo báo The Age, khảo sát về loại hình tấn công này (hiếm khi được công khai vì có nguy cơ gây hoang mang) cho thấy các công ty phải trải qua trung bình 10 trường hợp có dính líu đến chiến tranh ảo hoặc khủng bố trên mạng trong suốt 5 năm qua với thiệt hại khoảng 850.000 USD mỗi công ty.

Những con số này mới chỉ là khởi đầu. Gần nửa số công ty tham gia cuộc điều tra tin rằng quy mô và mức độ nguy hiểm của những đợt tấn công sẽ còn tăng lên. "Các vụ tấn công vào công trình trong đời thực là có thật và ngày càng nhiều công ty cho rằng chúng diễn ra vì mục đích chính trị", Craig Scroggie, Phó chủ tịch hãng Symantec tại khu vực Thái Bình Dương, khẳng định.

Kết quả nghiên cứu của hãng bảo mật Mỹ được công bố sau khi Steve Ballmer, Giám đốc điều hành Microsoft, cảnh báo sâu Stuxnet có thể gây hại cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới, còn Bộ ngoại giao Iran nghi ngờ chính phủ của một quốc gia phương Tây đã phát tán sâu này để phá hoại chương trình hạt nhân của họ.

Không như những virus khác được viết chỉ để khai thác thông tin trên máy tính, sâu Stuxnet "độc hại một cách không bình thường" bởi đây là phần mềm đầu tiên được lập trình với mục đích kiểm soát các hệ thống liên quan đến các công trình quan trọng của ngành công nghiệp. Ngoài ra, thông thường hacker chỉ lợi dụng một lỗ hổng nhưng Stuxnet khai thác cùng lúc 5 lỗ hổng trong hệ thống.

"Phải rất giỏi mới có thể tìm ra 5 điểm yếu trong một phần mềm", Scroggie nhận định. Symantec ước tính phải 10 chuyên gia làm việc liên tục trong 6 tháng mới có thể "sản xuất" ra được một sâu chuyên nghiệp như Stuxnet.

Sâu máy tính khét tiếng Stuxnet có tên đầy đủ là Worm.Win32.Stuxnet, cơ bản được xem là một công cụ gián điệp công nghiệp, bởi nó được thiết kế để khuếch đại số lần truy cập vào hệ điều hành Siemens WinCC, phục vụ cho việc thu thập dữ liệu và giám sát sản xuất. Từ khi xuất hiện cách đây gần một năm, các chuyên gia an ninh luôn dành cho Stuxnet sự theo dõi sát sao. Ngoài việc khai thác lỗ hổng bảo mật khi xử lý các tập tin LNK và PIF, Stuxnet còn sử dụng thêm 4 lỗ hổng khác nữa của Windows. Một trong 4 lỗ hổng này từng được sâu Conficker khai thác hồi đầu năm 2009.

Alexander Gostev, chuyên gia an ninh của Kaspersky Lab, cho biết: "Stuxnet là chương trình mã độc đầu tiên khai thác cùng lúc 5 lỗi bảo mật. Nó là mối đe dọa đầu tiên chứa rất nhiều bất ngờ chỉ trong một gói chương trình đơn nhất mà chúng tôi từng chạm trán. Đây thật sự là một kho vàng đối với hacker".

Châu An
Theo vnexpress.net
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 Khoa học - Công nghệ
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang