Khoa học - Công nghệ
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan mem he dieu hanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan mem he dieu hanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Hướng dẫn cài đặt Windows 8 Server Developer Preview

Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn từng bước cài đặt Windows 8 Server Developer Preview.

Windows 8 cũng có hệ điều hành máy chủ với tên gọi Windows 8 Server. Để có được bản cài đặt Developer Preview, bạn phải đăng ký từ MSDN.

Bước 1: Download Windows 8 Server bằng cách đăng ký trên MSDN

Bạn phải download file cài đặt để thực hiện quá trình cài đặt Windows 8 Server Developer Preview. Tất cả những gì cần để có thể download là một tài khoản Windows Live với một đăng ký MSDN tại http://msdn.microsoft.com.
Đăng nhập bằng username và password và truy cập phần download trong panel đăng ký bên phải.
Bạn cần có khóa sản phẩm để kích hoạt phiên bản dành cho các chuyên gia phát triển. Kích Windows 8 Server Developer Preview downloads, lúc này bạn sẽ thấy thông báo dưới đây.

Hình 1: Download Windows 8 Server
Quá trình download sẽ nhanh hay chậm tùy thuộc vào băng thông đường truyền của bạn.

Bước 2: Chọn phương tiện cài đặt

Sau khi kết thúc quá trình download, file ISO có thể được ghi vào CD hoặc DVD hoặc USB hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Sử dụng công cụ hỗ trợ như Daemon Tools để tạo DVD khởi động.

Khởi động từ USB

File ISO cần được nạp trước trên DVD. Khi file ISO có thể truy cập trên DVD, đánh lệnh được liệt kê bên dưới trong khi USB đang được kết nối với máy tính.
diskpart.exe
DISKPART> list disk
Chọn thiết bị USB từ danh sách và thay số đĩa bên dưới khi cần
DISKPART> select disk 1 
DISKPART> clean 
DISKPART> create partition primary 
DISKPART> select partition 1 
DISKPART> active 
DISKPART> format fs=fat32 
DISKPART> assign 
DISKPART> exit 
X
cd boot 
bootsect /nt60 Y:
xcopy X:\*.* /s/e/f Y:\
ở đây X:/ là image được gắn hoặc DVD vật lý và Y:\ là thiết bị USB.

Bước 3: Bắt đầu cài đặt

  • Dựa vào phương thức cài đặt mà bạn đã chọn ở bước trước, cắm USB vào khe cắm USB hoặc chèn đĩa vào ổ DVD và khởi động máy tính.

Hình 2: Các thiết lập vùng
  • Cấu hình các thiết lập vùng bằng cách thiết lập ngôn ngữ, thời gian, định dạng tiền tệ, bàn phím hoặc phương pháp nhập vào. Nhấn Next để tiếp tục.

Hình 3: Cài đặt
  • Nếu muốn cài đặt một copy mới hoàn toàn, không kích vào Repair your computer, chọn tùy chọn Install Now để thực hiện cài đặt như thường lệ.

Hình 4: Chọn phiên bản
  • Màn hình kế tiếp có ba tùy chọn cụ thể:
  • Chọn một trong số cài đặt và kích Next để tiếp tục. Một thứ cần lưu ý ở đây là Windows 8 Server được dựa trên kiến trúc x64 và do đó x86 không được hỗ trợ.
  1. Windows Server Developer Preview (Full Installation)
  2. Windows Server Developer Preview (Server Core Installation)
  3. Windows Server Developer Preview (Features On Demand)

Hình 5: Thỏa thuận đăng ký
  • Hãy bảo đảm rằng bạn đã đọc các mục đăng ký trước khi tiếp tục cài đặt. Kích tùy chọn I accept the license terms và Next để tiếp tục.

Hình 6: Kiểu cài đặt
  • Có hai tùy chọn cho bạn vào lúc này – nâng cấp hay cài đặt tùy chỉnh. Nếu muốn giữ lại các file và thư mục trên partition chính, chọn tùy chọn nâng cấp. Nếu muối cài đặt mới hoàn toàn, hãy chọn tùy chọn kia.

Hình 7: Chọn phân vùng
  • Màn hình tiếp theo sẽ hiển thị một loạt các partition trên hệ thống. Bạn có thể thay đổi partition bằng cách chọn tùy chọn Drive ở bên phải phía dưới, ở đây bạn có thể tạo hoặc xóa các phân vùng. Lưu ý, việc xóa một phân vùng nào đó sẽ xóa hết dữ liệu nằm trên nó. Vì vậy, xác định chính xác phân vùng nào sẽ cài đặt Windows 8 Server và kích Next để tiếp tục. Thông thường chúng ta vẫn sử dụng phân vùng C: để cài đặt các hệ điều hành.

Hình 8: Cài đặt Windows
  • Màn hình này tương tự như màn hình cài đặt Windows 7, các file cài đặt sẽ được copy và sau đó được bung để thực hiện việc cài đặt.

Hình 9: Khởi động lại
  • Hệ thống sẽ tự khởi động lại trong vòng 10 giây khi quá trình cài đặt hoàn tất. Bạn có thể kích hoạt việc khởi động lại tại đây bằng cách kích Restart Now.
  • Window Server Setup sẽ thay đổi các file registry, cho phép các thiết bị sẵn sàng và hiển thị màn hình đăng nhập.

Hình 10: Tạo user
Tạo một tài khoản quản trị viên tại đây với username và password.
Bảo đảm mật khẩu được tạo phải tuân thủ đúng chính sách mật khẩu, đó là cần phải có trên 8 ký tự, kết hợp các ký tự in hoa và in thường cùng với các ký tự khác.

Hình 11: Màn hình đăng nhập
  • Màn hình đăng nhập sẽ xuất hiện khi bạn nhấn CTRL+ALT+DELETE.

Hình 12: Nhập mật khẩu
  • Lúc này màn hình đăng nhập thực sự sẽ được hiển thị, ở đây bạn có thể nhập mật khẩu đã được tạo từ trước.

Hình 13: Server Manager
  • Server Manager sẽ tự động khởi chạy để cấu hình Windows 8 Server của bạn và tích hợp danh sách các thiết bị sẽ được kết nối hoặc được quản lý bởi máy tính này.

Hình 14: Dashboard
Đến đây, quá trình cài đặt của bạn cơ bản coi như hoàn tất.
Văn Linh (Theo Windows8update)
http://www.quantrimang.com.vn

>> Xem thêm

Hướng dẫn cài đặt Windows 8 Server Developer Preview

Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn từng bước cài đặt Windows 8 Server Developer Preview.

Windows 8 cũng có hệ điều hành máy chủ với tên gọi Windows 8 Server. Để có được bản cài đặt Developer Preview, bạn phải đăng ký từ MSDN.

Bước 1: Download Windows 8 Server bằng cách đăng ký trên MSDN

Bạn phải download file cài đặt để thực hiện quá trình cài đặt Windows 8 Server Developer Preview. Tất cả những gì cần để có thể download là một tài khoản Windows Live với một đăng ký MSDN tại http://msdn.microsoft.com.
Đăng nhập bằng username và password và truy cập phần download trong panel đăng ký bên phải.
Bạn cần có khóa sản phẩm để kích hoạt phiên bản dành cho các chuyên gia phát triển. Kích Windows 8 Server Developer Preview downloads, lúc này bạn sẽ thấy thông báo dưới đây.

Hình 1: Download Windows 8 Server
Quá trình download sẽ nhanh hay chậm tùy thuộc vào băng thông đường truyền của bạn.

Bước 2: Chọn phương tiện cài đặt

Sau khi kết thúc quá trình download, file ISO có thể được ghi vào CD hoặc DVD hoặc USB hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Sử dụng công cụ hỗ trợ như Daemon Tools để tạo DVD khởi động.

Khởi động từ USB

File ISO cần được nạp trước trên DVD. Khi file ISO có thể truy cập trên DVD, đánh lệnh được liệt kê bên dưới trong khi USB đang được kết nối với máy tính.
diskpart.exe
DISKPART> list disk
Chọn thiết bị USB từ danh sách và thay số đĩa bên dưới khi cần
DISKPART> select disk 1 
DISKPART> clean 
DISKPART> create partition primary 
DISKPART> select partition 1 
DISKPART> active 
DISKPART> format fs=fat32 
DISKPART> assign 
DISKPART> exit 
X
cd boot 
bootsect /nt60 Y:
xcopy X:\*.* /s/e/f Y:\
ở đây X:/ là image được gắn hoặc DVD vật lý và Y:\ là thiết bị USB.

Bước 3: Bắt đầu cài đặt

  • Dựa vào phương thức cài đặt mà bạn đã chọn ở bước trước, cắm USB vào khe cắm USB hoặc chèn đĩa vào ổ DVD và khởi động máy tính.

Hình 2: Các thiết lập vùng
  • Cấu hình các thiết lập vùng bằng cách thiết lập ngôn ngữ, thời gian, định dạng tiền tệ, bàn phím hoặc phương pháp nhập vào. Nhấn Next để tiếp tục.

Hình 3: Cài đặt
  • Nếu muốn cài đặt một copy mới hoàn toàn, không kích vào Repair your computer, chọn tùy chọn Install Now để thực hiện cài đặt như thường lệ.

Hình 4: Chọn phiên bản
  • Màn hình kế tiếp có ba tùy chọn cụ thể:
  • Chọn một trong số cài đặt và kích Next để tiếp tục. Một thứ cần lưu ý ở đây là Windows 8 Server được dựa trên kiến trúc x64 và do đó x86 không được hỗ trợ.
  1. Windows Server Developer Preview (Full Installation)
  2. Windows Server Developer Preview (Server Core Installation)
  3. Windows Server Developer Preview (Features On Demand)

Hình 5: Thỏa thuận đăng ký
  • Hãy bảo đảm rằng bạn đã đọc các mục đăng ký trước khi tiếp tục cài đặt. Kích tùy chọn I accept the license terms và Next để tiếp tục.

Hình 6: Kiểu cài đặt
  • Có hai tùy chọn cho bạn vào lúc này – nâng cấp hay cài đặt tùy chỉnh. Nếu muốn giữ lại các file và thư mục trên partition chính, chọn tùy chọn nâng cấp. Nếu muối cài đặt mới hoàn toàn, hãy chọn tùy chọn kia.

Hình 7: Chọn phân vùng
  • Màn hình tiếp theo sẽ hiển thị một loạt các partition trên hệ thống. Bạn có thể thay đổi partition bằng cách chọn tùy chọn Drive ở bên phải phía dưới, ở đây bạn có thể tạo hoặc xóa các phân vùng. Lưu ý, việc xóa một phân vùng nào đó sẽ xóa hết dữ liệu nằm trên nó. Vì vậy, xác định chính xác phân vùng nào sẽ cài đặt Windows 8 Server và kích Next để tiếp tục. Thông thường chúng ta vẫn sử dụng phân vùng C: để cài đặt các hệ điều hành.

Hình 8: Cài đặt Windows
  • Màn hình này tương tự như màn hình cài đặt Windows 7, các file cài đặt sẽ được copy và sau đó được bung để thực hiện việc cài đặt.

Hình 9: Khởi động lại
  • Hệ thống sẽ tự khởi động lại trong vòng 10 giây khi quá trình cài đặt hoàn tất. Bạn có thể kích hoạt việc khởi động lại tại đây bằng cách kích Restart Now.
  • Window Server Setup sẽ thay đổi các file registry, cho phép các thiết bị sẵn sàng và hiển thị màn hình đăng nhập.

Hình 10: Tạo user
Tạo một tài khoản quản trị viên tại đây với username và password.
Bảo đảm mật khẩu được tạo phải tuân thủ đúng chính sách mật khẩu, đó là cần phải có trên 8 ký tự, kết hợp các ký tự in hoa và in thường cùng với các ký tự khác.

Hình 11: Màn hình đăng nhập
  • Màn hình đăng nhập sẽ xuất hiện khi bạn nhấn CTRL+ALT+DELETE.

Hình 12: Nhập mật khẩu
  • Lúc này màn hình đăng nhập thực sự sẽ được hiển thị, ở đây bạn có thể nhập mật khẩu đã được tạo từ trước.

Hình 13: Server Manager
  • Server Manager sẽ tự động khởi chạy để cấu hình Windows 8 Server của bạn và tích hợp danh sách các thiết bị sẽ được kết nối hoặc được quản lý bởi máy tính này.

Hình 14: Dashboard
Đến đây, quá trình cài đặt của bạn cơ bản coi như hoàn tất.
Văn Linh (Theo Windows8update)
http://www.quantrimang.com.vn

>> Xem thêm

Thay đổi màn hình Logon trên Windows 7

Đôi khi việc thay đổi screensaver, nền màn hình desktop hay font và cỡ chữ hiển thị lại là việc khá quan trọng và cần thiết với một số người. Nắm bắt được điều này, Microsoft cho phép người dùng dễ dàng thay đổi theme trên Windows 7, tuy nhiên điều này có lẽ là chưa đủ. Nhiều người dùng ngoài việc thay đổi các giao diện cho phép, họ còn muốn “đụng” vào cả những thành phần khác để khẳng định được “nét riêng” của mình.

Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tùy chỉnh nền màn hình Logon của Windows 7. Có một vài cách để thực hiện việc này, sử dụng thêm phần mềm hãng thứ ba cũng có, mà ko sử dụng phần mềm nào cũng có.


Đối với phần đông người dùng thì sử dụng thêm phần mềm của hãng thứ ba khiến họ không thích lắm vì việc cài đặt có thể ảnh hưởng tới độ nhanh và an toàn của máy tính.

Chỉnh sửa bằng tay

Đây là phương thức chỉnh sửa “động chạm” đến registry và một lời khuyên trước khi thực hiện điều này là bạn nên backup registry nhằm đề phòng xảy ra sai sót. Đối với những người không am hiểu về registry thì nên thực hiện theo cách khác dưới đây bằng phần mềm cài đặt thêm.

- Mở menu Start và nhập vào regedit trên thanh tìm kiếm

- Kích chuột phải vào HKEY_LOCAL_MACHINE và chọn Find

- Tìm kiếm cụm từ OEMBackground và bạn sẽ thấy đường dẫn bên dưới:

Computer \ HKEY_LOCAL_MACHINE \ SOFTWARE \ Microsoft \ Windows \ CurrentVersion \ Authentication \ LogonUI \ Background

Nếu khóa này không tồn tại, bạn cần thêm một giá trị DWORD mới với tên gọi OEMBackground

- Kích đúp vào entry OEMBackground và thay đổi giá trị từ 0 thành 1




- Mở Windows Explorer và vào đường dẫn sau: %windir%\system32\oobe

- Tạo một thư mục mới với tên gọi info và mở nó ra
- Tạo một thư mục mới bên trong info và đặt tên là backgrounds

- Thay đổi tên ảnh mà bạn muốn đặt làm ảnh nền trên màn hình logon thành backgroundDefault.jpg và đặt nó vào trong thư mục backgrounds vừa tạo ở trên (dung lượng ảnh phải nhỏ hơn 245KB)



Việc cuối cùng cần làm là bạn chỉ cần log off hoặc khởi động lại máy tính.

Sử dụng phần mềm

Nếu bạn cảm thấy không an tâm lắm trong việc chỉnh sửa registry hoặc muốn mỗi lần thay đổi ảnh đơn giản hơn, không tốn thời gian thì chỉ việc sử dụng thêm một phần mềm hỗ trợ việc thay đổi này. Có một vài phần mềm hỗ trợ việc thay đổi nền logon trên Windows 7 nhưng phần mềm chúng tôi đề cập ra ở đây là Logon Changer của Tweak.com

Phần mềm này hoàn toàn dễ sử dụng, không cần cài đặt và nó thậm chí còn tích hợp sẵn công cụ để tự động chỉnh sửa kích cỡ và dung lượng ảnh mà không làm ảnh hưởng tới ảnh gốc.



Bạn chỉ cần chạy chương trình, nó sẽ cho phép bạn xem trước màn hình thay đổi cùng với một vài lựa chọn như: “Change Logon Screen” cho phép lấy một ảnh mới, “Test” để xem trước màn hình thay đổi và “Revert to Default Logon Screen” để trở lại nền màn hình gốc ban đầu của Windows 7.
>> Xem thêm

Thay đổi màn hình Logon trên Windows 7

Đôi khi việc thay đổi screensaver, nền màn hình desktop hay font và cỡ chữ hiển thị lại là việc khá quan trọng và cần thiết với một số người. Nắm bắt được điều này, Microsoft cho phép người dùng dễ dàng thay đổi theme trên Windows 7, tuy nhiên điều này có lẽ là chưa đủ. Nhiều người dùng ngoài việc thay đổi các giao diện cho phép, họ còn muốn “đụng” vào cả những thành phần khác để khẳng định được “nét riêng” của mình.

Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tùy chỉnh nền màn hình Logon của Windows 7. Có một vài cách để thực hiện việc này, sử dụng thêm phần mềm hãng thứ ba cũng có, mà ko sử dụng phần mềm nào cũng có.


Đối với phần đông người dùng thì sử dụng thêm phần mềm của hãng thứ ba khiến họ không thích lắm vì việc cài đặt có thể ảnh hưởng tới độ nhanh và an toàn của máy tính.

Chỉnh sửa bằng tay

Đây là phương thức chỉnh sửa “động chạm” đến registry và một lời khuyên trước khi thực hiện điều này là bạn nên backup registry nhằm đề phòng xảy ra sai sót. Đối với những người không am hiểu về registry thì nên thực hiện theo cách khác dưới đây bằng phần mềm cài đặt thêm.

- Mở menu Start và nhập vào regedit trên thanh tìm kiếm

- Kích chuột phải vào HKEY_LOCAL_MACHINE và chọn Find

- Tìm kiếm cụm từ OEMBackground và bạn sẽ thấy đường dẫn bên dưới:

Computer \ HKEY_LOCAL_MACHINE \ SOFTWARE \ Microsoft \ Windows \ CurrentVersion \ Authentication \ LogonUI \ Background

Nếu khóa này không tồn tại, bạn cần thêm một giá trị DWORD mới với tên gọi OEMBackground

- Kích đúp vào entry OEMBackground và thay đổi giá trị từ 0 thành 1




- Mở Windows Explorer và vào đường dẫn sau: %windir%\system32\oobe

- Tạo một thư mục mới với tên gọi info và mở nó ra
- Tạo một thư mục mới bên trong info và đặt tên là backgrounds

- Thay đổi tên ảnh mà bạn muốn đặt làm ảnh nền trên màn hình logon thành backgroundDefault.jpg và đặt nó vào trong thư mục backgrounds vừa tạo ở trên (dung lượng ảnh phải nhỏ hơn 245KB)



Việc cuối cùng cần làm là bạn chỉ cần log off hoặc khởi động lại máy tính.

Sử dụng phần mềm

Nếu bạn cảm thấy không an tâm lắm trong việc chỉnh sửa registry hoặc muốn mỗi lần thay đổi ảnh đơn giản hơn, không tốn thời gian thì chỉ việc sử dụng thêm một phần mềm hỗ trợ việc thay đổi này. Có một vài phần mềm hỗ trợ việc thay đổi nền logon trên Windows 7 nhưng phần mềm chúng tôi đề cập ra ở đây là Logon Changer của Tweak.com

Phần mềm này hoàn toàn dễ sử dụng, không cần cài đặt và nó thậm chí còn tích hợp sẵn công cụ để tự động chỉnh sửa kích cỡ và dung lượng ảnh mà không làm ảnh hưởng tới ảnh gốc.



Bạn chỉ cần chạy chương trình, nó sẽ cho phép bạn xem trước màn hình thay đổi cùng với một vài lựa chọn như: “Change Logon Screen” cho phép lấy một ảnh mới, “Test” để xem trước màn hình thay đổi và “Revert to Default Logon Screen” để trở lại nền màn hình gốc ban đầu của Windows 7.
>> Xem thêm

Cài Đặt Windows từ USB Flash

Các soft và nguyên liệu cần có: 

• 1 USB khoảng 1GB tốc độ nhanh ko bị lỗi
• Chương trình usb_prep8 và bootsect, 2 cái này đều có trong tập tin nén vừa bung ra
• 1 Máy tính hoặc laptop đang chạy Windows XP hoặc Vista và 1 ổ đĩa CD
• 1 Source Windows XP hoặc Vista





Phần 1: 
Sao chép đĩa Windows XP ra 1 thư mục trên máy – Tạo USB có thể Boot Windows.

1. Giải nén 2 file usb_prep8 và bootsect.
2. Trong tư mục usb_prep8 click 2 cái vào file usb_prep8.cmd để chạy file này. Một cửa sổ Command Prompt sẽ mở ra.
3. Bấm Enter để tiếp tục. Một cửa sổ khác là “PeToUSB” sẽ mở ra
4. Không thay đổi gì trong cửa sổ PeToUSB vừa hiện ra, click “Start”. Chương trình Format USB sẽ bắt đầu. Nó mất 1 vài phút.
5. Không đóng 2 cửa sổ “PeToUSB và usb_prep8”. Bây giờ mở 1 cửa sổ Command Prompt mới bằng cách vào Start -> Run - > gõ vào cmd rồi Enter, từ cửa sổ này hãy đi đến thư mục chứa file bootsect.exe mà lúc nãy đã giải nén (nên copy cái thư mục này ra ngoài thư mục gốc của 1 ổ đĩa bất kỳ trên máy cho ổn). Đến thưc mục chứa file bootsect.exe rồi bây giờ ta gõ lệnh “bootsect.exe /nt52 R:” với R là tên ổ đĩa USB của bạn. Lưu ý: Khi bootsect.exe đang hoạt động bạn không nên mở ra coi có gì trong usb nghĩa là ko nên vào ỡ đĩa USB. Nếu tất cả đều tiến triển tốt thì bạn sẽ nhận được 1 thông báo “Bootcode was successfully updated on all targeted volumes.”. Bây giờ đóng cửa sổ Command Prompt này lại (Không đóng usb_prep8).
6. Đóng cửa sổ PeToUSB lại luôn. Bật cửa sổ Command của usb_prep8 lên bạn sẽ thấy nó có các mục từ 0 -> 5, mục F và Q.
7. Bây giờ bạn cần nhập đúng các số từ 1 -> 3.
• Gõ 1 -> Enter. Một hộp thoại hiện ra, bạn dùng Browse chỉ đến nơi lưu Source Windows mà lúc nãy đã Copy vào máy rồi OK
• Gõ 2 -> Enter, 1 câu hỏi đặt ra và bạn gõ chữ “T” vào rồi Enter
• Gõ 3 -> Enter, lại 1 câu hỏi đặt ra và bạn gõ vào tên ỗ đĩa USB và Enter
• Gõ 4 -> Enter để bắt đầu tiến trình.
8. Sẽ có 1 câu hỏi rằng bạn có muốn format ổ đĩa T: . Đây chỉ là ổ đĩa tạm được sinh ra trong bộ nhớ đệm lúc cài đặt các file windows thôi, bạn đừng quan tâm và hãy chọn Y và Enter.
9. Một lát sau khi tiến trình format đang chạy sẽ có 1 câu hỏi xác nhận “press enter to continue”, bạn gõ Enter và sẽ thấy chương trình đang copy các file cần của Windows XP từ thư mục chứa source Windows XP đến ổ đĩa tạm T. Lúc này sẽ mất khoảng 3 – 5 phút. Một lát sau lại xuất hiện tiếp 1 câu hỏi và bạn chỉ việc “press enter to continue again ”.
10. Kế tiếp bạn sẽ thấy 1 hộp thoại hiện ra hỏi bạn có muốn copy các file từ ổ đĩa tạm T vào ổ đĩa USB không. Dĩ nhiên, chọn “Yes” nhé. Lúc này sẽ chờ khoảng 15 phút đấy nếu USB bạn tốc độ nhanh.
11. Một lát sau khi copy xong chương trình sẽ hỏi bạn 1 câu hỏi If you would like to USB drive to be preferred boot drive U: , bạn chọn “YES” nhé và đừng quên Enter đấy
12. Bạn đã làm xong phần này, 1 câu hỏi lại đặt ra và hãy chọn “YES” để unmount the virtual drive nhé.

Phần 2: 

Thay vì cài đặt Windows XP bằng đĩa CD, bạn hãy dùng USB vừa tạo

1. Cắm USB vào máy trước khi khởi động máy tính, vào bios để chỉnh sửa. Đặt USB làm Primary trong mục Boot, vào Bios thường có các nút như Delete, F2, F1, F10. Mục First Boot chọn là Hard Disk rồi vào mục Hard Disk chọn cái tên USB của mình(còn tùy main của bạn là loại gì nữa nhé, có loại thì phải chọn là USB-HDD nhé).
2. Lưu sự thay đổi trong Bios thường là nút F10 rồi bấm Enter để khởi động lại máy. Khi đã Boot thành công bằng USB nó sẽ có 2 chọn lựa cho bạn, bạn hãy chọn vào dòng thứ 2 là Text mode setup nhé.
3. Sau khi đã load đến phần chuẩn bị bấm Enter để cài Win, bạn nên xóa hết tất cả phân vùng hiện có trên ổ đĩa của bạn rồi tạo lại chúng và format nên dùng NTFS nhé (Không xóa hết các phân vùng và cài windows ở chế độ Repair có được hay không tôi chưa thử).
4. Một lúc sau khi khi cài đặt xong. Máy tính sẽ khởi động lại. Lúc này bạn chọn vào mục 1 là Boot into the Gui mode nhé.
5. Lại một lúc sau bạn lại chọn Boot into GUI mode một lần nữa để hoàn thành công việc cài đặt Windows XP, khi nào lên được màn hình destop là hoàn thành.
WARNING!!! Không bao giờ nghĩ đến việc rút cái USB ra khỏi máy tính khi đang cài Win bằng USB nhé, chỉ khi nào vào được màn hình Destop của Win thì mới có thể rút nó ra

Lưu ý: Có thể ko cần Format toàn bộ đĩa cứng hoặc cài đè vẫn được
Để xem Máy bạn có hỗ trợ boot từ USB hay không thì bạn cần phải vào được CMOS của main mình, sau đó tìm đến mục để hiệu chỉnh Boot từ Hard Drive hay CDROM để xem nó có dòng chữ "USB Hard Drive, USB KEY - đối với Laptop", còn đối với máy bàn thì bạn phải gắm cái USB vào trước khi vào CMOS rồi xem nó có hiện cái tên hãng sản xuất cái USB mình ko hoặc vào mục nào có ghi chữ Hard Drive xem nó có lựa chọn thứ 2 là cái USB mình không, nếu có thì chọn nó làm 1st Boot hoặc dùng các phím thay đổi già trị cho nó lên trên đầu tiên, nghĩa là phải cho nó boot trước tiên rồi mới đến các thiết bị khác.





vietdungcr - vn-zoom.com
>> Xem thêm

Một vài cảm nhận cá nhân sau khi dùng Windows 8

Ngày 13/9/2011, Microsoft đã ra mắt phiên bản Windows kế tiếp mang tên Windows 8 Developer Preview. Đây là bản dành cho các nhà lập trình và những bản hoàn chỉnh hơn của Windows 8 sẽ được phát hành trong tương lai, trước khi bản chính thức xuất hiện. Khác với những lần trước khi mà các phiên bản Windows Developer Preview chỉ cho những người có tài khoản MSDN và Technet tải về. Lần này, Microsoft cho tải về tự do bất kể là lập trình viên hay người dùng thông thường.

Sau khi tải về cài đặt xong, cảm giác dùng thử Windows thật là SƯỚNG. Cái sướng đầu tiên là thời gian khởi động rất ấn tượng. Thử nghiệm thực tế trên MTXT Thinkpad T400, thời gian khởi động khoảng 10 giây. Với các máy tính sử dụng ổ SSD, có lẽ thời gian khởi động còn ngắn hơn nữa.

Giao diện

Windows 8 đã thay đổi quan điểm tiếp cận ứng dụng của người dùng. Nếu như ở các phiên bản Windows trước đây và Windows 7 hiện tại, thanh Taskbar và Start Menu vẫn là lối truy cập chính vào hệ thống thì Windows 8 đã thay đổi điều này. Start Menu đã được thay bằng giao diện Metro UI, tương tự như trên Windows Phone.


(Hình 1 – giao diện Metro UI của Windows 8)

Mặc dù được thiết kế hướng tới các máy tính bảng hoặc các máy tính có màn hình cảm ứng, người dùng tương tác với Windows chủ yếu bằng ngón tay. Nhưng trên máy tính dùng chuột và bàn phím truyền thống, giao diện Metro UI cũng khá thân thiện, dễ dùng và đáp ứng tốt tính tức thời để người dùng truy cập đến cái mình cần. Rõ ràng đây là bước tiến trong quan điểm thiết kế của Microsoft khi mà trước đây, quan điểm thiết kế của Microsoft vẫn theo logic hình cây (tree), tức là mục này chứa mục con, các mục con lại chứa tiếp các mục con khác.

Tuy Windows 8 vẫn còn giao diện cổ điển như Windows 7 nhưng giao diện Metro UI đã phần nào thay đổi cách tiếp cận theo cấu trúc cây. Bây giờ mọi thứ được bày ra sẵn, người dùng chỉ cần 1 hoặc vài chạm (touch, click) là truy cập được vào ứng dụng mình cần.

Windows Explorer đã được trang bị cho “bộ cánh” mới, đó là giao diện Ribbon vốn đã quen thuộc từ thời Office 2007. Với người mới, Ribbon có vẻ rườm rà rắc rối nhưng một khi đã quen, Ribbon tiện lợi và đơn giản hơn nhiều. Một lần nữa, quan điểm thiết kế “Đi thẳng đến cái cần dùng” đã được Microsoft thể hiện.


(Hình 2 – Giao diện Ribbon của Windows Explorer trên Windows 8)

Về hiệu năng thi hành

Một cải tiến mình rất thích là tính năng Copy/Paste của Windows đã được nâng cấp. Nó đã được bổ sung tính năng Pause/Resume. Một tiện ích đã có rất lâu trên các sản phẩm của hãng thứ 3 nhưng bây giờ mới được Microsoft trang bị cho Windows 8.


(Hình 3 – Tính năng Copy/Paste trên Windows 8)

Vì là hệ điều hành dành cho đa nền tảng gồm cả máy tính bảng – thiết bị có cấu hình kém hơn nhiều so với PC hoặc laptop nên Windows 8 đã được thiết kế để có thể thực thi chương trình trơn tru trên các hệ thống có phần cứng hạn chế. Các ứng dụng từ giao diện Metro UI, khi chuyển sang ứng dụng khác, chương trình trước đó không tắt hẳn mà được chuyển về chế độ Suspend. Đây rõ ràng là một sự tiện lợi đối với người dùng máy tính bảng.


(Hình 4 – Các ứng dụng được Suspend khi chuyển sang ứng dụng khác)

Tính tức thời khi mở ứng dụng đã được quan tâm và thực sự tốc độ mở ứng dụng của Windows 8 rất ấn tượng. Trên cùng 1 cấu hình phần cứng của laptop Thinkpad T400, ứng dụng trên Windows 8 tải nhanh hơn Windows 7 rất nhiều. Mở nhạc và video gần như tức thời.

Lời kết
Một điều mình hy vọng, Windows 8 sẽ thật sự là bước đột phá của Microsoft. Thử tượng tượng sẽ thích thú biết bao nếu một phần mềm chạy trên điện thoại có thể chạy được trên PC, Laptop, Tablet và ngược lại. Với sự phổ biến và sự quen thuộc với Windows của người dùng. Một hệ điều hành có thể chạy trên mọi thiết bị như Windows 8 sẽ là một đối thủ đáng gờm trong tương lai.

Nguon: tinhte.vn
>> Xem thêm
/
Copyright © 2012-2015 Khoa học - Công nghệ
Đặt làm trang chủ Đặt làm trang chủ

Trang chủ | Quảng cáo | Liên hệ | RSS | Sitemap | Lên đầu trang