VNC - Lenovo hy vọng rằng các máy tính được sản xuất từ nhà máy đầu tiên của công ty đặt tại Mỹ sẽ thu hút nhiều người dùng hơn.
Nhà máy của Lenovo được đặt tại Whitsett, North Carolina và là cơ sở sản xuất đầu tiên của công ty tại đây với khoảng 115 lao động. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên của công ty thì hoạt động sản xuất có thể sẽ được mở rộng hơn nữa trong tương lai nhằm tạo thêm nhiều việc làm hơn nữa.
Ông Peter Hortensius, phó chủ tịch cấp cao của nhóm sản phẩm Lenovo, trong cuộc phỏng vấn tuần này cho rằng dây chuyền sản xuất ở Mỹ sẽ giúp Lenovo đáp ứng nhanh hơn các sản phẩm dành cho khách hàng.
Các sản phẩm laptop ThinkPad và tablet sẽ bắt đầu được sản xuất vào đầu năm tới, và với nhà máy mới, Lenovo hy vọng máy tính của hãng có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, một lượng các sản phẩm ban đầu của công ty như ThinkPad Tablet 2 có mặt vào tháng 10 này sẽ không được sản xuất tại đây.
Hiện tại các lô hàng máy tính Lenovo được sản xuất từ Trung Quốc chỉ tiếp cận khách hàng trong 10 ngày, thậm chí mất vài tuần, trong khi với nhà máy mới thời gian này chưa đến 1 tuần. Hiện Lenovo cũng có các nhà máy tại Nhật Bản, Brazil, Đức và Mexico.
Hortensius cho biết, với mác “Made in USA” sản xuất tại Bắc California sẽ giúp người mua thích thú hơn. Lenovo cũng có một trung tâm phân phối sản phẩm tại đây.
“Các thành phần được thực hiện và được vận chuyển từ các nước khác có thể làm tăng chi phí của sản phẩm. Thực tế thì chuỗi cung ứng sản phẩm của Lenovo xuất phát hầu hết là ở châu Á”, ông nói thêm.
Hiện tại Lenovo là nhà sản xuất máy tính lớn thứ 2 thế giới chỉ theo sau HP (theo số liệu IDC), nhưng theo Gartner thì hãng này là nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới. Sự hiện diện mạnh mẽ của Lenovo là thị trường châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu. Công ty này muốn đẩy mạnh phát triển ở Mỹ thông qua một kênh phân phối mở rộng trong những năm gần đây.
Lenovo cũng đang cố gắng để thích ứng với xu hướng từng khu vực khi sản xuất máy tính, chẳng hạn như Đức và Trung Quốc cần card đồ họa rời. Ngoài ra, dịch vụ điện toán đám mây cũng được công ty nêu ra để tăng sức hút cho các sản phẩm của hãng. Dịch vụ này kết nối với lịch, danh bạ và đồng bộ hóa nội dung ứng dụng của bất kỳ thiết bị Lenovo nào thông qua một giao diện trình duyệt.
Rõ ràng, với những gì mà Lenovo đã và đang làm cho thấy công ty đang có tham vọng lớn trên thị trường máy tính. Tham vọng của công ty chắc chắn sẽ không ngừng lại ở mục tiêu trở thành nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới hiện nay như theo số liệu của Gartner.
Loạt máy tính ThinkPad Tablet 2 thế hệ đầu sẽ không được gán mác “Made in USA”.
Nhà máy của Lenovo được đặt tại Whitsett, North Carolina và là cơ sở sản xuất đầu tiên của công ty tại đây với khoảng 115 lao động. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên của công ty thì hoạt động sản xuất có thể sẽ được mở rộng hơn nữa trong tương lai nhằm tạo thêm nhiều việc làm hơn nữa.
Ông Peter Hortensius, phó chủ tịch cấp cao của nhóm sản phẩm Lenovo, trong cuộc phỏng vấn tuần này cho rằng dây chuyền sản xuất ở Mỹ sẽ giúp Lenovo đáp ứng nhanh hơn các sản phẩm dành cho khách hàng.
Các sản phẩm laptop ThinkPad và tablet sẽ bắt đầu được sản xuất vào đầu năm tới, và với nhà máy mới, Lenovo hy vọng máy tính của hãng có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, một lượng các sản phẩm ban đầu của công ty như ThinkPad Tablet 2 có mặt vào tháng 10 này sẽ không được sản xuất tại đây.
Hiện tại các lô hàng máy tính Lenovo được sản xuất từ Trung Quốc chỉ tiếp cận khách hàng trong 10 ngày, thậm chí mất vài tuần, trong khi với nhà máy mới thời gian này chưa đến 1 tuần. Hiện Lenovo cũng có các nhà máy tại Nhật Bản, Brazil, Đức và Mexico.
Hortensius cho biết, với mác “Made in USA” sản xuất tại Bắc California sẽ giúp người mua thích thú hơn. Lenovo cũng có một trung tâm phân phối sản phẩm tại đây.
“Các thành phần được thực hiện và được vận chuyển từ các nước khác có thể làm tăng chi phí của sản phẩm. Thực tế thì chuỗi cung ứng sản phẩm của Lenovo xuất phát hầu hết là ở châu Á”, ông nói thêm.
Hiện tại Lenovo là nhà sản xuất máy tính lớn thứ 2 thế giới chỉ theo sau HP (theo số liệu IDC), nhưng theo Gartner thì hãng này là nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới. Sự hiện diện mạnh mẽ của Lenovo là thị trường châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu. Công ty này muốn đẩy mạnh phát triển ở Mỹ thông qua một kênh phân phối mở rộng trong những năm gần đây.
Lenovo cũng đang cố gắng để thích ứng với xu hướng từng khu vực khi sản xuất máy tính, chẳng hạn như Đức và Trung Quốc cần card đồ họa rời. Ngoài ra, dịch vụ điện toán đám mây cũng được công ty nêu ra để tăng sức hút cho các sản phẩm của hãng. Dịch vụ này kết nối với lịch, danh bạ và đồng bộ hóa nội dung ứng dụng của bất kỳ thiết bị Lenovo nào thông qua một giao diện trình duyệt.
Rõ ràng, với những gì mà Lenovo đã và đang làm cho thấy công ty đang có tham vọng lớn trên thị trường máy tính. Tham vọng của công ty chắc chắn sẽ không ngừng lại ở mục tiêu trở thành nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới hiện nay như theo số liệu của Gartner.
Theo Xã Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét