VNC - Amanda U. Ajuluchuku, một người phụ nữ đã đâm đơn kiện Google vì đã "giam giữ" cô bằng quảng cáo.
Một phụ nữ đã đăng ký một tài khoản Google Blogspot và khi Google hiện quảng cáo, người phụ nữ này đã cáo buộc Google vì cô ấy bị "giam cầm" bởi công ty này.
Thật ra, chúng ta mỗi ngày vẫn bị bao bọc bởi những sản phẩm của Google, như Chrome, Gmail, Google Search, và Blogspot cũng không là ngoại lệ. Đến nỗi chúng ta không hề dừng lại một chút để nghĩ, có phải mình đã bị lệ thuộc quá nhiều vào Google, gã khổng lồ đang quan sát mọi người từ trên đỉnh?
Chính là vì thái độ và hình ảnh mà Google xây dựng luôn có cái gì đó ấm áp và thân thuộc.
Tuy nhiên, Amanda U. Ajuluchuku không tin vào vẻ ngoài của Google. Người phụ nữ này đang nỗ lực thực hiện những hành động pháp lý để chứng minh sự công bình của mình.
Trường hợp của cô, được nộp tại Tòa án Quận Hoa Kỳ, chi nhánh Đông California , xảy ra khi cô đã đăng ký một tài khoản Blogspot. Cô viết blog về việc liệu cuộc hôn nhân của những người nổi tiếng là "Made in Heaven" hay "Made in Hell".
Google bị cáo buộc việc khuyến khích Ajuluchuku cho phép quảng cáo xuất hiện trên blog của mình. Những quảng cáo này sẽ mang lại tiền cho cô ấy cho mỗi nhấp chuột.
Tuy nhiên, Ajuluchuku cáo buộc Google sau đó đã chặn những quảng cáo "trong những nỗ lực tuyệt vọng để khiến cô nghèo". Hơn nữa, cô tin rằng Google muốn ngăn cô "rời NYC".
Cô cáo buộc Google đã phân biệt đối xử cô dựa trên những tiêu chí về "chủng tộc, màu da, và khuyết tật"
Khá là kì lạ khi trong trường hợp người phụ nữ này, cô ấy cảm thấy bị giam cầm bởi những ... quảng cáo.
Thực tế, quan tòa cũng cảm nhận được có cái gì đó lạ về Ajuluchuku. Cụ thể, cô ấy đã đâm đơn kiện hàng đống công ty trên thế giới.
Vào 2007, cô này nổi tiếng đến nỗi Forbes đã viết một bài về người phụ nữ ham kiện tụng này. Vào thời điểm đó, cô kiện Bank of America vì làm thất lạc tờ ngân phiếu 200$. Điều này, đã gây cho cô ấy những "cơn hoảng loạn và lo lắng, chóng mặt nghiêm trọng, nhức đầu và cảm lạnh" kéo dài.
Những điều đó có lẽ khá hợp lý. Nhưng, điều không hợp lý là cô ấy đòi số tiền bồi thường lên đến 5 tỷ đô. (Kết quả là bên B bồi thường cho bên A với số tiền 3000$ vì giải quyết chậm trễ).
Trong vụ kiện với Google, tòa án quận California hôm qua đã bác đơn của Ajuluchuku vì họ không tìm thấy cơ sở pháp lý nào cho nó.
Một ví dụ trong lý luận của tòa án là Ajuluchuku đã nộp đơn này như khiếu nại về quyền dân sự (việc làm) mà không có bằng chứng nào chỉ ra Google đã từng thuê cô.
Thật ra, Ajuluchuku có vẻ không có thù oán gì đặc biệt với Google, cô ấy còn đâm đơn kiện cả Apple. Cô tố Apple đã phân biệt cô bởi vì chiếc váy xanh của cô. Cô ấy bị cấm trên hệ thống Apple store vào ngày của Mẹ.
Ajuluchuku cáo buộc Apple đã lấy cắp bức ảnh của cô ấy trong bộ váy đó. Và cô ấy đã có một cuộc tranh luận nảy lửa với người quản lý cửa hàng về việc cô ấy có được quyền chụp hình của mình bằng các máy tính của cửa hàng hay không.
Khá ngạc nhiên là những vụ kiện này hoàn toàn do Ajuluchuku đại diện cho chính mình, cô ấy không hề nhờ đến luật sư. Cô ấy chỉ yêu cầu một lời xin lỗi từ phía Apple, và kèm theo số tiền bồi thường 10 triệu đô.
Một phụ nữ đã đăng ký một tài khoản Google Blogspot và khi Google hiện quảng cáo, người phụ nữ này đã cáo buộc Google vì cô ấy bị "giam cầm" bởi công ty này.
Thật ra, chúng ta mỗi ngày vẫn bị bao bọc bởi những sản phẩm của Google, như Chrome, Gmail, Google Search, và Blogspot cũng không là ngoại lệ. Đến nỗi chúng ta không hề dừng lại một chút để nghĩ, có phải mình đã bị lệ thuộc quá nhiều vào Google, gã khổng lồ đang quan sát mọi người từ trên đỉnh?
Chính là vì thái độ và hình ảnh mà Google xây dựng luôn có cái gì đó ấm áp và thân thuộc.
Tuy nhiên, Amanda U. Ajuluchuku không tin vào vẻ ngoài của Google. Người phụ nữ này đang nỗ lực thực hiện những hành động pháp lý để chứng minh sự công bình của mình.
Amanda U. Ajuluchuku kiện Google, một vụ kiện khá kì lạ.
Trường hợp của cô, được nộp tại Tòa án Quận Hoa Kỳ, chi nhánh Đông California , xảy ra khi cô đã đăng ký một tài khoản Blogspot. Cô viết blog về việc liệu cuộc hôn nhân của những người nổi tiếng là "Made in Heaven" hay "Made in Hell".
Google bị cáo buộc việc khuyến khích Ajuluchuku cho phép quảng cáo xuất hiện trên blog của mình. Những quảng cáo này sẽ mang lại tiền cho cô ấy cho mỗi nhấp chuột.
Tuy nhiên, Ajuluchuku cáo buộc Google sau đó đã chặn những quảng cáo "trong những nỗ lực tuyệt vọng để khiến cô nghèo". Hơn nữa, cô tin rằng Google muốn ngăn cô "rời NYC".
Cô cáo buộc Google đã phân biệt đối xử cô dựa trên những tiêu chí về "chủng tộc, màu da, và khuyết tật"
Khá là kì lạ khi trong trường hợp người phụ nữ này, cô ấy cảm thấy bị giam cầm bởi những ... quảng cáo.
Thực tế, quan tòa cũng cảm nhận được có cái gì đó lạ về Ajuluchuku. Cụ thể, cô ấy đã đâm đơn kiện hàng đống công ty trên thế giới.
Vào 2007, cô này nổi tiếng đến nỗi Forbes đã viết một bài về người phụ nữ ham kiện tụng này. Vào thời điểm đó, cô kiện Bank of America vì làm thất lạc tờ ngân phiếu 200$. Điều này, đã gây cho cô ấy những "cơn hoảng loạn và lo lắng, chóng mặt nghiêm trọng, nhức đầu và cảm lạnh" kéo dài.
Những điều đó có lẽ khá hợp lý. Nhưng, điều không hợp lý là cô ấy đòi số tiền bồi thường lên đến 5 tỷ đô. (Kết quả là bên B bồi thường cho bên A với số tiền 3000$ vì giải quyết chậm trễ).
Trong vụ kiện với Google, tòa án quận California hôm qua đã bác đơn của Ajuluchuku vì họ không tìm thấy cơ sở pháp lý nào cho nó.
Một ví dụ trong lý luận của tòa án là Ajuluchuku đã nộp đơn này như khiếu nại về quyền dân sự (việc làm) mà không có bằng chứng nào chỉ ra Google đã từng thuê cô.
Thật ra, Ajuluchuku có vẻ không có thù oán gì đặc biệt với Google, cô ấy còn đâm đơn kiện cả Apple. Cô tố Apple đã phân biệt cô bởi vì chiếc váy xanh của cô. Cô ấy bị cấm trên hệ thống Apple store vào ngày của Mẹ.
Ajuluchuku cáo buộc Apple đã lấy cắp bức ảnh của cô ấy trong bộ váy đó. Và cô ấy đã có một cuộc tranh luận nảy lửa với người quản lý cửa hàng về việc cô ấy có được quyền chụp hình của mình bằng các máy tính của cửa hàng hay không.
Có được sử dụng máy tại Apple store để chụp hình?
Khá ngạc nhiên là những vụ kiện này hoàn toàn do Ajuluchuku đại diện cho chính mình, cô ấy không hề nhờ đến luật sư. Cô ấy chỉ yêu cầu một lời xin lỗi từ phía Apple, và kèm theo số tiền bồi thường 10 triệu đô.
Tham khảo: CNE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét