vncongnghe - Những tin đồn mới nhất từ châu Á tiết lộ, gã khổng lồ phần mềm đang dự định tung ra một mẫu smartphone Windows Phones của riêng mình và sẽ bán đầu tiên tại Trung Quốc.
Tuy thị trường smartphone Trung Quốc đang bùng nổ, song sự cạnh tranh khốc liệt tại đây cùng với một hệ sinh thái các đối tác phần cứng cần phải xoa dịu sẽ khiến cho con đường của Microsoft không hề dễ đi.
Ngay từ khi Microsoft công bố thỏa thuận Windows Phone có tính cột mốc với Nokia, người ta đã ngay lập tức nghĩ ngay đến khả năng đại gia phần mềm đang ấp ủ kế hoạch tự sản xuất smartphone giống đối thủ Google. Hồi đầu tháng, dấu hiệu rõ ràng nhất về kịch bản này đã xuất hiện khi Wall Street Journal dẫn lời một số quan chức tại các nhà cung cấp linh kiện cho Microsoft, tiết lộ Microsoft đang test thử một smartphone như vậy.
Việc tablet Surface được công bố càng cho củng cố thêm phán đoán này, nhất là khi Tổng giám đốc Steve Ballmer cứ úp mở suốt rằng Microsoft “hiển nhiên sẽ chế tạo thêm nhiều phần cứng”.
Vậy tại sao lại là Trung Quốc chứ không phải sân nhà nước Mỹ?
Có thể nói, quốc gia đông dân nhất thế giới hiện là một chiến trường chủ chốt của các hãng smartphone. Khác với Mỹ, thị trường này vẫn đang tăng trưởng mãnh liệt khi tiêu thụ tới 27% tổng lượng smartphone xuất xưởng của cả thế giới, bỏ xa tỷ lệ 16% của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc và châu Á còn dẫn đầu về sản xuất smartphone trong nhiều năm (có lẽ vì vậy mà Microsoft test điện thoại mới với các đối tác châu Á trước).
Một smartphone cấu hình cao nhưng giá vừa phải gắn mác Microsoft có thể sẽ thành công tại Trung Quốc. Nhưng thành công hay không và đến đâu thì còn tùy thuộc vào cách Microsoft hợp tác cùng các hãng Trung Quốc để may đo một thiết bị dành riêng cho thị trường lục địa.
Trong quá khứ, Microsoft từng một lần phát hành smartphone thất bại (dòng máy Kin yểu mệnh) và lần thành công duy nhất trong lĩnh vực phần cứng của hãng cho tới nay vẫn chỉ có Xbox. Lần này, nếu áp dụng đúng chiến lược mà hãng đã dành cho tablet Surface, Microsoft có thể xóa được cái dớp đó. “Dù có nguy cơ tiềm ẩn nhưng Microsoft vẫn quyết tạo ra Surface. Tại sao lại không làm thế một lần nữa? Quan trọng là bạn hiện diện trong cuộc đua”, nhà phân tích Tony Cripps bình luận.
Tuy nhiên, Microsoft cũng phải rất thận trọng để không làm phật ý các đối tác smartphone khi tung ra dòng điện thoại riêng. Acer từng thể hiện thái độ rất thù địch sau khi Microsoft công bố Surface và Microsoft không thể cô lập mình với các đối tác Windows Phone được, nhất là khi nền tảng này không có vị thế độc tôn như Windows 8 trên máy tính.
Cũng có thể Microsoft chỉ chạy thử smartphone này để cho các đối tác thấy tầm nhìn của hãng đối với Windows Phone là như thế nào, chứ không phải một sản phẩm để bán ra. Hoặc giả Microsoft sẽ giữ smartphone này làm “kế hoạch B” trong trường hợp Nokia không thể thu hút được người dùng đến với Windows Phone 8.
Trong khi đó, Trung Quốc hiện là nước đón nhận smartphone cấu hình cao với giá thành rẻ hào hứng nhất thế giới. Phổ biến nhất là các smartphone lõi tứ với kích cỡ màn hình lớn. Chỉ trong vòng 6 tháng gấn đây, chúng ta đã chứng kiến màn ra mắt của Huawei Honor II (305 USD), Xiaomi 2 (310 USD), ZTE U950 (160 USD) và Meizu MX lõi tứ (380 USD).
ảnh minh họa
Tuy thị trường smartphone Trung Quốc đang bùng nổ, song sự cạnh tranh khốc liệt tại đây cùng với một hệ sinh thái các đối tác phần cứng cần phải xoa dịu sẽ khiến cho con đường của Microsoft không hề dễ đi.
Ngay từ khi Microsoft công bố thỏa thuận Windows Phone có tính cột mốc với Nokia, người ta đã ngay lập tức nghĩ ngay đến khả năng đại gia phần mềm đang ấp ủ kế hoạch tự sản xuất smartphone giống đối thủ Google. Hồi đầu tháng, dấu hiệu rõ ràng nhất về kịch bản này đã xuất hiện khi Wall Street Journal dẫn lời một số quan chức tại các nhà cung cấp linh kiện cho Microsoft, tiết lộ Microsoft đang test thử một smartphone như vậy.
Việc tablet Surface được công bố càng cho củng cố thêm phán đoán này, nhất là khi Tổng giám đốc Steve Ballmer cứ úp mở suốt rằng Microsoft “hiển nhiên sẽ chế tạo thêm nhiều phần cứng”.
Vậy tại sao lại là Trung Quốc chứ không phải sân nhà nước Mỹ?
Có thể nói, quốc gia đông dân nhất thế giới hiện là một chiến trường chủ chốt của các hãng smartphone. Khác với Mỹ, thị trường này vẫn đang tăng trưởng mãnh liệt khi tiêu thụ tới 27% tổng lượng smartphone xuất xưởng của cả thế giới, bỏ xa tỷ lệ 16% của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc và châu Á còn dẫn đầu về sản xuất smartphone trong nhiều năm (có lẽ vì vậy mà Microsoft test điện thoại mới với các đối tác châu Á trước).
Một smartphone cấu hình cao nhưng giá vừa phải gắn mác Microsoft có thể sẽ thành công tại Trung Quốc. Nhưng thành công hay không và đến đâu thì còn tùy thuộc vào cách Microsoft hợp tác cùng các hãng Trung Quốc để may đo một thiết bị dành riêng cho thị trường lục địa.
Trong quá khứ, Microsoft từng một lần phát hành smartphone thất bại (dòng máy Kin yểu mệnh) và lần thành công duy nhất trong lĩnh vực phần cứng của hãng cho tới nay vẫn chỉ có Xbox. Lần này, nếu áp dụng đúng chiến lược mà hãng đã dành cho tablet Surface, Microsoft có thể xóa được cái dớp đó. “Dù có nguy cơ tiềm ẩn nhưng Microsoft vẫn quyết tạo ra Surface. Tại sao lại không làm thế một lần nữa? Quan trọng là bạn hiện diện trong cuộc đua”, nhà phân tích Tony Cripps bình luận.
Tuy nhiên, Microsoft cũng phải rất thận trọng để không làm phật ý các đối tác smartphone khi tung ra dòng điện thoại riêng. Acer từng thể hiện thái độ rất thù địch sau khi Microsoft công bố Surface và Microsoft không thể cô lập mình với các đối tác Windows Phone được, nhất là khi nền tảng này không có vị thế độc tôn như Windows 8 trên máy tính.
Cũng có thể Microsoft chỉ chạy thử smartphone này để cho các đối tác thấy tầm nhìn của hãng đối với Windows Phone là như thế nào, chứ không phải một sản phẩm để bán ra. Hoặc giả Microsoft sẽ giữ smartphone này làm “kế hoạch B” trong trường hợp Nokia không thể thu hút được người dùng đến với Windows Phone 8.
Trong khi đó, Trung Quốc hiện là nước đón nhận smartphone cấu hình cao với giá thành rẻ hào hứng nhất thế giới. Phổ biến nhất là các smartphone lõi tứ với kích cỡ màn hình lớn. Chỉ trong vòng 6 tháng gấn đây, chúng ta đã chứng kiến màn ra mắt của Huawei Honor II (305 USD), Xiaomi 2 (310 USD), ZTE U950 (160 USD) và Meizu MX lõi tứ (380 USD).
Theo Xã Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét