vncongnghe - Năm 2013 sẽ chứng kiến nhiều sự sụp đổ của nhiều tên tuổi lớn và sự nổi lên của mô hình công-ty-5-người trong lĩnh vực công nghệ.
Roman Stanek, Tổng Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập GoodData chia sẻ trên tạp chí danh tiếng Forbes rằng 2013 sẽ là năm của đám mây. Công nghệ này sẽ lột xác nhiều hãng công nghệ và khiến cho nhiều gã khổng lồ phải lao đao, thậm chí là sụp đổ. Nó cũng sẽ khiến cho chúng ta phải định giá lại nhiều công ty tí hon mà trước giờ bạn chưa từng nghe nói đến. Cuối cùng, chính đám mây sẽ góp phần hồi sinh nền kinh tế thế giới.
Một gã khổng lồ sẽ biến mất
Không, Stanek không nói đến HP, nhưng đó có thể là Zynga, Dell, Best Buy, Nokia hay RIM, khi mà tất cả cái tên nói trên đều đang vật vã trong việc tìm kiếm nguồn thu mới. Vấn đề cốt yếu của các hãng này chính là quy mô và hạ tầng của điện toán đám mây đã cho phép các công ty tân binh hoạt động hiệu quả và cạnh tranh ra trò. Dell và Nokia còn có những vấn đề rất riêng phải đối mặt. Nếu như Dell đang cố gắng tìm kiếm một mô hình kinh doanh phù hợp trong kỷ nguyên hậu PC thì Nokia đang phải gửi trọn hy vọng của mình vào hệ điều hành Windows 8 của Microsoft.
Một công ty mới nổi với chưa đầy 5 nhân viên sẽ được thâu tóm với giá hơn 1 tỷ USD.
Việc Facebook mua lại Instagram đã cho thấy giá trị của một công ty càng ngày càng chẳng liên quan đến quy mô nhân viên của công ty đó. Chính điện toán đám mây và các dịch vụ như Amazon Web Service, đã giúp cho một nhóm nhỏ người vẫn có thể nhanh chóng xây dựng được các dịch vụ giá trị cao mà không phải tốn quá nhiều tiền cho cơ sở hạ tầng hoành tráng. Có thể ví von là những kẻ tí hon đã được “tiếp tay” để đứng trên vai những gã khổng lồ.
HP sẽ bị chia cắt thành hai nửa
Hãng máy tính từng lớn nhất thế giới này mắc phải quá nhiều sai lầm với nhà lãnh đạo tối cao thời gian qua, từ Mark Hurd cho đến Leo Apotheker. Vụ mua lại Autonomy của Apotheker hiện vẫn là một sai lầm bắt HP phải trả giá bằng một vụ kiện hàng tỷ USD. Nhiều chuyên gia dự đoán HP sẽ bị chia cắt thành hai nửa trong năm tới, với các mảng liên quan tới điện tử tiêu dùng sẽ bị một OEM châu Á mua lại, còn mảng doanh nghiệp sẽ do một công ty outsource Ấn Độ lớn thâu tóm.
Twitter sẽ trở thành một hãng truyền thông thực thụ và có quy mô toàn cầu
Mạng tiểu blog này đang từng bước chuyển mình từ một công cụ tán gẫu của giới trẻ thành ra một hãng truyền thông của thế kỷ 21.
Apple sẽ mất lợi thế về hệ sinh thái
Phương châm kinh doanh từ trước tới nay của Apple là luôn kiểm soát chặt các nhà phát triển ứng dụng thứ ba. Google thì lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác với thị trường Android và sự nổi lên của Android trong năm 2012 đã cho thấy chiến lược này đang phát huy tác dụng. Nhiều chuyên gia và bản thân Stanek tin rằng cuối cùng thì Apple sẽ là kẻ thua trong cuộc chiến này. Vấn đề chỉ là thua đến mức nào mà thôi.
Năng lượng sạch sẽ thành mỏ vàng mới
Mỹ sẽ trở thành một trong những nhà cung cấp năng lượng lớn nhất thế giới, thay vì là một trong những hãng tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Xu hướng này sẽ làm thay đổi bản chất của nền kinh tế Mỹ và mở ra những cơ hội khổng lồ cho bất cứ công ty công nghệ nào, miễn là giải pháp năng lượng của họ đủ rẻ và đủ sạch.
Một gã khổng lồ sẽ biến mất
Không, Stanek không nói đến HP, nhưng đó có thể là Zynga, Dell, Best Buy, Nokia hay RIM, khi mà tất cả cái tên nói trên đều đang vật vã trong việc tìm kiếm nguồn thu mới. Vấn đề cốt yếu của các hãng này chính là quy mô và hạ tầng của điện toán đám mây đã cho phép các công ty tân binh hoạt động hiệu quả và cạnh tranh ra trò. Dell và Nokia còn có những vấn đề rất riêng phải đối mặt. Nếu như Dell đang cố gắng tìm kiếm một mô hình kinh doanh phù hợp trong kỷ nguyên hậu PC thì Nokia đang phải gửi trọn hy vọng của mình vào hệ điều hành Windows 8 của Microsoft.
Một công ty mới nổi với chưa đầy 5 nhân viên sẽ được thâu tóm với giá hơn 1 tỷ USD.
Việc Facebook mua lại Instagram đã cho thấy giá trị của một công ty càng ngày càng chẳng liên quan đến quy mô nhân viên của công ty đó. Chính điện toán đám mây và các dịch vụ như Amazon Web Service, đã giúp cho một nhóm nhỏ người vẫn có thể nhanh chóng xây dựng được các dịch vụ giá trị cao mà không phải tốn quá nhiều tiền cho cơ sở hạ tầng hoành tráng. Có thể ví von là những kẻ tí hon đã được “tiếp tay” để đứng trên vai những gã khổng lồ.
HP sẽ bị chia cắt thành hai nửa
Hãng máy tính từng lớn nhất thế giới này mắc phải quá nhiều sai lầm với nhà lãnh đạo tối cao thời gian qua, từ Mark Hurd cho đến Leo Apotheker. Vụ mua lại Autonomy của Apotheker hiện vẫn là một sai lầm bắt HP phải trả giá bằng một vụ kiện hàng tỷ USD. Nhiều chuyên gia dự đoán HP sẽ bị chia cắt thành hai nửa trong năm tới, với các mảng liên quan tới điện tử tiêu dùng sẽ bị một OEM châu Á mua lại, còn mảng doanh nghiệp sẽ do một công ty outsource Ấn Độ lớn thâu tóm.
Twitter sẽ trở thành một hãng truyền thông thực thụ và có quy mô toàn cầu
Mạng tiểu blog này đang từng bước chuyển mình từ một công cụ tán gẫu của giới trẻ thành ra một hãng truyền thông của thế kỷ 21.
Apple sẽ mất lợi thế về hệ sinh thái
Phương châm kinh doanh từ trước tới nay của Apple là luôn kiểm soát chặt các nhà phát triển ứng dụng thứ ba. Google thì lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác với thị trường Android và sự nổi lên của Android trong năm 2012 đã cho thấy chiến lược này đang phát huy tác dụng. Nhiều chuyên gia và bản thân Stanek tin rằng cuối cùng thì Apple sẽ là kẻ thua trong cuộc chiến này. Vấn đề chỉ là thua đến mức nào mà thôi.
Năng lượng sạch sẽ thành mỏ vàng mới
Mỹ sẽ trở thành một trong những nhà cung cấp năng lượng lớn nhất thế giới, thay vì là một trong những hãng tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Xu hướng này sẽ làm thay đổi bản chất của nền kinh tế Mỹ và mở ra những cơ hội khổng lồ cho bất cứ công ty công nghệ nào, miễn là giải pháp năng lượng của họ đủ rẻ và đủ sạch.
Theo Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét