vncongnghe.com - Theo nguồn tin từ TechCrunch, Facebook đang thương thảo nhằm thâu tóm ứng dụng gửi tin nhắn trên thiết bị di động WhatsApp hiện có số lượng đông đảo người sử dụng.
Khởi nghiệp từ năm 2009 tại Hoa Kỳ, Công ty WhatsApp cung cấp một ứng dụng dành cho smartphone, tương thích đa nền tảng di động gồm Android, BlackBerry, iOS, Symbian và Windows Phone. Ứng dụng (app) WhatsApp thuộc nhóm tin nhắn sử dụng mạng dữ liệu (Wi-Fi, 3G), không dùng mạng viễn thông như tin nhắn SMS, MMS.
Điểm thu hút của WhatsApp là khả năng đính kèm các loại tập tin đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh hay video vào tin nhắn. Người dùng có thể chia sẻ vị trí địa lý hiện tại cho nhau, tán gẫu theo nhóm. Tất cả đều miễn phí, không bao gồm cả phí đăng ký dịch vụ hay quảng cáo gây phiền nhiễu. Người dùng chỉ cần kết nối Internet qua Wi-Fi.
Đối với Facebook, WhatsApp là "mỏ vàng tiềm năng" khi ứng dụng này hiện có 100 triệu người sử dụng mỗi ngày, hiện diện tại 250 quốc gia trên thế giới và tương thích nhiều dạng thiết bị hay nền tảng khác nhau. Theo công bố từ WhatsApp, tính đến tháng 10-2011 ứng dụng đã có 1 tỉ tin nhắn mỗi ngày.
Hiện Facebook có trình tin nhắn độc lập do chính mạng xã hội này xây dựng là Facebook Messenger. Tuy có mặt trên hầu hết các nền tảng di động hiện nay nhưng Facebook Messenger vẫn chưa thể sánh bằng WhatsApp.
Trong khi đó, ứng dụng tin nhắn tức thời Google Talk, Hangouts của Google ngày càng phổ biến do được tích hợp sẵn trên nền tảng Android. Thị trường tin nhắn di động ngày càng phình to hơn theo sự phát triển nhanh chóng của smartphone. Miếng bánh thị phần béo bở chưa khai thác hết.
Mối lo bảo mật dữ liệu với WhatsApp
Lỗi nguy hiểm cho dữ liệu người dùng WhatsApp được Tuổi Trẻ đăng tải trong bài viết "Ẩn họa từ ứng dụng nhắn tin miễn phí" (30-9-2012) vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn.
Dữ liệu trao đổi của người dùng khi gửi từ thiết bị di động thông qua WhatsApp đến máy chủ có thể bị đánh cắp cũng như giải mã dễ dàng, thậm chí chiếm dụng cả tài khoản nạn nhân.
Công bố mới nhất vào đầu tháng 12 của nhóm bảo mật Heise Security cho biết phiên bản mới nhất của WhatsApp vẫn có thể bị hacker khai thác, gửi / nhận tin nhắn từ tài khoản nạn nhân mà họ không hề hay biết. Nhóm này cho biết Công ty WhatsApp đã "rất chậm chạp" và "không tích cực" tiếp nhận cũng như xử lý lỗi nguy hiểm trên.
Hiện người dùng có thể tham khảo các ứng dụng tương tự cùng nhóm như Skype, Line hay Viber.
Giao diện ứng dụng tin nhắn tức thời Facebook Messenger (trái) và WhatsApp (phải) trên iPhone - Ảnh: CNET
Khởi nghiệp từ năm 2009 tại Hoa Kỳ, Công ty WhatsApp cung cấp một ứng dụng dành cho smartphone, tương thích đa nền tảng di động gồm Android, BlackBerry, iOS, Symbian và Windows Phone. Ứng dụng (app) WhatsApp thuộc nhóm tin nhắn sử dụng mạng dữ liệu (Wi-Fi, 3G), không dùng mạng viễn thông như tin nhắn SMS, MMS.
Điểm thu hút của WhatsApp là khả năng đính kèm các loại tập tin đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh hay video vào tin nhắn. Người dùng có thể chia sẻ vị trí địa lý hiện tại cho nhau, tán gẫu theo nhóm. Tất cả đều miễn phí, không bao gồm cả phí đăng ký dịch vụ hay quảng cáo gây phiền nhiễu. Người dùng chỉ cần kết nối Internet qua Wi-Fi.
Đối với Facebook, WhatsApp là "mỏ vàng tiềm năng" khi ứng dụng này hiện có 100 triệu người sử dụng mỗi ngày, hiện diện tại 250 quốc gia trên thế giới và tương thích nhiều dạng thiết bị hay nền tảng khác nhau. Theo công bố từ WhatsApp, tính đến tháng 10-2011 ứng dụng đã có 1 tỉ tin nhắn mỗi ngày.
Hiện Facebook có trình tin nhắn độc lập do chính mạng xã hội này xây dựng là Facebook Messenger. Tuy có mặt trên hầu hết các nền tảng di động hiện nay nhưng Facebook Messenger vẫn chưa thể sánh bằng WhatsApp.
Trong khi đó, ứng dụng tin nhắn tức thời Google Talk, Hangouts của Google ngày càng phổ biến do được tích hợp sẵn trên nền tảng Android. Thị trường tin nhắn di động ngày càng phình to hơn theo sự phát triển nhanh chóng của smartphone. Miếng bánh thị phần béo bở chưa khai thác hết.
Mối lo bảo mật dữ liệu với WhatsApp
Lỗi nguy hiểm cho dữ liệu người dùng WhatsApp được Tuổi Trẻ đăng tải trong bài viết "Ẩn họa từ ứng dụng nhắn tin miễn phí" (30-9-2012) vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn.
Dữ liệu trao đổi của người dùng khi gửi từ thiết bị di động thông qua WhatsApp đến máy chủ có thể bị đánh cắp cũng như giải mã dễ dàng, thậm chí chiếm dụng cả tài khoản nạn nhân.
Công bố mới nhất vào đầu tháng 12 của nhóm bảo mật Heise Security cho biết phiên bản mới nhất của WhatsApp vẫn có thể bị hacker khai thác, gửi / nhận tin nhắn từ tài khoản nạn nhân mà họ không hề hay biết. Nhóm này cho biết Công ty WhatsApp đã "rất chậm chạp" và "không tích cực" tiếp nhận cũng như xử lý lỗi nguy hiểm trên.
Hiện người dùng có thể tham khảo các ứng dụng tương tự cùng nhóm như Skype, Line hay Viber.
THANH TRỰC
Theo Tuổi Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét